PDA

View Full Version : Cuộc chiến với AIDS



quanghuy09
19-03-04, 11:05 PM
http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images81160_namnhan.jpgChỉ là một trong hàng chục triệu nạn nhân AIDS.
Nếu cứ nhìn vào những thống kê về đại dịch AIDS được công bố trong tuần, dường như cuộc chiến chống đại dịch nguy hiểm này trên phạm vi toàn cầu đang nhanh chóng lấy lại ''sức mạnh''.

Trong thế giới hiện đại này, một cuộc chiến kéo dài 20 năm quả là lâu. Tuy nhiên, chẳng có gì ngạc nhiên khi kẻ thù của chúng ta lại khó bắt và có khả năng thâm nhập khủng khiếp như virus HIV - loại virus gây bệnh AIDS. Đã 2 thập niên trôi qua kể từ khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra cái gọi là ''nguyên nhân gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người''. Kể từ đó, AIDS đi nhanh từ ''tai hoạ'' đối với một nhóm nhỏ như đồng tình luyến ái hay những kẻ nghiện ma tuý tại những nước giàu có, sang ''sự đe doạ lớn nhất'' đối với sinh mạng và thịnh vượng tại thế giới đang phát triển.

Các nhóm triệu chứng

1. Nhóm triệu chứng chính:
- Sụt cân trên 10% cân nặng

- Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng

- Sốt kéo dài trên 1 tháng

2. Nhóm triệu chứng phụ:

- Ho dai dẳng trên 1 tháng

- Ban đỏ, ngứa da toàn thân

- Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes)

- Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại

- Nhiễm nấm tưa ở hầu, họng kéo dài hay tái phát

- Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên thân thể (không kể hạch bẹn) kéo dài hơn 3 tháng.

* Chẩn đoán AIDS: Khi có ít nhất 2 triệu chứng chính + 1 triệu chứng phụ, mà không do các nguyên nhân ngoài HIV như: ung thư, suy dinh dưỡng, thuốc ức chế miễn dịch...

Theo báo cáo của Chương trình phòng chống AIDS LHQ (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại khu vực Tiểu sa mạc Sahara đã có khoảng 3 triệu người bị thiệt mạng vì căn bệnh thế kỷ này trong năm nay. Báo cáo cho biết, đại dịch AIDS có thể bùng phát mạnh tại Đông Âu và Trung Á trong năm tới. Dự báo số người nhiễm HIV tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nga tăng mạnh phần lớn do việc truyền HIV qua sử dụng ma tuý và tình dục không an toàn.

Cho đến nay, châu Phi vẫn là tâm điểm của đại dịch. LHQ cảnh báo, đại dịch AIDS đã đạt đến mức tàn phá tại khu vực. Tại khu vực Nam Phi, nơi có số người bị bệnh AIDS cao nhất, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này tăng đột biến trong vòng vài năm tới.

Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV tại một số quốc gia như Rwanda và Ethiopia giảm mạnh. Ngoài đề cập tới diễn biến của AIDS, bản báo cáo của LHQ còn hoan nghênh những nỗ lực chính trị và các hoạt động quyên góp tài chính phục vụ cho công tác phòng chống AIDS

Cho dù đại dịch này tiếp tục ''làm nhỏ lệ'' châu Phi, châu Á và Mỹ La tinh, các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia y tế vẫn còn cái đề lạc quan vì cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ này đang đứng trước bước ngoặt quan trọng. Các chương trình phòng chống AIDS ngày càng được mở rộng và đồng bộ. Và, các nước trên thế giới đều có cam kết chính trị đảm bảo tăng ngân sách đáng kể cho các chiến dịch phòng chống AIDS, đặc biệt tìm ra phương pháp điều trị nhằm trao cho người nghèo mắc AIDS có hy vọng sống.

Nhưng rồi, hy vọng dường như bay biến khi Chương trình phòng chống AIDS của LHQ (UNAIDS) ra thông báo hàng năm cảnh báo, trên thế giới đang có tới 40 triệu người nhiễm HIV, trong đó 2,5 triệu nạn nhân là trẻ em. Chỉ tính riêng năm 2003 đã có tới 5 triệu người bị nhiễm mới. Cho dù, tổng số người mang virus HIV chững lại trong vài năm qua, song Trưởng UNAIDS Peter Piot vẫn cảnh báo sự tự thoả mãn với chính mình. Tuy nhiên, số người tử vong vì AIDS năm nay tăng mạnh lên tới 3 triệu người so với 2 triệu nạn nhân năm 1999.

Bất chấp những con số khủng khiếp trên, đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ đặc trách về AIDS tại châu Phi, ông Stephen Lewis cho biết, hiện ông lạc quan hơn rất nhiều so với vài năm trước đây. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo chính trị thế giới, đặc biệt tại các nước vùng Tiểu sa mạc Saharan không còn ''im hơi lặng tiếng'' như trong những năm 90. Không ít nguyên thủ quốc gia đã rất miệt mài và công khai thảo luận về phương thức xây dựng hệ thống chăm sóc ý tế quốc gia nhằm đối phó với AIDS cho dù nhiều kế hoạch cho đến nay vẫn chưa được chuyển thành hành động thực tiễn. Nhận thức của công chúng về tầm cỡ của vấn đề và nhu cầu hành động hiện có vẻ như đang đi đúng hướng.

Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh. Gồm:

1.Điều trị bằng thuốc:

- Thuốc chống virus: Có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm sự sinh sản của HIV và/hoặc không cho HIV xâm nhập vào các tế bào. Các thuốc như: AZT, ddI, ddC,...

- Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,...

- Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

2. Trị liệu bổ sung:

- Chế độ dinh dưỡng tốt, làm việc nghỉ ngơi điều độ

- Liệu pháp vitamin, liệu pháp vi lượng và châm cứu...

Lý do thứ hai để lạc quan là, hiện có nhiều tiền hơn cho công tác phòng chống AIDS. UNAIDS tuyên bố đã có khoảng 4,7 tỷ USD được chi cho các chương trình phòng chống AIDS tại những nước đang và kém phát triển trong năm nay, năm 1996 là 200 triệu USD. Quốc hội Mỹ có thể sẽ thông qua khoản ngân sách trị giá 2,4 tỷ USD viện trợ chống AIDS cho khoảng 14 nước châu Phi và Caribbe trong năm tới. Quỹ toàn cầu chống AIDS, Lao và Sốt rét được thành lập năm ngoái và đã cam kết tài trợ 2,1 tỷ USD cho các dự án tại hơn 120 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nhu cầu tài chính cho cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ này vẫn rất lớn. Dự tình, riêng trong năm 2005 cần khoảng 4,1 tỷ USD để mở rộng Quỹ toàn cầu. Theo báo cáo của UNAIDS, từ nay cho đến năm 2005, mõi năm thế giới cần tối thiểu 10 tỷ USD chỉ để kiểm soát bệnh AIDS.

Hiện tại, mới chỉ có khoảng 800.000 được tiếp cận với thuốc kiểm soát HIV, trong đó có tới 3/5 là các bệnh nhân ở các nước giàu và phần còn lại nằm ở các nước châu Mỹ Latin. Thực tế hiện nay cho thấy, những bệnh nhân nghèo hầu như chết mà không được điều trị bằng bất cứ loại thuốc đặc trị nào. Điều đơn giản, các loại thuốc đặc trị rất đắt. Thêm nữa, hầu hết đối tượng bệnh nhân nghèo đều sống tại các quốc gia đang phát triển, nơi thiếu trầm trọng nhân viên ý tế và hệ thống chăm sóc sức khoẻ yếu kém.

Tuy nhiên, những khó khăn trên dần dần đã được khắc phục. Kể từ năm 2000, giá thuốc đặc trị AIDS đã giảm từ 10.000 USD/1 bệnh nhân xuống còn 300 USD/1 bệnh nhân. Điều đó phần lớn nhờ vào sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty dược phầm. Các hãng dược phẩm đã có thực hiện giảm giá thuốc cho các nươc nghèo.

Mới đây, Chính phủ Ấn Độ cho biết đang lên kế hoạch cung cấp dược phẩm rẻ hơn cho các công dân nước này sau khi chấp thuận một hợp đồng với ba công ty dược phẩm Ấn Độ. Các công ty này đã cung cấp thuốc cho một số phần của Châu Phi và Caribe theo một dự án được cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đề xuất.

http://www.vnn.vn/dataimages/normal/images81178_thuoc.jpg
Thuốc chống AIDS vẫn còn rất đắt.
Bộ trưởng Y Tế Ấn Độ, Sushmal Swanraj cho biết bà đã yêu cầu ba công ty dược phẩm Ấn Độ giải trình vì sao họ đã không thể phân phối thuốc với giả rẻ cho chính những công dân cùng quốc tịch. Bà nói họ đã đáp ứng lại bằng lời hứa sẽ cung cấp thuốc thậm chí còn rẻ hơn cho những người Ấn Độ bị HIV dương tính để đổi lại một số lợi ích xuất khẩu nhất định.

Chính phủ Ấn Độ ý thức được rằng họ cần phải hành động cấp thời để ngăn chặn dịch bệnh lan tràn trong dân số hơn một tỷ của Ấn Độ. Các tổ chức quốc tế bao gồm LHQc đã cảnh báo, trừ khi tiến hành các các biện pháp quyết liệt vào lúc này, thì con số người bị nhiễm HIV tại Ấn Độ có thể lên đến chừng 20 triệu chỉ trong vòng 6 năm.

Tháng 8 vừa qua, các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tiến tới đồng thuận trong việc cấp giấy phép bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các nước không có khả năng sản xuất thuốc có thể nhập khẩu thuốc.

Gần đây, Chính phủ Nam Phi và Chính phủ Trung Quốc tuyên bố có thể cung cấp thuốc cho những ai có nhu cầu. Đó được coi là động thái tích cực, đặc biệt ở những nước vốn trước đây coi nhẹ cuộc ''khủng khoảng AIDS'' tại nước mình.

Đặc biệt, hôm nay 1/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phát động kế hoạch ''3-5'' - tức là đề ra mục tiêu phấn đấu sao cho có 3 triệu người được tiếp cận phương pháp chống virus retroviral cho đến năm 2005. Nếu đạt được mục tiêu này, WHO có thể sẽ tăng mục tiêu phần đấu lên 10 lần. Tuy nhiên, mục tiêu đó hoàn toàn không đơn giản. Ngoài ra, WHO cũng hy vọng tận dụng các vòng đàm phán để hỗ trợ các nước nghèo mua được các loại thuốc tốt và rẻ, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện hoá hệ thống chăm sóc y tế tại các quốc gia này.