PDA

View Full Version : nói không với ma matuy



tithuti
05-04-04, 01:41 PM
Chị Duy Chúc. Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Hạ Đình (Q. Thanh Xuân), trong một lần phối hợp với các lực lượng tham gia vây bắt một nhóm thanh niên hút chích ma túy đã bị người thân của số trẻ hư này kéo đến trước nhà quậy phá. Suốt mấy ngày đêm, cửa kính cửa chớp nhà chị bị những viên đá tảng ném vỡ tan.

Họ đã hiểu ra và nhờ Hội Phụ nữ giúp đỡ

Chị kể: "Ban đầu, có những đối tượng nghiện hút, gia đinh có chồng, con, em nghiện hút, cứ chối đây đẩy. Nhưng khi được vận động, được giúp đỡ, họ đã hiểu ra. Từ đó, dù là việc nhỏ nhất trong gia đình, họ đều tìm đến chúng tôi, nhờ giúp đỡ".

Các chị em khác còn kể chuyện chị Chúc đã bỏ tiền túi cho một cháu sau cai nghiện có điều kiện xin việc làm, ổn định cuộc sống. Trong cuốn nhật ký công tác của chị có một danh sách dày những người nghiện. Khá nhiều tên tuổi các cháu D., cháu T., cháu H sau hai đợt, ba đợt (mỗi đợt từ 3 - 6 tháng) kiểm tra nước tiểu, vẫn giữ nguyên kết quả âm tính.

Trước khi chúng tôi xuống Hạ Đình, chị Kim Thúy, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Xuân, bật mí: "Trong số đó có cả con một hội viên của chúng tôi. Hội Phụ nữ phường Hạ Đình đã giới thiệu cháu đi làm, giờ ổn định và tốt lắm".

Chúng tôi đi và quan sát, hiểu hơn và càng thêm cảm phục các chị. Tôi biết, cả những khó khǎn lẫn thành công đáng tự hào, nếu không hỏi, các chị chẳng bao giờ tự kể.

Người dứt nghiện giúp người khác cai nghiện

Đến các phường hội phụ nữ khắp các quận, huyện, phường xã của thủ đô, chúng tôi còn được nghe, được biết những điển hình trong phong trào này. Bằng tình cảm và những việc làm để người đời cảm động, các chị còn cảm hóa người nghiện bằng chính sự tham gia của những người từng mắc nghiện. Sau khi cai nghiện tại nhà thành công, hàng ngày, D. ở cụm I. phường KĐ (Q. Thanh Xuân) lên CG (Q. Cầu Giấy) "trông trẻ". Bẵng đi hơn một tháng, phường CG có thư khen, cảm ơn phường hội phụ nữ KĐ, mọi người mới vỡ lẽ: D. lên CG giúp bạn cai nghiện. Giờ cả hai đa được Hội Phụ nữ phường KĐ giới thiệu vào làm tại xí nghiệp chân tay giả của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội.

Xác định rõ đối tượng và mục tiêu

Có những trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà hàng karaoke tập trung các tụ điểm buôn bán, tổ chức hút chích ma túy từ nhiều nǎm. ở Hà Nội chẳng ai lạ gì các địa danh "khét tiếng" như ngõ Yên Thái, ngõ Tam Thương, phố Đào Duy Từ, phố Tạ Hiển... (Q. Hoàn Kiếm) ngõ Vǎn Chương, ngõ Vǎn Hương, Thổ Quan... (Q. Đống Đa) v.v... Trong đó, các trường tiểu học và trung học đang là nơi tập trung các đâu mối, các điểm thu hút con buôn ma túy tụ về, dưới nhiều hình thức. Bởi những kẻ rắc "cái chết trắng" nhận thức rằng: Đối tượng học sinh, sinh viên là ngon ǎn nhất, dễ dàng đánh gục, do các em còn non nớt về nhận thức và tuổi đời.

Phát hiện một... nồi riêu cua có ma tuý

Một cán bộ phụ nữ phường QH (Q. Cầu Giấy) kể chi tiết một vụ mà các chị đã cùng công an, y tế và chính quyền địa phương "phá án": Đó là bà hàng bún riêu cua trước cổng trường trung học QH. Dư luận cha mẹ học sinh phản ánh là trước khi vào học con em họ nhất định đòi ǎn riêu cua, mà phải là bún riêu cua của bà ấy. Các hàng khác có ngon và rẻ mấy, các em cũng không ǎn. Hội phụ nữ phường tiên phong bí mật vào cuộc. Các chị mua bún riêu của bà "nổi tiếng" nọ và gửi chất riêu cua đi xét nghiệm.

Bị bắt, bà hàng bún riêu cua nhǎn nhó kêu oan. Nhưng chứng cứ đã buộc bà ta thú nhận hành vi cho chất gây nghiện vào nồi riêu. Kết cục diễn ra tương tự với bà bán bánh rán trước cổng trường trung học LTK và một số hàng thuốc lá, nước sấu muối... ở một số trường học khác.

tithuti
05-04-04, 01:45 PM
Người có công xin không nêu gương

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được nêu gương các chị có thành tích xuất sắc trên mặt trận phòng chống ma túy, cai nghiện tại nhà, ai cũng chối đây đẩy với lý do có nhiều người khác hơn mình. Còn một lý do tế nhị là các chị ngại những kẻ xấu tư thù cá nhân.

Về phía các gia đình có người mắc nghiện hoặc những người đã từng nghiện, giờ cai dứt điểm, công ǎn việc làm ổn định rồi, vậy mà xin viết tên, địa chỉ và chụp ảnh họ cũng thật khó. Duy chỉ có "kinh nghiệm" cai nghiện tại nhà thì họ không giấu. Ấy là điều duy nhất những người đã thoát khỏi vòng kiềm tỏa của "nàng tiên nâu" đồng ý "phổ biến".

Những cực hình mà các con nghiện tự nguyện áp dụng thật kinh khủng. Anh H. C. H. ở Thụy Khuê (Q. Tây Hồ), trước khi biết mình sắp lên cơn, đã dặn vợ và con dùng xích loại lớn, xích cả chân tay anh lại "Nếu lý trí không thắng được, mình cũng không thể dứt đứt sợi xích", anh giải thích.

Cháu P. A. T. ở Từ Liêm lại có "sáng kiến" treo mình lên xà nhà bằng một chiếc ròng rọc. Khi lên cơn, cháu tự cắt bằng cách quay đảo chân và đầu lên xuống thoải mái. Do vận động, mồ hôi túa ra. Thế là cắt cơn!

Cai nghiện bằng "khổ nhục kế"

Ông N. V. S. ở Thanh Trì, lại khác hơn một chút, ông đã hơn 60 tuổi, gầy yếu, lại nghiện tới gần 10 nǎm. Lần này, vợ con xúm vào động viên, vừa tình cảm vừa cương quyết. Mỗi lần lên cơn, ông lại được xích vào chiếc bàn sắt, trên có cái ê-tô to tướng, nặng vài chục ký (Vậy mà ông từng hất đổ cả bàn lẫn ê-tô!).

Khi chúng tôi tới thǎm theo sự giới thiệu của hội phụ nữ huyện, thấy ông hiền từ ngồi ǎn cơm giữa vợ và các con. Ông bảo: "Tôi già mà dại, may các con chẳng đứa nào theo tôi, chứ không thì làm gì còn cảnh đầm ấm hôm nay". Ông vừa nhận chân bảo vệ cho một công ty TNHH chuyên kinh doanh bao bì xuất khẩu, mỗi tháng cũng được 300.000 đồng tiền lương...

Niềm vui ánh lên trong mặt những thành viên gia đình ông. Âu đó cũng là niềm vui lớn nhất, không chỉ của người thân, mà còn của chị em trong hội và chính quyền đã hỗ trợ, động viên thường xuyên, kịp thời vợ và các con ông.

Khó khǎn về thủ tục hành chính và kinh phí

Những kết quả mà phong trào Phòng chống ma túy từ gia đình do Thành hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát động là điều rất đáng biểu dương và ghi nhận. Mô hình này khá hiệu quả và có thể nhân rộng ra các tỉnh thành khác. Tuy nhiên những khó khǎn còn tồn đọng đã và đang gây trở ngại không nhỏ cho công tác cai nghiện, phòng chống ma túy từ gia mình.

Thủ tục cho người cai nghiện vào các trung tâm còn khó khǎn. Nhiều trường hợp, từ khi làm hồ sơ thủ tục, hàng nǎm sau vẫn thấy phất phơ ở nhà.

Giá một que thử nước tiểu cho học sinh tới 30.000 đông. Nhiều nhà không dám thử cho con, vì tiền thử ngốn một phần mấy tháng lương của cha mẹ. Chờ bệnh nặng mới phát hiện thì quá muộn.

Trong muôn vàn khó khǎn mà các cấp hội Phụ nữ đang phải đối đầu, có vấn đề kinh phí hoạt động. Đơn cử như ở quận Thanh Xuân, kinh phí được thành phố cấp cho ban chỉ đạo quận. Quận phân bổ cho Hội Phụ nữ khoảng 6 triệu đồng 1999). Ở cấp phường còn buồn hơn, Hội Phụ nữ chỉ có từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/nǎm. Với số tiền ít ỏi này, các chị chỉ dám dè xẻn mua cân đường, hộp sữa thǎm hỏi những gia đình có con em đã cai thành công, giúp số vốn nhỏ vài chục ngàn đồng cho gia đình hội viên có chồng con nghiện hút đủ lập gánh rau chạy chợ.

Không mấy ngạc nhiên khi các ngành, các cơ quan, đoàn thể khác đùa vui gọi các chị hoạt động hội phụ nữ là "những người vác tù và hàng tổng". Nhưng dù sao, niềm vui do các chị nhân lên trong mỗi gia đình có người thân từ bỏ nghiện hút, là hạnh phúc lớn lao lắm. Niềm vui ấy không dễ có được, từ ánh mắt tin yêu của người dân mỗi khi các chị đến với họ