PDA

View Full Version : Vùng tam giác buồn



vanda307
20-03-04, 10:46 AM
<span style='color:red'>Những nấm mồ quạnh hiu

Ở Hà Khẩu có một nấm mồ không bia mộ, không tên tuổi, xếp chồng lên đó chỉ vài hàng gạch. Ông Thịnh không nhớ nổi tên của thanh niên chết trẻ này: “Đây là trường hợp đau thương nhất mà tôi biết tương đối rõ. Anh ta khoảng 20 tuổi, chết sau hơn bốn năm nghiện”.

Theo người dân ở phường Giếng Đáy, đối tượng X trước trú ngụ tại phường cùng gia đình, nghiện ngập, trộm cắp phá phách tan nát gia đình nên bố mẹ X phải bán nhà về quê Nghệ An sinh sống “trốn” quí tử. X không về theo mà sống vật vờ tại Giếng Đáy ăn trộm, hút chích qua ngày. Công an phường động viên, vận động bà con mua cả vé ôtô cho X về quê với bố mẹ nhưng cậu không chịu; lên xe lại trốn xuống lại.

Rồi X chết. Bố mẹ, người thân chẳng hay. Thành phố phải bỏ tiền ra mua quan tài chôn cất. Đám ma không có nổi một vòng hoa trắng.

Chúng tôi trở lại nghĩa trang Đèo Sen chứng kiến những cảnh đau lòng khác: ở giữa thời bình, trên đỉnh núi, gần 100 nấm mồ được chôn san sát nhưng sơ sài, bên trên chỉ gắn mảnh bia sắt sơn đen chữ trắng, ghi ngày tháng năm sinh... Tất cả nạn nhân đều chết chưa quá tuổi 30. Ở góc dưới chân đồi, một ngôi mộ cỏ hoang mọc um tùm, trên cắm miếng sắt ghi một chữ “Biên” to.

Người chết trẻ tên “Biên”, không rõ ngày sinh tháng đẻ, quê quán. Chếch mộ này, sáu nấm mộ nhỏ như cái mẹt, trên không có bia, không bát hương; mấy chân hương cắm vung vãi cháy hết đã mốc khô tự thuở nào.

Ông Thông bùi ngùi: “Kinh phí cấp cho nạn nhân chết không tung tích có hạn. Nhiều lúc chúng tôi phải tự quàn xác, tự chôn vì người nhà không nhận”.

Với tổ quản trang Đèo Sen thì cảnh người chết vì HIV hay ma túy được đưa lên đèo bằng... xe công nông không có gì lạ: người tốt số thì may ra được một bà già làm bệnh viện ngồi cùng xe, rắc cho mấy đồng tiền giấy xuống đường. Có trường hợp người chết bị gia đình ruồng bỏ, đi chôn xác chỉ là đoàn thể, hàng xóm.

Ông Thông kể ra trường hợp thê thảm nhất, cả gia đình chết vì HIV: “Nhà còn một đứa con gái, bốn thằng con trai đều chết. Cả ông bố nữa là năm. Chúng tôi quen mặt bà vợ khi đi chôn xác con, xác chồng. Bà khóc ít bởi làm gì còn nước mắt nữa mà khóc. Cả nhà sống trên thuyền ở Sa Tô (phường Cao Xanh) không còn cái gì đáng giá nổi 10.000 đồng. Lần chôn thằng con cuối, bà mang xác ra bắt vạ: “Lấy đâu ra tiền nữa, các anh muốn làm gì thì làm&#33;”. Chúng tôi chôn hộ bà ấy...”.

<div align="right">Theo Tuổi Trẻ</div>

vanda307
22-03-04, 11:46 AM
Chút hi vọng...

Ngôi nhà bà Bùi Thị Thu (tổ 36, khu 5, P.Yết Kiêu) hoang lạnh hãi hùng khi chúng tôi đến thăm tối 12-3. Trên bàn thờ, ảnh người chồng treo ở giữa, bên trái là ảnh người con trai cả vừa mất hôm 9-2 âm lịch. Cạnh bên là giường nằm người con trai thứ hai tanh mùi phân và nước tiểu.

Anh là bệnh nhân HIV giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về. Bà Thu đang tận tình nâng con dậy: “Thèm gì không, mẹ mua?”. Người con thều thào: “Kh...ô...ô...ng... Mẹ để con ngồi... Châm con điếu thuốc...”. Anh tên Lê Việt Cường, sinh năm 1972, da thịt đã trắng bệch như tờ giấy, nặng còn khoảng 30kg.

Bà kể: “Nó trước đi lái tàu, bị bạn nghiện bỏ heroin vào thuốc ba số (555). Hút mãi thành nghiện. Tôi động viên nó lấy vợ cho bằng anh bằng em nhưng nó bảo đời con khổ rồi, không muốn vợ con khổ nữa. Mấy ngày nay đau nặng, hỏi nó có “dùng” (ma túy) không, nó bảo “không”. Nó bảo nó căm thù “thuốc” vì đã gây cho nó bệnh tật”. Bà Thu giấu nước mắt nói nhỏ với chúng tôi: “Chắc cũng chỉ được 10 ngày nữa, nó đi sớm cho đỡ khổ”.

Chúng tôi rời nhà bà Thu khi nhận được tin nghĩa trang Đèo Sen và Dốc Khế vừa có thêm hai đám tang vòng hoa trắng: một chết do tai nạn giao thông, một chết do ma túy. Buồn. Thương xót. Không biết mai đây rồi thế nào.

Anh Cường con bà Thu liệu còn sống được bao lâu? Anh Nam ở trại cai nghiện liệu có nhiễm HIV không; nếu cai được tháng bảy này về liệu anh có thể trở lại làm người tốt, làm chỗ dựa cho bà Thu, cho cháu Thúy; để làm tấm gương cho cả thế hệ thanh thiếu niên Hạ Long đã và đang cai nghiện noi theo? Dường như đó là hi vọng và là cách làm cuối cùng để ngăn chặn những đám tang vòng hoa trắng ở thành phố này.


Phó Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Ninh Bùi Đức Biên nói: “Cả xã hội biết chuyện thanh niên chết trẻ vì ma túy chứ chẳng riêng tôi. Chúng tôi đã tăng cường công tác đấu tranh để giảm tệ nạn này. Năm 2003 UBND tỉnh đã lập hẳn một chuyên đề chỉ đạo phòng chống ma túy nhưng tiến triển chậm; nguyên nhân do nhận thức các cấp, ngành chưa đầy đủ, trên chỉ đạo chưa tập trung, chưa đủ sức mạnh. Tỉnh cũng đã chấp thuận dành 0,5-1% ngân sách cho công tác này và phân bổ xuống bốn ngành cùng phối hợp (công an, thương binh xã hội, y tế, văn hóa) nhưng đến nay số tiền vẫn chưa được giải ngân”.

<div align="right">Theo Tuổi Trẻ</div>

tranquoctuan
23-03-04, 04:26 AM
troai,đọc bài này mới thấy quả thật căn bệnh thế kỷ dễ sợ thật ,nhưng theo tôi biết không phải chỉ quảng ninh thôi dâu mà còn hải phòng lạng sơn cũng không kém đâu,thật là đáng lo ngại cho thế hệ thanh niên việt nam.đâu chỉ đơn giản là vậy bít đâu họ còn lây cho nhiểu người khác nữa,khi họ chán đời,với số lượng như vậy thật kinh khủng.

tithuti
23-03-04, 05:59 AM
thật đau lo`ng khi đọc những câu chuyện trên đây. Tự hỏi ră`ng thế hệ tiếp theo của vu`ng na`y nói riêng va` cả nước nói chung rô`i vê` đâu? chúng ta phải la`m gi` va` đã la`m gi`?