PDA

View Full Version : Một chút băn khoăn



Bạn thân
26-01-03, 09:18 AM
SOS: PHƠI NHIỄM HIV ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ

Theo thống kê của Viện y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới, trên toàn quốc hiện có trên 100 trường hợp bị phơi nhiễm HIV trong đó 80% nhân viên y tế bị phơi nhiễm, số còn lại là các chiến sĩ công an trên mặt trận phòng chống ma túy, tội phạm và số ít là người dân. Từ bây giờ, họ - những thầy thuốc lại có thêm một nỗi lo mới: nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ. Nhưng vì đặc thù nghề nghiệp, họ vẫn phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân mắc các loại bệnh khác nhau

Từ thực trạng...

Đến khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đống Đa Hà Nội cơ sở điều trị tuyến cuối - đầu ngành truyền nhiễm của Hà Nội, đồng thời là khu điều trị, tiếp nhận bệnh nhân AIDS tuyến quận, huyện trên khắp địa bàn TP. Hà Nội. Chúng tôi được BS. Trần Quốc Tuấn - Chủ nhiệm khoa cho biết: "Từ nǎm 1997, khoa phải chǎm sóc điều trị cho các bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối, thể trạng đã suy kiệt. Có người vào viện được vài hôm thì chết nên việc khâm liệm cho họ vất vả vô cùng". Được biết, các bệnh nhân AIDS đến viện không phải tất cả đều vô thừa nhận nhưng khi chết đi tuyệt nhiên người nhà họ không một ai dám tự tay khâm liệm. Họ sợ bị lây nhiễm HIV. Vậy nên tất cả từ khâu sát trùng cho tử thi, mặc quần áo, đến khâm liệm đều do y tá, bác sĩ đảm nhiệm. Như thế, khó mà tránh được rủi ro nghề nghiệp vì các virut HIV từ các tử thi có thể xâm nhập bất cứ lúc nào vào cơ thể người qua các vết trầy xước, qua quá trình tiếp xúc với bệnh nhân... Các bác sĩ ở Khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện không sao quên được chiều 30 Tết nǎm ấy. Một bệnh nhân tử vong, họ đưa xuống nhà xác khâm liệm. Nhưng vì bệnh nhân có tiền sử nghiện ma túy, thấy nghi ngờ - các bác sĩ lấy máu và làm xét nghiệm HIV thấy kết quả dương tính. BS Hiền khóc như mưa như gió để nguyên cả ủng, mũ, gǎng tay, xuống làm xét nghiệm vì trước đó khi tiêm cho bệnh nhân chị sơ suất để kim đâm vào tay. Sau 3 lần xét nghiệm kết quả đều âm tính chị lại quay trở lại tận tụy với công việc và gia đình mới thở phào nhẹ nhõm. Còn kíp trực hôm đó phải xuống nhà xác mở quan tài... khâm liệm lại. BS. Bùi Thị Phương tâm sự. "Hãy thử tưởng tượng đêm hôm khuya khoắt, chỉ có 3 người vần một xác chết lại là chết do AIDS. Có khi cả đời mình chẳng dám khâm liệm cho người thân trong gia đình, thế mà... Không sợ sao được nhưng vì nghĩ đến tình người, thương họ nên cứ hết mình!". Tôi lặng người đi trước tâm sự của chị. Không riêng chị Hiền mà hầu hết các nhân viên y tế ở các khoa cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Xanh - Pôn...cũng xảy ra những trường hợp tương tự, TS. Nguyên Đức Hiền - Phó Viện trưởng Viện y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới cho biết: "Hiện nay có khoảng 30.000 người bị nhiễm HIV, trong đó 4000 người ở giai đoạn AIDS và 2000 người bị chết, nhưng trên thực tế con số ấy phải nhân lên 10 lần". Khi những người bị mắc HIV khi chuyển sang giai đoạn AIDS họ mới tới bệnh viện. Lúc này, các bệnh mới xuất hiện như: tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, ỉa chảy kéo dài... Ban đầu họ đến viện như một bệnh nhân bình thường, vì thế họ được vào tất cả các khoa trong viện và không có sự cách ly cho nên nhân viên cũng chǎm sóc họ như các bệnh nhân khác. Sau một thời gian khai thác tiền sử bệnh, nghi ngờ nhiễm HIV cho làm xét nghiệm thấy kết quả dương tính thì các nhân viên mới hoảng sợ, nghĩ lại thời gian chǎm sóc cho bệnh nhân này đã xảy ra những sai sót như: tiêm không đi gǎng, làm các thủ thuật bị kim tiêm đâm vào tay, máu bắn vào niêm mạc... Theo TS. Trần Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ điều trị Bộ Y tế thì nǎm 1999 chỉ có 33 trường hợp gặp rủi ro trong khi làm nhiệm vụ thì đến nǎm 2000 lên tới gần 200 người. Viện y học lâm sàng và các bệnh nhiệt đới đã điều trị trên 100 người bị phơi nhiễm HIV trong nǎm 2000. TS. Nguyễn Đức Hiền khẳng định: "Cho đến hôm nay chưa có trường hợp nào bị phơi nhiễm HIV. Nhưng để hạn chế tình trạng phơi nhiễm ở nhân viên y tế thì đó là việc làm không dễ".