PDA

View Full Version : Bí mật gì đây



Bạn thân
26-01-03, 09:13 AM
NHỮNG NGƯỜI VÔ CAN VÀO CUỘC

Đó là những người vợ, người mẹ và cả những đứa trẻ ngây thơ nữa. Họ bị lôi vào một "cuộc chơi" tàn khốc của tử thần khi mà con đường lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ là ma túy và mại dâm. Những trường hợp cả gia đình chết vì đại dịch AIDS ở Kiên Giang không còn là chuyện hiếm. Kiên Giang đang đứng trước một hiện thực đến tê tái lòng người...

Những ngôi mộ chưa xanh cỏ

Muốn đến được xã Đ.Y của huyện An Biên, Kiên Giang phải qua hai lần xe và một lần đò. Đời sống của người dân xã Đ.Y còn khá nghèo, dọc theo con lộ giao thông nông thôn vừa được rải sỏi đỏ là những cǎn nhà lá tuềnh toàng. Khi tôi lần tìm đến được địa chỉ của một gia đình bị nhiễm cǎn bệnh thế kỷ ở xã vùng sâu heo hút này thì mọi việc đã trở nên quá muộn mằn. Bằng những lời kể đứt quãng, nghẹn ngào, bà H - một người hàng xóm của gia đình người xấu số - kể: "Anh chồng tên là NTK - nông dân, thỉnh thoảng có đi làm ngư phủ cho người ta, còn chị vợ tên CBH, quanh nǎm chỉ biết gắn bó với ruộng vườn. ấy vậy mà không ai biết K bệnh gì, chỉ thấy thân hình chú ấy ngày càng tiều tụy, chỉ còn da bọc xương. Thế rồi điều kinh khủng đã giáng xuống cái gia đình nhỏ bé ấy. Nǎm 1999, chú K qua đời, để lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Chẳng bao lâu sau, khi trên bàn thờ vành khǎn tang của chồng chưa kịp đốt đi thì đến lượt chị H cũng ra đi. Côi cút, bơ vơ, hai cháu NKH (6 tuổi) và NMK (4 tuổi) chỉ còn biết nhờ vào sự cưu mang của bà con lối xóm vì bà ngoại già không còn đủ sức để chǎm sóc cho các cháu của mình. Hơn một nǎm sau, mọi người cứ hy vọng hai cháu K và H không bị ảnh hưởng gì của cǎn bệnh quái ác ấy, thế mà đùng một cái, đầu nǎm 2001 vừa rồi, chúng cũng rủ nhau đi trong sự tiếc thương và bất lực của bà con cô bác ở cái xóm nhỏ này..."

Đã gần ba tháng sau cái chết của K và H - hai nạn nhân bé bỏng vô tội - người dân ở xã Đ.Y vẫn chưa hết nguôi ngoai và bàng hoàng. Một người đàn ông tên Q nhiệt tình dẫn tôi ra sau khu vườn nhà anh ta và chỉ sang phía bên kia, cách bờ mương nhỏ có bốn ngôi mộ còn chưa xanh cỏ nằm kề nhau. Như không còn giữ được bình tĩnh, anh thảng thốt: Họ nào có tội tình gì mà lại vương vào cǎn bệnh quái ác đến thế, hở trời?...

... Sau những ngày nắng như đổ lửa, khí hậu ở Kiên Giang cũng chịu dịu đi phần nào khi những cơn mưa rào đầu mùa bất chợt xuất hiện. Thế nhưng, ngồi trong phòng có gắn máy lạnh của ông Trưởng ban Phòng chống AIDS Kiên Giang Lý Phùng Đức, mồ hôi cứ rịn ra ướt cả lưng áo khi mà những thông tin về cơn đại dịch HIV/AIDS cứ ngày càng nóng dần lên theo từng con số được cung cấp. Lý Phùng Đức có lẽ đã quen với những con số lạnh lùng ấy, song thỉnh thoảng tôi lại nghe ông thở dài. Nghe nhắc đến câu chuyện đau lòng về một gia đình bị chết vì HIV/AIDS ở An Biên, ông Đức nói: ở Kiên Giang này, những trường hợp chết cả gia đình vì đại dịch AIDS không còn là chuyện hiếm. Đến nay, Ban Phòng chống HIV/AIDS của tỉnh phát hiện đến 40 cặp vợ chồng và 25 trẻ đã bị nhiễm bệnh. Một ngày gần đây, nếu loài người có tìm ra phương thuốc đặc trị thì có lẽ họ cũng không tránh khỏi cái chết. Có những đứa trẻ sinh ra cha mẹ chưa kịp mừng đầy nǎm thì chúng đã trở về với cát bụi...

Tiếng vọng từ biển Tây

Nếu như nǎm 1993, Kiên Giang phát hiện một ca bị nhiễm bệnh đầu tiên thì đến nay, con số nạn nhân của HIV toàn tỉnh đã phát hiện trên 810 người, trong đó có 209 ca chuyển sang AIDS và 93 trường hợp đã tử vong. Với con số này, chỉ sau An Giang, Kiên Giang sẽ là một trong số địa phương dẫn đầu về số người nhiễm HIV/AIDS ở khu vực ĐBSCL hiện nay. Tuy nhiên, đây chỉ mới là phần nổi của tảng bǎng chìm, vì theo các nhà chuyên môn ước tính theo thống kê chính thức, bao giờ cũng cao hơn gấp 10 lần con số thực tế ngoài cộng đồng, nghĩa là số trường hợp bị nhiễm bệnh có thể lên đến hơn 8.000... Nếu phân chia theo lứa tuổi số bệnh nhân HIV/AIDS ở Kiên Giang đã phát hiện thì cao nhất từ 20-29 và 30-39. Trong số 810 bệnh nhân nhiễm bệnh hầu hết rơi vào đối tượng nghiện hút, chích ma túy, gái mại dâm, phụ nữ có thai, trẻ em...

Khi được hỏi, tình hình lây nhiễm HIV/AIDS trong công nhân lao động ở Kiên Giang như thế nào, ông Đức nói: HIV/AIDS đã tấn công vào cả cán bộ công chức nhà nước (một người đã chết vì chuyển sang AIDS). Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là lực lượng lao động nghề biển vì gần như không ai quản lý, kiểm tra nổi họ. Thống kê chưa đầy đủ thì Kiên Giang hiện có trên 50.000 ngư dân, chưa kể hàng nghìn ngư dân từ các tỉnh khác đến hoạt động trên vùng biển Kiên Giang. Do đặc điểm của nghề, thường sau mỗi lần tàu cặp bến là họ có tâm lý sống buông thả để bù đắp lại những ngày lao động vất vả trên biển. Nguy hiểm nhất là họ có quan hệ bừa bãi với gái mại dâm, trong khi đó gái mại dâm lại là đối tượng nhiễm bệnh cao ở Kiên Giang.

Theo một nghiên cứu của tổ chức quốc tế CARE tại Việt Nam, 47% số ngư dân và 52% số vợ của họ không có kiến thức đầy đủ về sự lan truyền và các hậu quả của HIV/AIDS. Chính vì thế, trong thời gian tới nếu không có biện pháp tuyên truyền, giáo dục thích hợp thì bệnh HIV/AIDS lây lan sang ngư phủ, rồi họ sẽ truyền sang cho vợ con và người khác sẽ là một thảm họa khó lường ở Kiên Giang. Riêng huyện đảo Phú Quốc, người ta mới phát hiện 8 cặp vợ chồng đồng nhiễm HIV thì hầu hết họ là dân làm nghề biển.

*
* *


Công tác phòng chống HIV/AIDS ở Kiên Giang còn gặp trở ngại gì? Ông Lý Phùng Đức trầm ngâm: ?Nhân lực và vật lực. Nhu cầu cần 10 thì mới chỉ đáp ứng được hai, ba. Trong khi đó, Kiên Giang lại nằm ở khu vực tiếp giáp biên giới CPC và bờ biển dài tiếp xúc vịnh Thái Lan ? là những nơi có dịch HIV/AIDS hoành hành mạnh nhất - thêm vào đó là tính chất di biến động dân số và dịch chuyển lao động từ Kiên Giang sang CPC, từ nông thôn lên thành thị và từ thành thị về nông thôn...đã tạo ra nguy cơ lây truyền HIV/AIDS qua biên giới và từ thành thị về nông thôn. Hiện nay, 13/13 huyện, thị trong tỉnh Kiên Giang đều có người bị nhiễm HIV/AIDS?.

Chỉ từ tháng 12-2000 đến tháng 2-2001, Kiên Giang phát hiện mới thêm 49 nạn nhân của HIV/AIDS. Và điều bất ngờ nhất nằm ngoài sức tưởng tượng của các nhà chuyên môn: Trong số 68 trường hợp có nghi ngờ vừa tình nguyện đến trung tâm y tế xin làm xét nghiệm thì có đến 50 người bị HIV dương tính. Khi đặt những dòng chữ này trên trang viết của mình, tôi hoàn toàn không có ý định vẽ lên một bức tranh bi thảm. Nhưng cái sự chênh lệch gấp 10 lần giữa con số trên báo cáo và thực tế, cùng sự tǎng đột biến số người nhiễm đã cho thấy sự lây lan của thảm họa HIV/AIDS ở Kiên Giang đã đến hồi báo động. Phải chǎng hoạt động phòng chống của cơ quan chức nǎng kém hiệu quả? Tôi cũng không nghĩ như vậy, bởi địa phương đã làm tất cả những gì có thể để khoanh lại sức công phá của cǎn bệnh thế kỷ này. Nhưng còn con số thực tế cao gấp 10 lần ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức nǎng, đang trà trộn trong cộng đồng sẽ nhân ra bao nhiêu lần nữa trong thời gian tới? Cái ẩn số nghiệt ngã này đe dọa cuộc sống yên bình, chí thú làm ǎn của cư dân vùng biển. Thực tế cũng cho thấy, những người phụ nữ nội trợ chân chất, những đứa trẻ ngây thơ... tất cả họ đều là những người vô can bị lôi vào cuộc, một "cuộc chơi" mà ở đó không ai có cơ hội để rút kinh nghiệm và chỉ có một điều luật duy nhất: Chết. Hoà nhập cộng đồng, hay trà trộn trong cộng đồng, cái ranh giới giữa nhân đạo và tội ác ấy chỉ cách nhau đầu sợi tóc, bởi con đường lây nhiễm HIV/AIDS không chỉ bằng con đường ma túy và mại dâm.