PDA

View Full Version : ai reo nỗi bất hạnh



tithuti
06-04-04, 03:16 AM
Có nỗi đau nào hơn nỗi đau của người mẹ bị nhiễm HIV sinh ra đứa con cũng bị nhiễm HIV. Không ai khác chính là người chồng, người cha đã gieo rắc nỗi bất hạnh ấy. Được trời ban cho đức tính "đa tình" người đàn ông ấy đã tự cho mình cái quyền được buông thả. Họ có biết đâu rằng, cái "đa tình" đó đã làm tan nát gia đình, đã giết chết chính người vợ, chính đứa con của mình.
Như ngọn đèn phụt tắt... [b]

Một buổi sáng như những buổi sáng khác ở phòng khám thai của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh (Viện C). Hàng ghế chờ trước cửa phòng khám đã kín chỗ. Một người phụ nữ lớn tuổi chắc là đưa con đi đứng dậy nhường chỗ cho tôi. Lúc ấy tôi mới để ý đến cô gái ngồi bên cạnh. Cô con gái của bà còn rất trẻ chỉ hơn 20 tuổi, khuôn mặt xinh xắn được trang điểm rất kỹ nhưng luôn cúi gằm xuống. Nghe đến tên mình, cô đứng dậy nhìn mẹ rồi bước vào trong phòng. 15 phút, 25 phút sau cô gái lảo đảo bước ra, người mẹ bật lên như chiếc lò xo, cô gái nhìn mẹ lắc đầu. Cả hai người đàn bà một già một trẻ ngồi rũ xuống ghế. Như không thể chịu đựng nổi, bà mẹ khóc nấc lên, trong tiếng khóc bà chỉ nói “sao tôi vô phúc thế này”. Cô gái trẻ gục xuống. Những người chứng kiến cảnh đó chẳng hiểu điều gì đang xảy ra với họ. Thì ra, cô gái trẻ với cái thai 3 tháng bị nhiễm HIV. Cô về làm dâu trong một gia đình khá giả ở thành phố Hạ Long. Bố mẹ chồng cô có ba người con trai thì đứa thứ hai và đứa út đã sớm đeo án tử hình - nhiễm HIV - do tiêm chích ma tuý. Chỉ còn hy vọng vào cậu con trai cả đi làm ǎn xa nay trở về đã sớm cưới vợ để an ủi cha mẹ già. Nghe tin con dâu có mang, gia đình như tìm thấy nguồn sống. Niềm vui kéo dài chưa được bao lâu thì tin sét đánh đã đến. Người mẹ tương lai ấy nhiễm HIV. Quá đau khổ, người chồng đã thú nhận, chính trong thời gian đi làm ǎn xa đã vài lần giải khuây ở chốn ǎn chơi. Buổi sáng hôm nay, trời đã sụp xuống trước mắt hai người đàn bà. Tôi không thể nào quên cảnh tượng đau lòng, họ dựa vào nhau, dìu nhau đi từng bước xuống bậc cầu thang.

Chưa hết vấn vương về câu chuyện của cô gái nọ, tôi và những người ở đó lại một lần nữa giật mình nghe tiếng khóc rất to của một cô gái lao ra từ phòng khám bên cạnh. Lại một người mẹ nữa phải từ chối giọt máu của mình vì nhiễm HIV. Người mẹ ấy mới 22 tuổi sinh ra ở rẻo đất miền Trung. Số phận đưa đẩy cô gặp và lấy một thanh niên Hà Nội làm nghề lái xe. Hạnh phúc sao lại quá ngắn ngủi đến thế. Khi cái thai được hơn hai tháng, người mẹ trẻ ấy đã phải đối mặt với sự thật phũ phàng: Cả hai vợ chồng nhiễm HIV. Một bác sĩ kể lại: "Đúng là bản nǎng của người mẹ, cô gái cương quyết không phá thai nhưng cuối cùng chính ông bố đã khuyên con dâu từ bỏ. Khi nói với chúng tôi, ông đã khóc và thương xót cho đứa con dâu đã vô tình phải hứng chịu kết cục bi thảm đứa con trai ông, một thời hư hỏng nghiện ngập ma tuý".

Hai người phụ nữ bất hạnh mà tôi gặp trong buổi sáng hôm ấy sẽ sống ra sao? Họ không bao giờ được bế trên tay đứa con thân yêu của mình và nghe tiếng gọi "mẹ ơi!". Nhưng có người lại nói với tôi, như thế vẫn còn hơn. Vâng, tôi đã tìm ra câu trả lời về cái sự "còn hơn" ấy ở Viện Nhi trung ương, nơi mà những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ HIV đem đến bỏ rơi. Cô y tá trưởng ở phòng cấp cứu lưu - Viện Nhi kể: Những đứa trẻ bị bỏ rơi tội nghiệp lắm, nó nằm một mình trong góc giường khóc hết nước mắt. Tôi được xem lá thư của một người mẹ nhẫn tâm. Bức thư viết: "Tôi không còn cách nào khác, tôi đã tuyệt vọng lắm rồi. Trước lúc chết tôi muốn gửi đứa con xấu số này cho các thầy thuốc. Nó đã nhiễm HIV...tôi sẽ xin lại con ở thế giới bên kia...".

tithuti
06-04-04, 03:20 AM
Hãy cứu những đứa trẻ

Cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV mang thai mà sinh con thì sẽ có 30 - 50 đứa trẻ phải chịu chung số phận với mẹ. Số phận của đứa bé này được định đoạt khi 18 tháng tuổi. Nó phải trải qua ít nhất 5 lần xét nghiệm máu vào lúc cất tiếng khóc chào đời, khi 1 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Có đứa bé không kịp chờ đến lần xét nghiệm thứ hai đã sớm từ giã cõi đời. Không người mẹ nào lại không đau đớn khi nhìn đứa con của mình đang chết dần chết mòn. Nỗi đau đớn mà người mẹ bị nhiễm HIV phải gánh chịu thật khủng khiếp.

Đã có 19 sản phụ mang thai nhiễm HIV sinh con tại Viện C trong 11 tháng qua và cũng thật may mắn 19 đứa trẻ mới chào đời đã qua khỏi vòng đấu lần đầu - xét nghiệm máu âm tính. Bác sĩ Nguyễn Đức Vy, Giám đốc Viện C cho biết, hiện nay 100% phụ nữ đến khám thai tại Viện đều được xét nghiệm HIV. Riêng 19 ca có xét nghiệm dương tính đã được tiến hành xét nghiệm thêm 3 lần nữa để khẳng định. Chúng tôi rất cẩn trọng đối với mỗi kết quả xét nghiệm vì một sai lệch nhỏ nào đó sẽ làm tan nát một gia đình. Tuy vậy, sai sót ấy đã xảy ra ở một sản phụ của một cơ sở y tế Hà Nội chuyển về Viện C với kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Nhưng thật bất ngờ, kết quả xét nghiệm lại tại Viện C lại là âm tính.

0,12% phụ nữ có thai đang nhiễm HIV ở VN, đó là con số ước tính theo điều tra dịch tễ học. Hàng nǎm ở nước ta có khoảng 2 triệu phụ nữ mang thai thì sẽ có khoảng 1.800- 2.000 phụ nữ mang thai có HIV. Đã tìm ra bao nhiêu phụ nữ mang thai nhiễm HIV, câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời. Lý do mà ngành y tế đưa ra là không có đủ các test, kít để sàng lọc. Vậy chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho Uỷ ban Phòng chống AIDS trong nǎm 2000 phải tổ chức quản lý và điều trị cho 100% phụ nữ có thai nhiễm HIV có nguyện vọng muốn giữ thai để phòng lây nhiễm từ mẹ sang con đã không thể thực hiện nổi. Gần đây nhất, GS Chung Á, Chánh vǎn phòng thường trực phòng chống AIDS lại tuyên bố, không làm xét nghiệm máu cho tất cả phụ nữ có thai vì sẽ rất tốn kém mà chỉ làm xét nghiệm ở một số tỉnh trọng điểm có nguy cơ cao và xét nghiệm cho những phụ nữ mang thai có chồng dùng ma tuý... Chắc chắn là sẽ có không ít sản phụ nhiễm HIV sinh con mà không được phát hiện. Bác sĩ Vy cũng khẳng định, chuyện "lọt lưới" là không thể tránh khỏi. Viện C hiện nay đang quản lý đối tượng phụ nữ mang thai nhiễm HIV ở 10 tỉnh trọng điểm trong cả nước đã quy định bệnh viện tuyến tỉnh phải làm xét nghiệm HIV cho các phụ nữ mang thai. Mặc dù được hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị nhưng ngay bệnh viện tỉnh của 10 tỉnh này cũng không thể làm nổi chứ chưa nói tới các bệnh viện tuyến huyện, xã. Với tình hình này thì trong cả nước chỉ có 1/10 phụ nữ mang thai được may mắn làm xét nghiệm tìm HIV. Từ chủ trương đến thực hiện sao lại quá xa vời đến vậy. Ngành y tế đã ưu tiên thuốc điều trị HIV cho những phụ nữ có thai nhiễm HIV để cứu những đứa trẻ vô tội thoát khỏi cǎn bệnh hiểm nghèo. Cũng bắt đầu từ nǎm 2000, Viện C là cơ sở đầu tiên thử nghiệm thuốc Nevirapine để phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Chỉ cần một liều duy nhất tiêm cho sản phụ khi bắt đầu chuyển dạ và cho trẻ uống ngay sau khi chào đời. Hiệu quả của loại thuốc này đạt tới 90%. Còn tại các địa phương được hướng dẫn sử dụng thuốc AZT. Nhưng một nghịch lý đang diễn ra, thuốc AZT đang tồn kho quá nhiều. 200 nghìn viên AZT được cấp về các địa phương từ nǎm 1999 đến nay chưa được sử dụng là bao trong khi thời hạn sử dụng sắp hết. Một bác sĩ chuyên trách về AIDS ở Thái Bình cho hay, không có kít để sàng lọc HIV thì thuốc chẳng để làm gì. Lẽ nào chỉ bởi thiếu cái này, thừa cái kia mà vô tình cướp đi cơ hội sống của những đứa trẻ có mẹ nhiễm

Hai đứa bé nhiễm HIV bị bỏ rơi tại Viện Nhi trung ương mà tôi đã gặp thật tội nghiệp. Chúng gầy yếu và khóc suốt ngày. Tiếng khóc của chúng mới ai oán làm sao. Tiếng khóc ấy như luỡi dao cứa vào lòng người. Khóc mãi chúng cũng nín rồi đôi mắt lại dáo dác nhìn theo bóng người đi qua chiếc cũi... Người cha, người mẹ nào đã sinh ra chúng có biết rằng, như thế là tội lỗi hay không?