PDA

View Full Version : hiv/adis cuộc chiến cam go



tithuti
05-04-04, 02:05 PM
Tại buồng bệnh, BS. Trần Quốc Tuấn - Chủ nhiệm Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) vừa thǎm khám cho bệnh nhân, vừa tiếp tôi: "Nhà báo đến thật đúng lúc. Như chị thấy đó, bệnh nhân AIDS phải nằm ghép đôi, thuốc men thì khan hiếm, bản thân người nhà cũng như bệnh nhân hoàn cảnh gia đình khó khǎn, kinh tế kiệt quệ...Tất cả đều phó mặc cho bệnh viện nhưng chúng tôi... vẫn phải làm tất cả những gì có thể". Vâng, phải tận mắt chứng kiến những con người thân hình tiều tuỵ, chỉ còn da bọc xương, mụn nhọt đầy thân... trên những tấm ga trắng muốt ấy, có lẽ không chỉ mình tôi mà tất cả chúng ta phải thừa nhận: các y bác sĩ - những người trực tiếp chǎm sóc bệnh nhân AIDS thật nhân hậu và dũng cảm...

Thực trạng công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV- AIDS

Từ những con số...

Cuối nǎm 1996 đầu nǎm 1997, trước tình hình bệnh nhân HIV/AIDS gia tǎng, Sở y tế Hà Nội đã quyết định cho Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa triển khai đơn nguyên nhận điều trị cho tất cả các bệnh nhân AIDS không nơi nương tựa trên địa bàn Tp.Hà Nội kể cả những trường hợp vượt quá khả nǎng điều trị được các tuyến quận, huyện chuyển lên. Đến nay, theo số liệu thống kê của khoa hàng nǎm, thì: nǎm 1997 mới chỉ có 7 bệnh nhân HIV/AIDS điều trị nội trú, nǎm 1998 là 23 trường hợp, nǎm 1999 là 53 trường hợp, nǎm 2000 là 63 trường hợp và riêng 6 tháng đầu nǎm đã có tới 39 trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS đến điều trị nội trú; trong khi cả khoa hiện chỉ có 12 giường dành cho điều trị bệnh nhân HIV/AIDS.

Tuyến huyện khó khǎn là vậy, nhưng đến Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới - tuyến trung ương về quản lý và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS, tôi lại được TS.Nguyễn Đức Hiền cho biết thêm: "Từ đầu nǎm đến nay, Viện đã nhận điều trị khoảng 100 trường hợp bệnh nhân HIV/AIDS, đấy là chưa kể hàng trǎm bệnh nhân đang được điều trị tại các trung tâm y tế, các khoa truyền nhiễm ở tất cả các bệnh viện của 61 tỉnh, thành phố không có điều kiện về Viện điều trị. Số bệnh nhân nǎm sau thường cao gấp đôi nǎm trước, nhưng số giường bệnh dành cho điều trị cũng như kinh phí, phụ cấp gần như vẫn "dậm" chân tại chỗ."

Được biết, Tp.Hà Nội hiện có 12 trung tâm y tế huyện và 6 bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở y tế Hà Nội tham gia hoạt động điều trị các bệnh truyền nhiễm nói chung(trong đó có cả điều trị bệnh nhân HIV/AIDS) hiện cũng đang phải đương đầu với tình trạng "quá tải"ầ.Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn không ngừng tiếp diễn vì tính đến ngày 31/5/, trên địa bàn Tp. Hà Nội đã phát hiện được 2.012 người nhiễm HIV/AIDS(riêng trong tháng 30/07, qua xét nghiệm 1.713 mẫu phát hiện được 123 trường hợp HIV dương tính). Như vậy là trong thời gian tới, số bệnh nhân AIDS sẽ được bổ sung một lượng đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc cán bộ y tế và các ngành có liên quan vẫn phải đi tìm lời giải cho bài toán... cũ.

tithuti
05-04-04, 02:08 PM
... Đến "những điều trông thấy"

Theo chân BS. Trần Quốc Tuấn tới thǎm bệnh nhân HIV/AIDS tại Khoa truyền nhiễm, mặc dù đã được làm công tác tư tưởng trước, song chúng tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác rờn rợn. Trời nhập nhoạng tối, khu điều trị bệnh nhân HIV/AIDS mới được xây dựng, cửa kính sáng choang, hành lang dài hun hút, nhưng vắng hoe. Tại buồng bệnh, cả 12 giường bệnh đã kín chỗ, có tới hơn nửa số giường phải nằm ghép. Để trấn an tôi, BS. Tuấn kể: "Hầu hết bệnh nhân vào đây đều ở giai đoạn cuối, chỉ sống được vài tháng là dài, nhiều người hôm nay nhập viện, mai đã chết. Họ mắc đủ các thứ bệnh như xơ gan cổ chướng, tràn dịch màng phồi, lao phổi... "Quả thật phải tận mắt chứng kiến mới thấy được cǎn bệnh thế kỷ hành hạ con người như thế nào. Tôi thấy một người đàn ông nếu không xem bệnh án thì khó có thể biết được anh ta mới chỉ gần 30 tuổi. Khuôn mặt hốc hác, đôi mắt trũng sâu, người đầy vết lở loét, chi chít mụn nhọt và chỉ còn da với xương. Với anh, thế giới bên kia chỉ còn trong gang tấc vì theo dự đoán của y, bác sĩ, thời gian sống của anh chỉ tính bằng đơn vị ngày và không gì có thể cứu vãn nổi."

Hầu hết, các bệnh nhân HIV/AIDS đến điều trị nội trú không được người thân chǎm sóc, thǎm nom thường xuyên. Mặc dù nhiều người rất đông người thân nhưng khi chết lại trở thành... vô thừa nhận. Bởi tâm lý của người nhà bệnh nhân không ai dám tự tay khâm liệm cho vợ, chồng, con cái vì họ sợ bị lây nhiễm, mà nguy cơ bị lây nhiễm khá cao. Thành thử khi trở về với cát bụi, các bệnh nhân HIV/AIDS phải trông chờ vào bàn tay và tấm lòng nhân hậu của cán bộ y tế. Chính vì thế, bệnh viện là nơi cáng đáng tất cả.

BS. Trần Quốc Tuấn tâm sư: "Chuyện khâm liệm cho người bình thường đã khó, nhưng khâm liệm cho bệnh nhân HIV/AIDS thì vất vả vô cùng, có thể nói không gì so sánh nổi". Để làm thủ tục "trọn gói"ầ cho một xác chết do nhiễm HIV/AIDS, các y, bác sĩ phải trải qua rất nhiều khâu và phải làm theo đúng quy định của Bộ y tế. Trước hết phải dùng bông nút các lỗ, các hốc tự nhiên như mắt, tai, mũi, hậu môn...; vệ sinh thi thể người bệnh bằng nước sát khuẩn rồi quấn gas, vải xô sau đó mới mặc quần áo và cuối cùng mới lồng tử thi vào hai lần túi nilông, hàn kín rồi mới chuyển xuống nhà xác.. Tất cả công việc trên thường chỉ do 3 người làm(1 bác sĩ và hai y tá)vì bệnh nhân thường chết vào ban đêm mà kíp trực thường chỉ có ít người.

Ở khoa truyền nhiễm bệnh viện Đống Đa, tuyệt đại đa số bệnh nhân HIV/AIDS đều là những con nghiện, tiêm chích ma tuý, thậm chí có cả những đối tượng đang chịu sự quản chế ở các trại giam. Việc quản lý bệnh nhân nghiện là vô cùng phức tạp, nếu chỉ sơ sểnh một chút họ sẽ đem ma tuý vào tận giường bệnh. Vì thế, ngoài công tác chuyên môn, các cán bộ y tế còn phải theo dõi sát sao những đối tượng trên, tránh không để những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Vẫn biết, HIV/AIDS là cǎn bệnh thế kỷ mà cả nhân loại đang phải đối đầu. ở Việt Nam, số người bị HIV/AIDS đang không ngừng gia tǎng. Vì thế việc tuyên truyền, chǎm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS là cần thiết nhưng chưa đủ. Trước thực trạng ấy, chúng ta phải làm gì?

tithuti
05-04-04, 02:11 PM
Cần lắm sự quan tâm và giải pháp khả thi

Mặc dù nằm trên giường bệnh, nhưng cổ chân của H. vẫn bị cột bởi đoạn xích sắt và cái ổ khoá to tướng vì H. là phạm nhân đang chịu sự quản chế của trại giam.Với H. cơ hội làm lại cuộc đời không còn nữa bởi cǎn bệnh thế kỷ đang chờ đón H. về với thế giới bên kia. Trường hợp của H. không phải là duy nhất ở Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa. Theo lời BS. Tuấn - Trưởng Khoa truyền nhiễm, thì ngoài bệnh nhân như H, phần lớn bệnh nhân AIDS vào khoa đều nghiện ma tuý ở dạng tiêm chích. Việc quản lý những đối tượng này thật khó khǎn, phức tạp. Nằm viện thì hẳn phải có bè bạn thǎm nom nhưng "bạn" của bệnh nhân khoa này cũng đặc biệt bởi... toàn là "bạn nghiện". Nếu y, bác sĩ phân tâm một chút là họ có thể tổ chức tiêm chích cho nhau ngay trong bệnh phòng. Rồi dụng cụ y tế như ống nghe, panh, kéo, khay... chỉ sểnh ra là mất biến. Để khắc phục tình trạng trên, bệnh viện đã phối hợp với cơ quan công an kiểm tra hết sức gắt gao, chống hiện tượng thẩm lậu ma tuý vào khoa. Mặt khác, nhân viên y tế cũng thường xuyên "đi tua" để nắm bắt tình hình, quản lý bệnh nhân sát sao. Bệnh nhân AIDS điều trị ở đây ngoài việc tuân thủ những quy định chung còn phải ký cam kết với khoa là không tiêm chích và sử dụng chất ma tuý trong bệnh viện...

Hiện nay ở một số trung tâm y tế có chức nǎng điều trị bệnh nhân AIDS đã được sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, bổ sung buồng bệnh, giường bệnh, mua sắm trang thiết bị y tế, tǎng số nhân viên y tế ... để có thể đáp ứng kịp với lượng bệnh nhân AIDS đang ngày một gia tǎng. Đó là giải pháp tích cực và hiệu quả, nhưng không dễ thực thi và không phải ở đâu cũng làm được. Vì trên thực tế, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, bổ sung giường bệnh, tǎng nhân lực... đòi hỏi một khoản kinh phí ban đầu không nhỏ, trong khi chi phí cho mỗi giường bệnh tuyến trung ương hiện chỉ được cấp vẻn vẹn 15 triệu đồng/ nǎm. Hiện tại, thuốc điều trị AISD ở ta rất hiếm mà lại đắt tiền. Hiện tại thuốc điều trị AIDS dành cho cán bộ y tế bị phơi nhiễm HIV, phụ nữ có thai và trẻ em cũng còn chưa đủ, nên việc điều trị cho các đối tượng khác là cực kỳ khó khǎn. Trong khi đó sự hỗ trợ của Nhà nước lại hạn chế, bệnh nhân thì nghèo nên việc chữa trị chủ yếu là điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Trước kia, do số bệnh nhân AIDS chưa nhiều, vả lại HIV/AIDS lại là bệnh lây nhiễm nên việc điều trị được giao cho chuyên ngành truyền nhiễm. Gần đây ngành y tế đã quy định: bệnh thuộc chuyên khoa nào sẽ do chuyên khoa ấy đảm nhận ( ví dụ : người bị AIDS mắc lao sẽ do chuyên khoa lao chữa trị; phụ nữ mang thai bị AIDS sẽ được chuyên khoa sản đảm trách ; bệnh nhân bị tai nạn, chấn thương sẽ giao cho ngành ngoại khoa...)Như vậy riêng tại Hà Nội, với 16 chuyên khoa đầu ngành hiện có thì số bệnh nhân AIDS được phân bố khá hợp lý, giảm được sự quá tải ở một số chuyên khoa. Xem ra đây là một trong những giải pháp hiệu quả.

Tôi thực sự muốn chia sẻ và cảm thông với nỗi nhọc nhằn của cán bộ, nhân viên y tế sau khi nghe TS. Nguyễn Đức Hiền - Phó viện trưởng Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới tâm sự: Nghề nào cũng có khó khǎn và sự rủi ro, nhưng có lẽ với những người trực tiếp làm nhiệm vụ chǎm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS thì rủi ro nghề nghiệp dễ xảy ra hơn cả. Một chút xao nhãng, sơ sảy trong khi tiêm , truyền đã có thể bị lây nhiễm HIV. Đặc biệt là đối với những người phải làm công việc khâm liệm tử thi. Phần lớn người tử vong do AIDS thường bị lở loét toàn thân, chất dịch, nhầy từ tử thi sẽ lây vào người lành qua những vết trầy xước...

Người yếu bóng vía thì chẳng còn gì phải bàn nhưng ngay cả với những người can đảm đã từng quen công việc, sau mỗi lần khâm liệm cho bệnh nhân AIDS vẫn không tránh khỏi cảm giác ghê ghê, nhiều người phải bỏ ǎn tới vài ngày. Trước những khó khǎn, ngày 26/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 97/2001/QĐ -TTg " Về việc bổ sung chế độ phụ cấp đối với công chức , viên chức ngành y tế " ( Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2001) , trong đó có nêu việc bổ sung chế độ đặc thù nghề đặc biệt được quy định tại điều 1, Quyết định số 924/TTg (13/12/1996) của Thủ tướng Chính phủ, với mức phụ cấp là 40% trên mức lương ngạch bậc, áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế làm việc tại các cơ quan khám chữa bệnh, chữa bệnh và phục vụ người bệnh nhiễm HIV/AIDS . Qua đó, cho thấy sự quan tâm của xã hội đối với những cán bộ y tế làm công tác chǎm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS .Tuy nhiên ,với những nhân viên y tế trong diện lao động hợp đồng như y tá, hộ lý, điều dưỡng viên... đang làm việc tại các khoa có nhiệm vụ chǎm sóc bệnh nhân AIDS, thì thu nhập của họ liệu có tương xứng với sức lao động không? Đây là một vấn đề nhạy cảm cần được Nhà nước và các cơ quan chức nǎng lưu tâm điều chỉnh hợp lý.

Cho đến nay AIDS vẫn là cǎn bệnh vô phương cứu chữa. Phòng chống HIV/AIDS và giúp đỡ bệnh nhân AIDS chữa trị là trách nhiệm chung của toàn xã hội, chứ không chỉ riêng một bộ, ngành nào. Bởi tất thảy đều vì lợi ích của người bệnh, và của cả cộng đồng. Bên cạnh việc nghiên cứu, sản xuất thuốc điều trị HIV/AIDS giá rẻ khoảng 200 USD/nǎm, phù hợp với người nghèo như ở Nam Phi, ấn Độ, Cuba, thì việc ban hành những quy định bảo đảm một số quyền lợi cơ bản cho những người đang trực tiếp làm công tác chǎm sóc và điều trị cho bệnh nhân AIDS là hết sức cần thiết.

Hơn ai hết, cán bộ nhân viên ngành y hiểu thấu đáo công việc của mình nên họ luôn luôn tìm những phương cách tháo gỡ, song đó mới chỉ là giải pháp tình thế. Một chiến lược lâu dài và đồng bộ trong vấn đề điều trị bệnh nhân HIV/AIDS ở Việt Nam đã trở nên cấp bách, mặc dù cuộc chiến cam go này mới chỉ bắt đầu.