PDA

View Full Version : Thông tin khoa học lý thú



người ta
17-03-04, 11:50 PM
Trăng tròn trong bao lâu?

Mặt trăng chưa bao giờ tròn thực sự vì bị trái đất phủ bóng

TTO - Người ta cứ tưởng trăng tròn trong cả ngày rằm, nhưng trên thực tế, ta không bao giờ nhìn thấy mặt trăng tròn một cách chính xác.

Thời điểm trăng tròn thực sự, lúc phần bề mặt quay về trái đất của chị Hằng đưọc mặt trời thắp sáng hoàn toàn, là lúc mặt trăng nằm đối diện với mặt trời. Trong mỗi chu kỳ 29 ngày của mặt trăng, thời điểm này kéo dài chưa đến 1 phút.

Tuy nhiên, ngay thời điểm mặt trăng nằm đối diện hoàn toàn với mặt trời, nó vẫn bị trái đất phủ bóng một phần. Nếu lúc này cả mặt trời, mặt trăng và trái đất đều nằm thẳng hàng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ xảy ra.

Còn trong những tháng bình thường, ta sẽ luôn quan sát được những bóng đen phủ lên mặt trăng trong ngày rằm, và như thế trăng không bao giờ tròn 100% khi nhìn từ trái đất.


Theo Tuoitre

người ta
17-03-04, 11:56 PM
Phát hiện hành tinh mới thứ mười trong Thái Dương Hệ?

Spitzer vừa bổ sung vào gia đình Thái Dương hệ một hành tinh mới
TTO - Tiến sĩ Michael Brown ở viện Công nghệ California và các cộng sự đã phát hiện một thành viên mới của Thái dương hệ: Senda. Đây là hành tinh lớn nhất quay quanh mặt trời được tìm thấy kể từ khi phát hiện ra sao Diêm Vương vào năm 1930.

Senda do kính thiên văn Spitzer phát hiện. Kính thiên văn Hubble cũng có thể nhìm ra hành tinh mới này.

Senda ở một khu vực không gian xa tít ngoài rìa Thái dương hệ và được gọi theo tên của nữ thần đại dương Inuit. Hành tinh mới này có đường kính hơn 2.000 km và thậm chí nó có thể lớn hơn cả sao Diêm Vương có đường kính khoảng 2.250 km.

Theo tính toán ban đầu, Sedna cách Trái đất khoảng 10 tỷ km, trong một vùng không gian có tên Vành đai Kuiper. Vành đai Kuiper chứa khoảng 400 vật thể đã được khoa học xác định, hầu hết đều có kích thước nhỏ, cấu tạo bằng đá và băng. Tuy nhiên, vành đai này vẫn có một số vật thể lớn như Sedna, với kích thước ngang bằng hoặc lớn hơn Sao Diêm vương.

Sedna là hành tinh đầu tiên được phát hiện trong quỹ đạo thông thường, những người anh em của Senda như Quaoar và Varuna, đều di chuyển theo những quỹ đạo khác nhau.

Các chuyên gia về thiên văn học thuộc Đài quan sát Tenagra tại Arizona hiện đang xác định vị trí để xác định được quỹ đạo của Sedna.

Khám phá này sẽ lại làm dấy lên một cuộc tranh luận mới về định nghĩa thế nào là hành tinh vì một số người cho rằng Sao Diêm vương không phải là hành tinh thực thụ mà chỉ là một vật thể lớn nhất, trong hằng hà sa số những vật thể nhỏ bé bên rìa Thái dương hệ. Một số lại cho rằng Sao Diêm vương là một hành tinh, chính vì vậy cần phải coi Sedna là hành tinh thứ mười trong hệ Mặt trời.

Theo tuoitre

người ta
17-03-04, 11:57 PM
Chụp được một vật chuyển động bí ẩn trên Sao Hoả

TTO - Tàu tự hành "Opportunity" đã chụp được một vật chuyển động bí ẩn" trên Sao Hoả mà các nhà khoa học chưa thể giải thích. Trong một số bức ảnh mà tàu tự hành Opportunity chụp được từ điểm đỗ của nó tại Meridian Planum, các nhà khoa học đã nhận thấy một vật nhỏ chuyển động màu vàng, trông rất giống một chú thỏ có hai tai to vểnh đang chạy nhảy.


Vật thể lạ đã được thấy ở điểm này

Các nhà khoa học nói họ đã nhận thấy vật này ngay trong những bức ảnh đầu tiên, nhưng trong những ngày đầu của các robot đổ bộ xuống Sao Hoả, họ quá bận rộn nên không nghiên cứu kỹ. Sau đó, "chú thỏ" đã khiến nhiều chuyên gia Cơ quan quản lý hàng không và không gian Mỹ (NASA) và "Phòng thí nghiệm chuyển động phản ứng" (California) quan tâm. Điều càng làm mọi ngườii chú ý là "chú thỏ" rõ ràng đang di chuyển khắp bề mặt Sao Hoả. Phân tích các hình ảnh cho thấy vật thể này không lớn, chỉ dài khoảng 4-5cm. Nếu trọng lượng nó không nặng, nó dễ dàng được mang đi khắp bề mặt Sao Hoả bằng những cơn gió nhẹ mà không để lại dấu vết nào.

Chân dung "thỏ Sao Hoả" này đang gây phấn khích cho các nhà khoa học, những người đang cố giải thích hiện tượng này. Một thành viên của Phòng thí nghiệm chuyển động phản ứng Robert Manning cho rằng vật lạ này chẳng qua chỉ là "một mẩu vật liệu nhẹ từ thiết bị của chúng ta" , mà có thể đó là túi khí khi robot hạ cánh, hoặc là một loại rác có nguồn gốc con người. Tuy nhiên, nhiều người không hài lòng với giải thích này, và họ đưa ra hai giả thiết: hoặc NASA không có khả năng tìm ra giải thích, hoặc NASA đang cố che giấu thông tin gì đó!.

Theo tuoitre

người ta
18-03-04, 12:01 AM
Động đất diễn ra trên khắp bề mặt Mặt trăng


TTO - Mặt trăng có khuynh hướng động đất nhiều hơn so với bất cứ phân tích trước đây. Phân tích của các số liệu địa chấn đo được trong lúc tàu Apollo làm nhiệm vụ đã khám phá được 5 lần các cơn động đất sâu trong lòng mặt trăng có tên "deep moonquake" đã được xác nhận ở cơn đầu tiên.

Yosio Nakamura của Đại học Texas ở Austin đã xem xét theo cách khác các số liệu đo được bằng máy đo địa chấn phóng lên mặt trăng vào năm 1969-1972, trong thời gian tàu Apollo đi làm nhiệm vụ. Khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phân tích số liệu từ những thiết bị đo bằng tay, họ xác nhận được 1360 cơn "deep moonquake" từ 108 nguồn khác nhau.

Trong phân tích của mình, Nakamura đã loại bỏ những sự bất thường và nhiễu từ tín hiệu ghi âm gốc trước khi sử dụng máy tính để tìm các mẫu được gây ra bởi những cơn địa chấn. Ông phát hiện 7245 cơn địa chấn hình thành từ 165 nguồn khác nhau (theo Vật lý của trái đất và các hành tinh bên trong).

Các cơn địa chấn sâu xuất hiện đến 900km dưới bề mặt mặt trăng, ở nửa đường nhân (lõi trung tâm) của nó - và được gây ra bởi lực hút của trái đất. Nhưng ngay cả khi dựa trên những con số mới, mặt trăng cũng trải qua các họat động địa chấn ít hơn nhiều lần so với trái đất.

Theo Tuoitre