PDA

View Full Version : đại dịch hiv đang tấn công trẻ đường phố



tranquoctuan
05-04-04, 09:27 AM
Chuyện bắt đầu từ cậu bé đánh giày ở "khu phố Tây" (Phạm Ngũ Lão, Q. 1, TP. HCM), tên là Bình "lì". Lý lịch tóm tắt như sau: không cha, mẹ lấy chồng khác, ở với ngoại. 9 tuổi, ngoại mất, đi bụi. Hai nǎm đầu đi móc bọc, bán báo; ba nǎm tiếp theo đánh giày; cuối cùng, 15 tuổi Bình bắt đầu sử dụng ma túy và đi khách Tây...

Khi cai nghiện tại Trung tâm Bình Triệu, kết quả thử máu của em là HlV dương tính. Đây là trường hợp tiêu biểu phát hiện nhiễm HlV của trẻ đường phố, nhưng không phải là duy nhất. Nói đến trẻ đường phố, người ta thường lo trẻ phạm pháp, bệnh truyền nhiễm từ cuộc sống hè phố... Song giờ đây. HlV theo sau ma túy và lạm dụng tình dục đang là nỗi lo lớn nhất. Theo chân các nhân viên công tác xã hội, chúng tôi đến các điểm nóng như khu Chợ Lớn, Phạm Ngũ Lão, Bưu Điện... tiếp cận với thế giới mang tên "Trẻ đường phố'.

Những đứa trẻ vô gia cư

Sinh ra chẳng ai muốn mình trở thành một đứa trẻ mang tên "trẻ đường phố", nhưng càng ngày, những đứa trẻ bị đẩy ra đường càng đông. Hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ gầy gò, da cháy nắng, mặt mũi lem luốc, nói nǎng cục càn. Khi thì ǎn xin, móc túi khi thì bán vé số, bán báo dạo... và đủ thứ nghề khác.

Mỗi đứa mỗi hoàn cảnh, nhưng hầu hết đều có lý lịch trích ngang đại loại: mồ côi không nơi nương tựa, cha mẹ ngược đãi đánh đập, bị lạm dụng tình dục hay nhà nghèo phải vào đời sớm...

Ngoài những đứa trẻ được đưa vào các mái ấm học hành, chǎm sóc, phần lớn cuộc sống của trẻ là ở công viên, vỉa hè. Đơn độc, không thân thích và thường xuyên tiếp xúc với các thành phần bất hảo như phạm pháp, nghiện hút...

Theo các nhân viên công tác tiếp cận với trẻ đường phố. phần lớn trẻ đường phố là nạn nhân của lạm dụng tình dục và ma túy.

Những nẻo đường đến với HIV

Trẻ rất nhạy cảm, chúng dễ dàng bị áp lực hoặc bị lôi kéo, dẫn dụ vào ma túy. Đôi khi chỉ cần một lời cổ vũ đại loại "Thằng N. nhát không dám chơi, mày anh hùng chơi cho nó biết!".

Có một công viên ở Quận 5 (TP. HCM) là nơi sinh hoạt của trẻ khu vực Chợ Lớn. Theo ước tính, khu vực này tập trung khoảng 40 trẻ, một phần ba là nữ. Hầu hết đều sử dụng ma túy: hút hít, hoặc tiêm chích. Có cả heroin lẫn á phiện đen. Số lần hút chích tùy vào tiền các em kiếm được, ít nhất là 2 cữ và nhiều là 4-5 cữ/ngày.

Sau nhiều ngày chúng tôi tiếp cận và trò chuyện với trẻ, nhiều em có mong muốn được xét nghiệm máu. Bốn em được đưa đi kiểm tra, sau khi đã tham nhất. Kết quả là bốn em đều HlV dương tính.

Qua thực tế có hai nguy cơ chủ yếu dẫn trẻ đến với HlV: bị lạm dụng tình dục và sử dụng ma túy. Nguy hiểm nhất vẫn là việc sử dụng ống tiêm chung bừa bãi. Chúng tôi gặp không ít trường hợp em đâu tiên chích lệch động mạch, máu chảy ướt cả tay. Ngay sau đó những giọt máu dính ống tiêm được chùi qua loa và các em lại chuyền nhau.

Một lý do phát tán đáng ngại khác là các em truyên bệnh cho nhau một cách vô thức. Trẻ có khuynh hướng ngủ tập thể, nơi các em ngủ là những ngôi nhà hoang, trong các hốc tối của mái hiên, công viên... Từ ngủ gần, gác lên nhau, ôm nhau và quan hệ tình dục là khó tránh khỏi...

Hơn ai hết, ý thức về bệnh và hoàn cảnh để vượt qua bệnh tật của trẻ đường phố rất hạn chế, nhưng nguy cơ nhiễm bệnh thì dễ dàng và khả nǎng lây lan lại rất nhanh chóng.

Những đứa trẻ đang sống chung với ma túy, với mại dâm, nhưng khái niệm về AlDS rất mù mờ. Đại loại "Tụi em đứa nào cũng bình thường, không thể bị sida được" hay "Thằng T. rất khỏe, chích chung với nó có sao đâu".

Những tuổi thơ đang chết

Để có tiền chơi ma túy, nhiều em dấn thân vào con đường phạm pháp. Đơn giản nhất là giới thiệu, môi giới thậm chí tham gia bán heroin. Theo các em cho biết thì chỉ cần bán được 2 - 3 tép mỗi lần là được chích hút miễn phí. Cứ như thế... một con đường không lối thoát. Phần lớn trẻ, khi biết mình nhiễm HlV thường suy sụp, tỏ ra bất cần và dễ hành động nông nổi. Bình "lì", từ ngày biết mình nhiễm HlV, cậu đã phản ứng như con thú dữ. Em trở nên hung bạo, chích nhiều hơn với lý lẽ "Chết là cùng". Sau đó, em đi khỏi khu phố Tây, nhưng về đâu thì không ai biết.

Làm sao để cứu các em?

Nhiều trẻ khi ý thức được khả nǎng nhiễm bệnh, đều mong muốn được cai nghiện. Nhưng cai thế nào khi chúng không có tiền để đến các trung tâm cai nghiện? Bởi không phải nhà mở, mái ấm nào cũng có điều kiện đưa tất cả các em đi thử máu, cai nghiện... Chưa kể còn rất thiếu khó khǎn trong công tác chǎm sóc đặc biệt cho trẻ bị phát hiện nhiễm HlV.

Hiện nay, ở một số nơi đã có những chương trình dành riêng cho trẻ nhiễm HlV, nhưng chỉ mới ở mức tự phát. Theo anh Lê Quang Nguyên, cán bộ chương trình trẻ đường phố của Hội Bảo Trợ trẻ em Thụy Điển: "Các mái ấm, nhà mở đã đối đầu với nhiều vấn đề từ chǎm lo sức khỏe, chuyện học hành, hướng nghiệp, giúp trẻ hồi gia... vốn dĩ đã gặp nhều khó khǎn. Giờ đây, nạn nghiện hút tràn lan, nhiễm HlV là một thách thức quá lớn, quá tầm tay."

Tấm lòng có thể thay đổi số phận

Tại mái ấm Ngọc Thảo, chúng tôi gặp Hoa, cô bé khá xinh, gương mặt bầu bĩnh, mắt to tròn, nhưng nước da tái xanh, đôi môi thâm sì. Khó có thể hình dung, Hoa có thâm niên "đứng đường" hơn 5 nǎm, bằng một phần ba cuộc đời em đã trải qua và là con nghiện nặng.

Mười tuổi bị cha dượng cưỡng hiếp, giận mẹ bênh chồng bỏ con, Hoa bỏ nhà đi bắt đầu cuộc sống đầu đường xó chợ... Ban đầu Hoa cũng sống tử tế. Em rửa chén, giúp việc nhà, phụ bán hàng... Nhưng rồi cô gái có nhan sắc như em đâu thoát khỏi những cái bẫy... Vậy là em làm gái nǎm 11 tuổi. Những lúc buồn chán, cô đơn em đã tìm đến ma tuý.

Hoa tâm sự: "Nếu không có thầy cô ở mái ấm đùm bọc, yêu thương... em đã quay về đường cũ và để trả thù đời".

Giờ đây, em đang tham gia nhóm công tác đồng đẳng với ước nguyện: "Làm sao để các bạn trong cảnh ngộ đừng nhiễm bệnh như em".

Làm ngơ trước các em là có tội

Lẽ ra phải được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân, những dứa trẻ đường phố đang đứng trước nguy cơ lại bị đẩy vào vòng tay lạnh lẽo của thần chết. Các em sẽ chống chọi ra sao, khi mà tuổi thơ khốn khó chưa qua?

Làm sao để cứu các em? Câu hỏi này không chỉ của riêng các mái ấm, nhà mở... Nói như chị Ngọc Phát, giáo dục viên đường phố của mái ấm Tre xanh: "Các em chỉ là nạn nhân. Chúng ta làm ngơ trước số phận các em là có tội!

chitcon289
06-04-04, 01:37 AM
Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ ấy. Có lẽ chúng nghĩ rằng cuộc đời thật quá bất công và đày đọa chúng. Rồi chúng sẽ làm gì đây khi cuộc đời cứ bị vùi dập như thế???