PDA

View Full Version : các bạn oi haỹ dọc và suy nghĩ giùm mình nha



heocon
16-04-04, 05:25 AM
:dapdau: Chuyện người giữ nhà xác

Mùi nhang nghi ngút khắp phòng, không gian tĩnh lặng ở các nhà xác làm nhiều người nghĩ nhân viên ở đây rất lạnh lùng. Anh Phạm Ngọc Hà đã 10 năm bảo vệ nhà xác ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM tâm sự: ''Quanh năm suốt tháng có nụ cười trên môi đâu, chúng tôi thường động viên nhau làm nghề này để tích đức cho con cháu, có thế mới theo nghề lâu dài được. Nếu được ước tôi sẽ mong không còn những xác chết vô thừa nhận''.



Đội trưởng Hà đọc thư cảm ơn của bà con.

Đội bảo vệ Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có 5 người, thay phiên nhau trực 24/24h. Mỗi người tìm đến nghề này đều có lý do riêng nhưng hầu hết là do không nghề nghiệp. Anh Hà kể, năm 1989, rời quân ngũ. Hồi mới nhận nhiệm vụ về Nhà tang lễ, cả đêm anh không ngủ được, luôn băn khoăn liệu công việc có hợp không, cái nghề suốt năm chỉ gần gũi với... xác chết? Nhưng nghĩ lại, gia đình đang khó khăn, anh lại là lao động chính. Anh than thở: ''Dội'' nhất là những xác phải giải phẫu. Nhiều tử thi nghiện ma tuý, nhiễm AIDS anh em phải mang 3-4 bao tay''.

Anh Tô Nay Dương, 45 tuổi, 4 năm là nhân viên Nhà tang lễ cho biết, mấy năm trước anh theo nghề kéo kẽm. Không được bao lâu, nghề bị cấm, anh thất nghiệp và xin vào đây.

Thấy báo chuẩn bị nhận xác, anh Dương chạy ra đưa xác vào phòng giải phẫu. Sau hơn hai tiếng chờ bác sĩ giải phẫu, anh Dương dùng cồn xoa từ đầu tới chân, rửa máu để khử trùng, vệ sinh tử thi. Sau đó, anh Dương đưa xác vào phòng lạnh. Công việc bấy nhiêu đó không dễ dàng với ai mới vào nghề. Anh Huỳnh Văn Năm, 47 tuổi không bao giờ quên ca trực đầu tiên tại Nhà tang lễ. Anh hoảng hồn khi chứng kiến xác chết toàn thân bê bết máu, hai mắt trợn trắng... Anh báo với anh Hà rồi bỏ về nhà. Sáng hôm sau, anh mon men tới gặp lãnh đạo xin nghỉ việc. Hiểu tâm trạng, Hà động viên và sắp xếp cho anh công việc giữ an ninh trật tự tại Nhà tang lễ. 3 tháng sau, anh Năm mới quen với công việc và đã giao, nhận xác được 4 năm.

Những tử thi không người nhận

Anh Hà kể: ''Nghĩa tử là nghĩa tận, chúng tôi gặp biết bao cái chết không người thân. Mấy tháng trước, Nhà tang lễ nhận tử thi là một bà lão không có người nhận. sau hơn một tháng giữ trong nhà lạnh, chúng tôi chuẩn bị hoả táng thì một cô gái 20 tuổi xin nhìn xác. Cô ngất xỉu khi nhận ra người chết là mẹ mình''. Hai mẹ con cô từ Đồng Tháp lên TP.HCM lang thang khắp đầu đường ngõ hẻm để xin ăn. Để tránh cuộc truy bắt của lực lượng dân phòng thu gom người ăn xin, cô lạc mất mẹ. Cô đã đi tìm mẹ khắp nơi mà không gặp. Một hôm tình cờ xem ti vi cô mới hay mẹ mình đã mất do cơn bệnh ngặt nghèo, cô tìm đến Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ngay lúc xác bà cụ chuẩn bị được đưa đi hỏa táng...

Nguyễn Văn Thanh, nhân viên bảo vệ Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, thông thường, một tử thi không người nhận trước khi hoả táng phải chờ 45 ngày nhưng có gia đình kinh tế khó khăn nên phó thác tất cả cho bệnh viện. Gần đây, nhiều trường hợp bỏ rơi trẻ sơ sinh ở Nhà tang lễ. Trong những lá thư cảm ơn Đội tang lễ Bệnh viện có bức thư của một công nhân ở Khu công nghiệp Bình Dương: ''Em rất cám ơn các anh đã lo cho con em chu đáo. Vì hoàn cảnh công nhân như các anh biết, tiền trị bệnh đã mất mấy tháng lương lấy đâu ra tiền lo cho con khi qua đời...''.

Tại Nhà tang lễ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Nhà tang lễ Bệnh viện Chợ Rẫy tháng nào cũng nhận trẻ sơ sinh chết không người nhận, có tháng tới 4-5 trường hợp. Theo một bác sĩ điều trị, trẻ sơ sinh tử vong do mẹ sinh non chủ yếu là công nhân, dân nhập cư từ nơi khác tới. Thay vì thương tiếc đứa con đầu lòng qua đời khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, những bà mẹ này âm thầm trốn khỏi bệnh viện khi chưa phục hồi sức khoẻ, bỏ con lại cho nhà tang lễ.

Nỗi niềm người giữ xác

Anh Hà tâm sự: ''Hội chữ thập đỏ, từ thiện lo hoả táng những xác người nhiều tuổi còn xác trẻ sơ sinh anh em phải bỏ tiền túi mua áo quan, thuê hoả táng. Lúc đầu, anh em cũng nghèo nhưng nghĩ lại làm phước nên ủng hộ. Hiện nay, trẻ sơ sinh chết bị bỏ nhiều, anh em phải tranh thủ nguồn thu giữ xe để phụ thêm...''. Ít ai hiểu nỗi niềm những người giữ xác. Ngoài cuộc sống chật vật với mức lương trên dưới 1 triệu đồng, nhân viên nhà xác lại có nhiều mặc cảm với xã hội. Ngày lễ, ngày Tết không ai muốn người giữ xác đến thăm. Nhiều người thú thật, bao nhiêu năm làm nhân viên nhà xác là bấy nhiêu năm không đi đâu, chỉ đến nhà xác làm việc rồi về quanh quẩn ở nhà với vợ con.

Anh Nguyễn Hồng Vinh, nhân viên Nhà tang lễ Bệnh viện Trưng Vương không quên ngày Đội tang lễ suýt đổ máu mấy tháng trước: ''Hôm đó, tôi vừa đưa tử thi vào phòng giải phẫu thì hàng chục thanh niên đến rút mã tấu, dao hăm dọa. Tôi đành trao đổi với bác sĩ mổ ở lưng để bọn chúng không phát hiện. Giải phẫu xong, tôi cầm kim may từng vết mổ. Chúng mở áo tử thi xem bụng, không có gì mới cho đưa vào phòng lạnh. Lúc đó, phòng lạnh âm độ mà mồ hôi tôi rơi từng giọt''