PDA

View Full Version : CHA Ơi, MẸ ƠI!



Universe
24-12-03, 02:01 PM
Người dân thị trấn Thắng (Hiệp Hòa, Bắc Giang) hầu như không có ai là không biết vụ án oan nghiệt này. Họ xót xa cho thân phận cơ nhỡ của 3 đứa trẻ mồ côi và bức xúc, bất bình với Toà Án, Việt Kiểm Sát sở tại, xét xử vụ án mới chỉ "đạt lý" mà chưa "thấu tình".

Dân phố Thắng kể rằng, anh Nguyễn Thanh Tuấn (Cha của 3 đứa trẻ Nguyễn Thị Tú Anh, Nguyễn Châu Anh và Nguyễn Chí Anh) rời quân ngũ về quê ở khu 3, thị trấn Thắng, Hiệp Hòa, Bắc Giang với tỉ lệ thương tật là 19%. Tuy chưa đủ tiêu chuẩn để hưởng chế độ đãi ngộ, nhưng anh Tuấn cứ đau ốm triền miên vì vết thương tái phát, vì những cơn sốt rét rừng cứ đeo bám dai dẳng. Năm 1995, chị Nguyễn Thị Nhì (vợ anh Tuấn) mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời, để lại cho anh 3 đứa con thơ. Vợ chết, con dại, cửa nả trong nhà, rồi đến cả đất cát sát đường lớn cũng đội nón theo vợ. Cuộc sống của bốn cha con anh Tuấn gặp vô vàn khó khăn thiếu thốn. Cực chẳng đã, anh Tuấn đã đến gặp Đặng Công Cường (là người chuyên môn bán xe máy) nói khó với anh Cường để được mua chịu một chiếc xe Trung Quốc với giá 16 triệu đồng để chạy xe ôm nuôi các con ăn học. Đăng Công Cường đồng ý bán chịu xe máy cho anh Tuấn với điều kiện anh phải viết giấy bán ngôi nhà đang ở tại khu 3, thị trấn Thắng cho Cường và sau 2 năm nếu anh Tuấn trả đủ cả tiền gốc và lãi là 27 triệu đồng cho Cường, thì Cường sẽ trả giấy bán nhà cho anh Tuấn. Biết là mua xe với giá đắt, lại phải kèm theo giấy bán nhà để đảm bảo sự thanh toán về sau, nhưng vì hoàn cảnh bức bách, anh Tuấn cũng đành phải nhận lời. Thế là để nhận được chiếc xe máy, ngày 9-3-2001, anh Tuấn đã phải viết giấy bán nhà cho Cường kèm theo giấy mượn nhà của Cường trong thời hạn 2 năm.

7 tháng sau, tai hoạ ập xuống. Ngày 6-10-2003, anh Tuấn đã qua đời trong một vụ tại nạn giao thông, để lại ba đứa con trẻ bơ vơ, đứa lớn nhất chưa đầy 16 tuổi. Không thể nào kể hết nỗi khổ của ba đứa trẻ thơ dại, đang tuổi ăn tuổi học, nay mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng nhờ sự thương yêu đùm bọc của bà con làng xóm và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, cuộc sống của ba chị em cũng đỡ phần long đong. Ngoài giờ học, chúng đi làm thuê, làm mướng để kiếm thêm lon gạo, mớ rau. Nỗi cùng quẫn tiếp tục bám theo ba đứa trẻ khi anh Đặng Công Cường xuất hiện và với giấy bán nhà kèm "sổ đỏ" trong tay. Vì không chạy đâu ra một khoản tiền lớn tới 27 triệu đồng để trả nợ như thoả thuận mà người cha quá cố đã ký với anh Cường, ba đứa trẻ bất hạnh thêm một lần bất hạnh nữa: bị anh Cường kiện ra toà đòi nhà. Đương nhiên với tờ giấy bán nhà mà anh Tuấn đã nhắm mắt ký kết trong lúc quẫn bách là cơ sở pháp lý để toà án ra phán quyết buộc các con anh Tuấn phải trao nhà.

Phấn quyết của Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa tuy đúng về mặt lý, nhưng đã gây bức xúc, bất bình trong dư luận nhân dân sở tại.

Chị Kiêm Thị Phương, chủ một quán bia trên đường 19-5, khu 3, thị trấn Thắng bức xúc nói: "Tôi hết sức bất bình khi nghe phán quyết của Tòa án huyện Hiệp Hòa. Đó là một bản án không công bằng. Người cha làm thì người cha phải chịu. Khi vay năm 2001 tiền gốc là 16 triệu đồng, đến nay lãi đẻ ra đến 27 triệu, thì anh chỉ có quyền đòi đến 27 triệu thôi, chứ tại sao lại có quyền lấy cả nhà, cả đất của người ta được. Bây giờ, cả xã hội đang vận động làm nhà tình nghĩa, tình thương cho những người có hoàn cảnh neo đơn, cơ nhỡ. Thế mà ở đây Tòa án lại lấy nhà của mấy đứa trẻ mồ côi giao cho một người có nhà cao cửa rộng".

Chị Phương kể: Từ ngày ông bố mất vì tai nạn giao thông, ba đứa trẻ bơ vơ đầu đường xó chợ. Nhiều hôm đói quá chúng phải ra đồng đi mót khoai về ăn trừ bữa thay cơm. Để nuôi các em ăn học, Tú Anh đã phải vay lãi để bán hàng hoa quả, nhưng mỗi tháng chỉ kiếm được hơn trăn ngàn đồng, vậy nên mấy chị em vẫn thiếu đói triền miên. Nghĩ thương quá, chị Phương đã gọi Tú Anh đến phục việc bán hàng cho chị. Theo giá cả ở phố Thắng, với công việc của Tú Anh, người ta chỉ trả cho 150.000 - 200.000 đồng một tháng là cùng, nhưng chị Phương đã trả cho Tú Anh tới 300.000 một tháng, hàng ngày lại còn cho Tú Anh gọi thàng em út Chí Anh đến quán ăn cơm cùng với gian đình chị.

Chị Phương ngậm ngùi gạt nước mắt: "Nhà em chỉ cần bớt đi vài miếng ăn cũng có thể cưu mang được các cháu. Nhưng em cứ bất bình rằng, cả cái huyện Hiệp Hòa chỉ có ông Cường là tham lam thế, còn các cấp chính quyền có đầy đủ quyền lực trong tay sao lại để xử một vụ án vô lý đến như vậy. Mất mẹ, mất cha, nay lại mất nhà, mấy đứa trẻ mồ côi sẽ chui rút vào đâu?".

Đến Việt kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa để phản ánh dư luận của dân và xin được tìm hiểu những khúc mắc của vụ án dân sự đòi quyền sở hữu nhà mà ba đứa trẻ mồ côi là bị đơn, thì cả Viện và Tòa đề từ chối trả lời những câu hỏi do chúng tôi đưa ra. Họ giải thích rằng: Làm việc thì phải có hồ sơ, mà hồ sơ vụ án đã chuyển hết lên tỉnh. Muốn hỏi gì xin lên tỉnh mà hỏi (?!).

Tại trụ sở UBNN thị trấn Thắng, ông Chủ tịch thị trấn Lê Huy Bình kể rằng: Đích thân ông cùng với Bí thư Đảng ủy Mật trận Tổ quốc và Hội Phụ nữa thị trấn Thắng đã đứng ra dàn xếp, hòa giải vụ án này mà chính anh Cường cũng đồng ý hòa giải với điều kiện các cháu phải trả cho anh Cường có 11 triệu đồng thôi, nhưng các cháu không lo nỗi, bản thân cô bác trong gia đình các cháu cũng không ai giúp được gì. Tới khi quán hạn giao tiền thì ông Cường lại kiên quyết đòi bằng đủ 27 triệu như là đã cam kết.

Người bảo vệ quyền lợi cho ba cháu mồi côi trong vụ án này là luật sư Đào Trung Kiên, được thuê từ Chi nhánh Hà Nội của Đoàn luật sư miền Bắc, đã không bảo vệ được gì cho các cháu, vậy mà vẫn thanh toán tiền công lên đến những 2 triệu đồng. Tôi thực sự kinh ngạc, không có tiền cho các cháu thì thôi lại còn ngửa tay nhận tiền của mấy đứa trẻ hoàn cảnh đến như thế!?

Đến đây, xin Bạn đọc hãy lắng nghe và thấu hiểu. Xin nới vòng tay lớn đến với các cháu mồ côi cơ nhỡ bằng tấm lòng ưu ái, rộng mở ... Xin hãy gạt bỏ sang một bên những lo toan, tính toán đời thường mà lặng im, lặng im lắng nghe tiếng kêu của ba đứa trẻ mồ côi: "Cha ơi, mẹ ơi! Tết này, chúng con biết ở đâu?".

Minh Tâm - Ngọc Quân