PDA

View Full Version : Bỏ ma tuý lại phiá sau!!



kfc
11-07-04, 09:41 AM
TRung tâm chưã bệnh Phú Văn nằm trên điạ bàn huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước dễ khiến ngươì ta lầm tưởng đây là khu nghỉ mát. Thế nhưng, bên trong sự bình yên ấy, hơn 2.000 ngươì nghiện đang ngaỳ đêm đấu tranh vơí bản thân để vượt qua sự cám dỗ chết ngươì cuả ma tuý.

VÀI KHUÔN MẶT THOÁNG GẶP

Anh T.Đ.Đ, SN 1978, quê ờ BÌnh Thuận, nguyên là sinh viên quản trị kinh doanh cuả trường Đaị học Kinh Tế TPHCM. Khi chuẩn bị làm luận văn tốt nghiệp cũng là lúc Đ. bị thất baị trong cuộc tình. Buồn chán, rượu cũng vô tác dụng, anh tìm đến ma tuý. Lúc đầu, Đ. chích chung vơí bạn, sau thì tự mua về nhà trọ. Tiền mỗi tháng gia đình gưỉ lên ăn học cùng vơí tiền bồi bàn kiếm được, Đ. đều dùng vào việc chích choác. Chưa đầy ba tháng sau, Đ. bị đưa lên Phú Văn. Ban đầu, Đ. cứ ấm ức:"Tại sao đám bạn chơi lâu mà không bị túm, mình mơí chơi có mấy tháng...". Thế nhưng càng ở lâu, Đ. càng thấm thiá lỗi lầm cuả mình. Thương nhất là mẹ, mỗi lần đến thăm đều nhìn Đ. ứa nước mắt, còn hai đưá em nhỏ, đang học lớp 9 và lớp 12. Đ. buồn buồn:" Mình là anh hai trong nhà mà không làm gương cho mấy em, laị còn làm khổ mẹ. Mấy đưá bạn cùng trang lứa giờ đã làm Giám Đốn này, Trưởng Phòng nọ. Thật xấu hổ! Chỉ mong sao sớm bình phục, tìm được công việc ổn định". Điều Đ. có thể làm bây giờ là cố gắng làm việc tốt, sống có kỷ luật, tham gia nhiều môn thể thao.

Trăn trở của Đ. là tâ tư chung cuả toàn thể học viên. Nhiều em khi được hỏi:" Nếu trở về thì có đoạn tuyệt hẳn vơí ma tuý không?", câu trả lơì chung là: " chưa biết thế nào?".

P.Đ.N. nghiện ma túy khi chơi theo " phong trào". Gia đình N. thuộc hàng khá giả, bố có cưả hàng trang trí nội thất trên đường Lê Văn Sỹ, mẹ là Giáo Viên. Học dỡ lớp 12, N. đi bộ đội nhưng vẫn vô kỷ luật. Trở về gia đình, N. ăn chơi trác táng, tiền giao hàng, tiền bố mẹ cho thêm, N. "nướng" sạch ở những quán bar, vũ trường... Đưá em mơí lớn cũng học đòi theo anh. Theo lời mẹ khuyên, N. tự mua thốc uống, cai hai ba lần không được. Rốt cuộc, ba mẹ phaỉ chở hai anh em tơí trung tâm Bình Triệu, được 12 ngày thì chuyển lên Phú Văn.

Trung tâm chưã bệnh PHú Văn hiện có hơn 2.000 học viên, đa số ở độ tuồi từ 18 đến 30. Trung tâm vưà làm lễ công nhận học viên hoàn thành giai đoạn 1 (sau cai), trao trang phục mơí cho 1.174 học viên, liên kết vơí Cty may Kim Ấn, taọ việc làm cho học viên. TRong đó, ngoài 600 học viên gia công chế biến hạt điều, có 200 học viên may gia công, 50 học viên may áo gió, thêu xuất khẩu có 30 học viên. Đội ngũ công nhân xây dựng ( chủ yếu là học viên cũ), tham gia sưã chưã các công trình, doanh traị gần trung tâm. Một số em tham gia trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, làm nấm, đậu hủ, bánh mì, nước đá...

Dưới hình thức lao động trị liệu, các em sẽ từng bước tự khẳng định mình. Việc tổ chức, quản lý, dạy nghề cho các học viên sau cai từ lâu đã theo bốn hướng: lao động sản xuất tại các khu công nghiệp; lao động sản xuất và định cư taị các cơ sở giaỉ quyết việc làm; làm việc ở các công trình kinh tế có tính cơ động cao; làm việc taị hợp tác xã, tổ sản xuất do gia đình học viên hoặc cá nhân đứng ra tổ chức.
Bên cạnh những nổ lực cuả trung tâm, cộng đồng xã hội, bản thân học viên, sự quan tâm đúng mực cuả gia đình sẽ là liều thuốc an thần hữu hiệu xoá dần mặc cảm để các em tự tin đứng vững trên đôi chân cuả mình khi hoà nhập cộng đồng.

Lệ Loan - Theo CA thành phố HCM.