PDA

View Full Version : Sai đường vì phải tự đi!?



lisaqn
10-04-04, 02:11 AM
Được hiểu biết đầy đủ về cơ thể, được giáo dục giới tính, sức khỏe, sinh sản giới tính, xét cho cùng phải là quyền lợi mà những người làm con phải được hưởng là nghĩa vụ mà các bậc cha mẹ phải làm cho con. Nhưng đáng tiếc, chuyện giới tính, chuyện tình yêu, cho đến thời điểm này, với nhiều bậc cha mẹ, vẫn là chuyện cấm kỵ và vô cùng nhạy cảm. Và điều tát yếu xảy ra: khi con hỏi, một là họ lúng túng, lảng tránh, vvà thái độ thứ hai thường gặp hơn là giận giữ, cấm đoán, thậm chí phạt đòn.

Và những sai lầm

Thanh Uyên, người làm mẹ ở tuổi 17, nói như tiếc rẻ" phải chi cha mẹ hiểu tôi hơn một chút thì mọi chuyện đã khác". Lớn lên, ấn tượng rằng việc giới tính, chuyện tình yêu là xấu xa và tầm thường nên không bao giờ cô dám lập lại những câu hỏi như thời thơ ấu với những người thân. Thậm chí, dấu hiệu mỗi tháng của người thiếu nữ cũng làm cô xấu hổ, ngại ngùng và rồi cũng phải tự lo chứ không dám thổ lộ với mẹ. Uyên lớn lên nhưng cái cây không có sức đề kháng, mềm oặt trướt lời tán tỉnh đđường mật của những chàng trai xung quanh. Mười bảy tuổi, có thai 5 tháng mà Uyên vẫn vô tư không hề hay biết, Uyên lại lặn lẽ sinh con, nuôi con torng những cái nhìn nghi ngại của người đời và sự ghẻ lạnh, chì chiết của gia đình. Con lớn, cô nguôi ngoai dần và lại... có người yêu. Không chỉ bảo con, gia đình cô lại chì chiết" lỡ một lần mà còn chưa chừa, ở vậy một mình không chịu nổi hay sao mà cứ thấy trai là đâm đầu vào". Trướt những lời như thế, Uyên vẫn lặng thinh không một lời đáp trả.

Mười bảy tuổi, KHánh đã là trung tâm của một "xì-căng-đan": Khánh và 5 cậu con trai nữa bị bắt trong một căn nhà cùng với một cô gái đứng đường còn trẻ. Phố huyện nhỏ nên chuyện cô ấy về đã được công an xã theo dõi từ lâu, và không may, khi họ "túm" được cô gái thì cũng túm được cả 5 cậu choai choai, từ 17 đến 22 tuổi. Các cậu khai chỉ mới cô gái về nhà nói chuyện chứ không làm gì cả. Nhưng tiếng đồn lan xa, cả phố cùng biết chuyệb, họ còn "đồn" rằng cô gái ấy đã nhiễn HIV. Thầy cô, bạn bè, hàng xóm đã nhìn với cái nhìn dò xét, về nhà, KHánh lại bị cha mẹ la mắng , chì chiết "đẹp mặt chưa, nứt mắt ra đã gái gủng". Khánh từ một cậu bé im lặng, hiền lành, chịu đựng bỗng chuyển sang quậy phá, lì lợm. Cậu bỏ học, uống rượu và tụ tập băng nhóm với đám thanh niên lưu lỏng. Với một gia đình gia giáo như nhà Khánh thì chuyện đó lại càng khó chấp nhận, la mắng chán, họ chuyển sang cô lập. Đua xe, uống rượu và "cặp kè", thậm chí sống hẳn với các em mắt xanh, môi đỏ phục vụ trong những quán cafe mọc như nấm sau mưa trên phố huyện gần nhà, đó là chân dung của Khánh bây giờ. Người ngoài chậc lưỡi, tiếc rẻ" chẳng biết làm sao nó lải đổ đốn ra thế, hoài bé ngoan, học giỏi thế mà".

KHánh chết trong một tai nạn xe cộ tại xa lộ Thủ Đức với thân hình giập nát. Ngôi mộ chôn anh rắc đầy vôi trắng trướt khi lấp đất. Trong đám tang, nhiều ngưòi lắc đầu thương hại " đi sớm cũng đỡ cho nó và cha mẹ". Khánh nhiễm HIV và đã ra đi ở tuổi 21.

Giá như già đình Khánh, gia đình Uyên chú ý hơn tới họ. Giá như họ nhận được đấy đủ tình thương yêu và sự dùi dắt tận tình, có lẽ Khánh sẽ không chết và Uyên không phải lỡ làng./.

(THỤC QUYÊN - BÁO SGTT)