PDA

View Full Version : Cuộc sống tình dục của những người có HIV



SuperAdmin
29-09-03, 05:57 PM
Cuộc sống tình dục của những người có HIV

Cũng giống như những người bình thường khác, nhu cầu tình dục của người nhiễm cũng song song tồn tại cùng với những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người như: nhu cầu được ăn, được ở và được mặc...

Kết quả xét nghiệm HIV dương tính có ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người bệnh và nhu cầu về tình dục cũng là một trong những yếu tố chịu sự ảnh hưởng đó. Trong khoảng thời gian đầu sau khi biết kết quả HIV dương tính, cùng với những cảm giác chán chường, mất niềm tin vào cuộc sống, phần lớn những người nhiễm HIV còn rơi vào trạng thái thờ ơ với cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ dần qua đi khi người đó lấy lại được sự cân bằng trong tâm lý và cuộc sống hiện tại của họ. Đó là bản năng sinh tồn của mỗi con người mà thượng đế đã ban cho. Mặc dù vậy, đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục bằng việc sử dụng Bao cao su là yếu tố bắt buộc đối với cuộc sống tình dục của người nhiễm nhằm tránh sự lây lan cho những người thân và cộng đồng.

mario
26-01-04, 08:59 PM
sinh hoạt tình dục là cần thiết với tất cả, không chỉ với người nhiễm HIV - AIDS,
nhưng an toàn là chuyện cần làm, an toàn cho người mình yêu, phải luôn nhận thức được điều này, phải luôn nhớ các biện pháp phòng ngừa cần thiết...

và quan trọng, người nhiễm HIV - AIDS nên suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi có quyết định sinh con, phần trăm trẻ sơ sinh có bố mẹ nhiễm HIV - AIDS xét nghiệm thấy dương tính là lớn.
Nếu như muốn có con, cần và phải có sự tư vấn đầy đủ của bác sỹ chuyên môn, để có những kiến thức và biện pháp thích hợp.

viettrevn
26-01-04, 09:25 PM
Sinh hoạt tình dục là hoạt động nhằm làm thoả mãn sinh lý đạt khoái cảm và tự nguyện .

Vậy đặt một câu hỏi khi biết trước bạn tình bị nhiễm HIV -AIDS thì có sẵn sàng quan hệ không dù đã có biện pháp phòng ngừa - hoặc quan hệ có đạt khoái cảm không?

heorung
29-09-04, 12:41 AM
NEVIRAPINE- thần dược dành cho trẻ nhiễm HIV
Reuters đưa tin, hôm thứ bảy (13-9), tạp chí khoa học Lancet (Mỹ) cho hay, một nghiên cứu mới đây đã xác nhận loại thuốc mới mang tên NEVIRAPINE ngăn ngừa sự lây truyền virus HIV từ mẹ sang con tỏ ra có hiệu quả hơn loại thuốc vẫn được dùng hiện nay: ZIDOVUDINE

heorung
29-09-04, 12:43 AM
Phương pháp ngăn ngừa lây HIV từ mẹ sang con
Một chế độ dùng thuốc đơn giản và không gây tốn kém có thể giúp ngăn chặn khả năng lây HIV từ mẹ sang con trong thời kì mang thai. Bất kì ai cũng biết, nếu người mẹ trong thời gian mang thai có dùng thuốc chống HIV thì có thể làm giảm nguy cơ truyền virus sang con.

chocomaro
05-10-04, 10:07 AM
Ngày xưa khi xem phim nói về HIV/AIDS, người ta thường vẽ lên hình ảnh người nhiễm HIV đơn độc. Ngoại lệ hơn một chút, người bệnh đó có người yêu hoặc vợ chồng, nhưng chuyện cũng chỉ dừng lại ở chia sẻ tâm lý; sinh lý coi như chấm dứt. Tôi vẫn cứ nghĩ vì sao những người nhiễm HIV không thể quan hệ tình dục chứ (mà rõ ràng các bác sĩ cũng khuyên không nên quan hệ tình dục). Nếu như người lành quan hệ với người nhiễm thì có nguy cơ bị lây bệnh từ người nhiễm; người lành sợ đã đành. Tại sao những người nhiễm không quan hệ với nhau được?
Thật ra có nhiều lý do để người nhiễm HIV không thể sống một cuộc sống tình dục bình thường như mọi người.

Với người nhiễm HIV, tâm lý biết mình rơi vào căn bệnh chưa có thuốc chữa khiến họ suy sụp và không muốn làm gì nữa. Đó là chưa kể đến những người bị người thân hắt hủi, chỉ còn dựa vào sự quan tâm của một vài cộng đồng và bạn bè. Sống một ngày không lo âu cũng là khó chứ nói chi đến chuyện tìm khoái lạc.

Lại nói đến chuyện họ có thể tìm được cân bằng trong cuộc sống, tìm lại được những yêu thương khác và có thể có một điểm tựa nào đó. Cũng có lúc họ sẽ có những khao khát được yêu thương và quan hệ như bình thường. Rõ ràng như viettrevn đã nói, liệu người không bệnh có cảm thấy "khoái cảm" khi quan hệ với cái giá treo cổ ở trên đầu không? Lưu ý rằng, nụ hôn sâu kiểu tình ái vẫn có thể lây nhiễm HIV nếu cả hai có bệnh về răng miệng, một vết loét nào đó gây chảy máu. Liệu họ có thể kiểm tra tất cả an toàn cho đến khi quyết định quan hệ? Xin thưa, mất cả hứng!

Nếu ai đó cũng từng nghĩ như tôi, rằng vì sao người nhiễm và người nhiễm không thể quan hệ với nhau, họ còn sợ gì nữa vì cả hai đều đã thế rồi. Câu trả lời chính là quan hệ tình dục giữa hai người nhiễm không tốt cho sức khỏe của họ. Thứ nhất, quan hệ tình dục là một hoạt động gắng sức, cần rất nhiều năng lượng. Nếu với lời khuyên của bác sĩ rằng người nhiễm nên làm những công việc nhẹ nhàng thì chuyện quan hệ tình dục nằm ngoài phạm vi "công việc" hàng ngày. Thế tiết chế thì sao? Lý do thứ hai của việc không quan hệ chính là lây nhiễm cho nhau. HIV hiện có 2 type chính (HIV 1 và HIV 2), ngoài ra còn có rất nhiều sub types. Trong đó có sub types gây khởi phát AIDS sớm, có nhóm gây khởi phát muộn (tạm gọi là tác dụng gây bệnh của các nhóm khác nhau). Việc quan hệ chính là trao đổi các nhóm này với nhau và đôi khi hợp nên một chủng kết hợp. Nói cách khác, người bệnh quan hệ thì virus cũng quan hệ. :P Ngoài ra, quan hệ tình dục thường tạo nên sang thương nhỏ ở cơ quan sinh dục. Lý do này cũng là điều khiến người nhiễm không nên quan hệ vì những sang thương đó chính là cửa ngỏ để các vi trùng khác xâm nhập vào cơ thể đã suy yếu về mặt miễn dịch của họ. Vì những lý do trên mà mối quan hệ giữa người nhiễm với nhau cũng không phải là điều dễ dàng.

Chuyện có con thì có rất nhiều lý do khiến những người nhiễm không nên có em bé. Nếu đã có con thì phải nuôi, nếu lỡ có thai thì đành sinh, nếu chưa có gì cả thì tốt nhất là không nên có. Ngoài lý do đứa bé có nguy cơ bị nhiễm HIV, có nguy cơ thành trẻ mồ côi còn việc nuôi đứa bé này rất tốn kém. Bé phải bú sữa bình thay cho sữa mẹ. Mé không được chủng ngừa vài thứ bệnh. Với các lý do đó, bé dễ mắc bệnh hơn các trẻ khác. Hơn nữa, phải thuê người chăm sóc bé vì người mẹ khó mà chăm sóc con chu toàn vì có các nguyên tắc để tránh mẹ lây bệnh cho bé và ngược lại. Cha mẹ lo chưa xong mà còn phải gánh thêm một đứa trẻ, đó là điều không hay.

Tóm lại, chuyện quan hệ tình dục của người nhiễm HIV không phải là cấm. Vấn đề chỉ là hạn chế và dĩ nhiên, cần có bao cao su để vừa ngăn cản các chủng HIV phối hợp với nhau, vừa phòng tránh thai và tránh các bệnh lây qua đường tình dục khác.

heorung
07-10-04, 11:43 AM
Nevirapin làm giảm lây truyền HIV khi sinh nhưng lại thúc đẩy kháng thuốc

Các nhà nghiên cứu Nam Phi khẳng định rằng, cái giá phải trả cho việc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con là tình trạng kháng lại thuốc điều trị. Trong nghiên cứu này, ít nhất 1/3 số phụ nữ đã có virus đột biến sau đẻ và 5% trong số họ có 3 đột biến.
Nghiên cứu gồm 623 bà mẹ nhiễm HIV được điều trị bằng một liều nevirapin 200mg trong vòng 72 giờ của cuộc đẻ. Con họ được dùng liều 1mg/kg trước khi ra viện. Độ tuổi trung bình người mẹ là 28 tuổi. Những phụ nữ đã truyền virus sang con có lượng virus cao và số tế bào CD4 thấp. Phân tích đa biến cho thấy lượng virus là một yếu tố quan trọng đối với lây truyền virus. Mổ đẻ không được coi như một yếu tố quan trọng nhưng dùng sữa bột sau sinh có lợi hơn là dùng sữa mẹ. Tỷ lệ lây truyền HIV trong nghiên cứu này là 8,6%, được xác định từ tuần thứ 4 - tuần thứ 10 sau sinh. 16% số bà mẹ mang virus kháng thuốc đã truyền HIV cho con, so với tỷ lệ này là 9% ở bà mẹ không kháng với nevirapin.
Đột biến thường gặp nhất trong nghiên cứu này là K103, có ở 21% số phụ nữ với 13% có đột biến Y181C. 5 phụ nữ đã có biến thể virus kháng thuốc lúc bắt đầu nghiên cứu và 3 người đã dùng nevirapin trước nghiên cứu. Một liều nevirapin có "hiệu quả chủ động" trong ngăn ngừa lây truyền HIV khi sinh, nhưng cần quan tâm đến chiến lược ngăn ngừa kháng thuốc bao gồm tránh dùng thuốc này đa liều và chỉ dùng thuốc cho trẻ nhũ nhi.

heorung
07-10-04, 11:58 AM
Một tuần điều trị cắt đứt lây truyền HIV từ mẹ sang con

Cho người mẹ và đứa con mới ra đời dùng thuốc cơ bản điều trị AIDS ngay trong vòng một tuần đầu sau đẻ có thể làm giảm hơn 3 lần nguy cơ truyền HIV từ mẹ sang con.
Một nghiên cứu được báo cáo tại Hội thảo lần thứ 6 về Retrovirus và các nhiễm khuẩn cơ hội cho biết trị liệu phối hợp AZT và 3TC, hai thuốc này đều do Glaxo Wellcome sản xuất, có tác dụng khá tốt trong việc ngăn ngừa người mẹ nhiễm HIV truyền virus sang con trong lúc đẻ hoặc nuôi con bú.
Từ lâu các bác sĩ đã biết rằng AZT có thể cắt đứt nguy cơ truyền bệnh ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên, việc điều trị thường kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi sinh, và thuốc khá đắt tiền khiến nó không thích hợp cho nhiều phụ nữ ở các nước nghèo.
Mặc dù trị liệu dài ngày tốt hơn, song tại hội thảo các nhà nghiên cứu cho rằng một tuần điều trị với liều tăng ít cũng có tác dụng.
Tiến sĩ Joseph Saba, một nghiên cứu viên của chương trình AIDS Liên HIệp Quốc, nói: "Thậm chí nếu chúng ta bắt đầu điều trị rất muộn trong thời kỳ mang thai, chúng ta vẫn có thể làm bệnh chuyển biến".
Nghiên cứu được tiến hành trên 1300 phụ nữ tại 5 vùng thành thị ở Nam Phi, Tanzania và Uganda.
Người ta cho rằng để việc điều trị thành công, thuốc cần được dùng ngay khi bắt đầu trở dạ và trong một tuần sau khi sinh cho cả mẹ lẫn con.
Galxo Wellcome, đã phối hợp AZT và 3TC trong viên Combivir, nói rằng họ sẽ hạ giá thuốc cho một tuần điều trị xuống dưới mức 50 đôla ở các nước đang phát triển, qua thương lượng của công ty với từng nước.
Việc lây nhiễm HIV trong thời kỳ sinh đẻ chiếm khoảng 600.000 ca nhiễm HIV mới trên toàn thế giới mỗi năm.

heorung
07-10-04, 12:01 PM
Phối hợp Thuốc mới làm giảm tỷ lệ nhiễm hiv từ mẹ sang con

Zidovudin (AZT), làm giảm rõ rệt tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ, nhưng phối hợp AZT với lamivudin (3TC) còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn.
Trong một nghiên cứu gồm những phụ nữ HIV dương tính được dùng liệu pháp phối hợp trong thời kỳ mang thai, đẻ và con của họ được điều trị ngay sau khi sinh, có chưa đến 2% số trẻ bị nhiễm HIV. Ngược lại, trong nhóm so sánh gồm những phụ nữ được điều trị AZT đơn thuần, tỷ lệ lây nhiễm gần 7%. Tuy nhiên, liệu pháp phối hợp có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ và gây kháng thuốc ở người mẹ có HIV dương tính. Trong số 452 trẻ ở nhóm phối hợp thuốc, 81 trẻ bị giảm bạch cầu trung tính và 68 trẻ bị thiếu máu. Ngoài ra, 6 tuần sau khi đẻ, khoảng 1/3 phụ nữ dùng liệu pháp phối hợp bị kháng lamivudin và tỷ lệ kháng thuốc tăng theo thời gian người phụ nữ được điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc, liệu pháp phối hợp AZT và lamivudin nên bắt đầu muộn ở thời kỳ mang thai và ngừng thuốc sớm sau khi đẻ. Phối hợp lamivudin và AZT có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV, nhưng vẫn cần xác định mối liên quan rõ rệt giữa lợi ích tăng và nguy cơ tăng và so sánh với các chiến lược phòng ngừa thay thế. Liệu pháp AZT dùng kèm với mổ đẻ đã giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống còn 1-2%, tương đương với những phụ nữ dùng liệu pháp phối hợp trong nghiên cứu này.
Kết quả dựa trên 2 nhóm phụ nữ có thai HIV dương tính. Nhóm nghiên cứu gồm 445 phụ nữ được dùng lamivudin và AZT từ tuần thứ 32 của thời kỳ thai nghén đến khi đẻ. Những đứa con của họ được dùng liệu pháp phối hợp trong 6 tuần. Nhóm so sánh gồm 899 phụ nữ được dùng AZT đơn thuần để ngăn ngừa lây truyền HIV. Mặc dù kết quả nghiên cứu đáng khích lệ, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về các tác dụng phụ và sự kháng thuốc của HIV. Những nghiên cứu sau này cần xác định xem nếu chỉ dùng liệu pháp phối hợp thuốc cho phụ nữ có thai và không dùng cho đứa con thì có giảm được sự lây truyền HIV trong khi giảm thiểu được các tác dụng phụ hay không.

DaNang_Chanh
08-10-04, 03:41 PM
Theo heorung thì đã có thuốc ngừa để virus HIV không lây từ mẹ sang con.Nhưng theo em nghĩ thì việc điều trị bằng thuốc có thể vượt quá khả năng kinh tế của khá nhiều gia đình.Vậy có nên sinh con khi bị nhiễm HIV không? Theo em thì không nên vì tiền thuốc đã ngốn một phần lớn tài chính của họ.Ta có thể đảm bảo sau này đứa trẻ sẽ sống ra sao nếu cha mẹ nó sẽ chết sau 5 hoặc 10 năm.Hay là đẩy chúng đến cảnh là một cô nhi không nơi nương tựa.Mà theo em được biết những cô nhi dù có được đưa vào các làng trẻ mồ côi thì chúng cũng không trách được mặc cảm tự ti.

heorung
08-10-04, 08:47 PM
Chanh nói vậy cũng đúng nhưng mà thực sự chi phí để điều trị dự phòng hiv từ mẹ sang con hông nhiều như Chanh nói đâu, vả lại cũng chính vì chỉ sống được 5 mười năm nữa nên đối với những người nhiễm hiv việc có con để nối dõi là rất quan trọng đo' bạn!

DaNang_Chanh
09-10-04, 03:36 PM
Í chời! Anh cỗ hủ quá à nghen.Thời đại gì rồi mà còn nối giỏi tông đường.Nhãm nhí quá chừng.Dzã lại như em đã nói đó chưa chắc được cuộc đời của những đứa trẻ sau này sẽ ra sao.Nếu lỡ chúng lang thang đầu đường xó chợ thì cũng dễ có nguy cơ nghiện ma tuy,bị lạm dụng tình dục,bị bán làm gái mại dâm.Mà những con đường đó dễ mắc ếch như chơi à.Nói chung là kô nên tí nào.

xuanyeuthuong
11-10-04, 02:03 PM
TO: Heorung, danang-chanh.

Việc có con để nói dõi thì hơi cổ lổ. Nhưng, những mong ước của những người chồng người vợ là được thực hiện thiên chức của mình như những ông bố bà mẹ khác là một mong muốn chính đáng. Nên khi có những biện pháp y học tiên tiến giúp ngăn ngừa tình trạng lây từ mẹ sang con. Thì quả là một tin vui cho những người trong cuộc. Nhưng có tin được những biện pháp ấy ko?
khi chưa dám chắc thì ko nên mạo hiểm. Vì khi ấy, liệu họ có cầm lòng khi hay tin con mình chưa chào đời mà đã định trước số mệnh ra sao.
Khi ấy nỗi đau sẽ tăng lên gấp bội. Thà ko biết thì hơn, biết rồi họ sẽ mang mặc cảm tội lỗi vì giết chết tương lai của chính con mình.
XUÂN BI QUAN, NHƯNG THÀ MÌNH PHÒNG TRƯỜNG HỢP XẤU NHẤT. HƠN ĐỄ NHỮNG BẤT TRẮC SẼ HỦY HOẠI MỘT SINH LINH NHỎ BÉ.

DaNang_Chanh
11-10-04, 03:00 PM
Em cũng thấy ý kiến của sis xuanyeuthuong hay lắm.Cần xem xét kĩ là có nên sinh chúng ra hay không?

heorung
12-10-04, 07:25 PM
Điều trị cho người mẹ mang thai nhiễm HIV


Khi một người phụ nữ nhiễm HIV dương tính mà muốn có con thì cần được điều trị để giảm tỉ lệ lây nhiễm HIV sang con. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống và điều trị HIV/AIDS thì bà mẹ nhiễm HIV khi mang thai được điều trị phòng ngừa thì tỷ lệ trẻ sinh ra nhiễm HIV sẽ ít hơn những người không được điều trị gì.

Nếu mẹ bị nhiễm virút HIV mang bầu, không được điều trị thì con sinh ra có khoảng 4/10 trường hợp sẽ bị nhiễm HIV. Nhưng nếu bà mẹ được điều trị theo đúng pháp đồ thì tỉ lệ con sinh bị nhiễm HIV chỉ còn từ 1-2/ 10 trường hợp.

Phương pháp điều trị dự phòng cho bà mẹ khi mang thai được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1: bắt đầu khi thai nhi được 26 tuần tuổi. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc AZT cho mẹ.

Giai đoạn 2: khi bà mẹ chuyển dạ đẻ sẽ được bác sẽ điều trị dự phòng một lần nữa.

Sau 18 tháng có thể xét nghiệm và biết chắc chắn rằng trẻ có bị nhiễm HIV hay không?

Bạn có thể tìm những thông tin về điều trị cho bà mẹ mang thai nhiễm HIV tại các trung tâm y tế, các văn phòng tư vấn về HIV/AIDS. Nếu muốn tìm hiểu về pháp đồ điều trị cũng như sự hướng dẫn cụ thể bạn có thể đến Khoa lây nhiễm - bệnh viên Đống Đa Hà Nội, và các bệnh viện lớn khác.

Châu Anh
Tâm sự bạn trẻ

xuanyeuthuong
13-10-04, 12:41 PM
XUÂN MONG PHƯƠNG PHÁP ĐÓ HIỆU QUẢ. CẢM ƠN THÔNG TIN CỦA HEORUNG.
CHÚC CÁC BÀ MẸ ĐÃ NHIỄM HIV SẼ TÌM THẤY NIỀM VUI CON TRẺ!

omo
04-08-09, 06:50 PM
Nếu chỉ có chồng nhiễm hiv mà vợ ko nhiễm thì có cách nào để sinh con mà đảm bảo con sau này sẽ không nhiễm hiv???Mọi người chỉ giáo dùm để còn lấy vợ :D thank;s