PDA

View Full Version : Vì nạn nhân chất độc màu da cam!



cind
09-08-04, 12:46 PM
"Bạn đã ký tên chưa?"

Lời kêu gọi được post lên ngày 25-7-2004 trên forum TTVNOL
TTO - Những ngày này, cư dân trẻ trên mạng đang chuyền tai nhau câu hỏi như thế. Bạn đã đọc những bài báo về nỗi đau dioxin gần đây không? và bạn đã ký tên vào kiến nghị ủng hộ vụ kiện của nạn nhân da cam trên:

http://www.petitiononline.com/AOVN/
chưa?

Đề tài về chất độc màu da cam đang nóng lên trên các diễn đàn trẻ hôm nay. Những bài báo hay và cảm động đều được trích dẫn lại trên các forum TTVNOL.com, Movieboom.com,..- từ những bài viết trên báo Lao động, Thanh Niên đến chuyên đề về Nỗi đau da cam trên báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, lá thư đặt ra câu hỏi làm mọi người giật mình Chúng ta có vô cảm không? trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM và hàng loạt những lá thư hưởng ứng sau đó: Không thể nào chúng ta cứ mãi vô cảm! , Chúng ta không vô cảm trước nỗi đau dân tộc mình...

Những bài báo và những lời kêu gọi trên các forum, những đường link
http://petitiononline.com/AOVN/
các cư dân mạng gửi cho nhau đã tác động không nhỏ đến số lượng chữ ký trên bản kiến nghị nhưng đến giờ phút này (3g15 ngày 6-8-2004) , với hơn 120 ngày, trang web mới chỉ thu thập được 33.114 chữ ký.

Còn cần hơn 200.000 chữ ký trong vòng 120 ngày nữa, liệu ông Len Aldis - chủ tịch Hội Hữu nghị Anh - Việt và người sáng lập bản kiến nghị ủng hộ nạn nhân chất độc da cam - có đạt được ít nhất 300.000 chữ ký như mong muốn khi khép lại bản kiến nghị vào tháng 12 này để gửi đến chính phủ Mỹ? Chẳng lẽ rất ít người trong chúng ta đã lắng nghe được những tiếng gọi vì hòa bình, vì công lý?

Chúng ta tin rằng công lý cho nạn nhân chất độc da cam phải đạt được. Nhưng câu hỏi Chúng ta có vô cảm không dường như vẫn còn đó, và câu trả lời không mong muốn cũng sẽ đau lòng kém gì nỗi đau da cam đã cứa qua cuộc đời 5 triệu người VN.

mong_em_co_ngay_mai
12-08-04, 12:53 PM
Ui giá mà MECNM có thể ký được nhiều hơn 1 lần nhỉ ??? :((

langtu
12-08-04, 08:04 PM
Originally posted by mong_em_co_ngay_mai@Aug 12 2004, 05:53 AM
Ui giá mà MECNM có thể ký được nhiều hơn 1 lần nhỉ ??? :((
Chị có thể ký bao nhiêu lần cũng được ( với chỉ một hộp mail duy nhất) Còn nhiều mail thì cũng cứ vô tư mà ký đi :clap: . Prtitionline.com là 1 trang web dành cho các kiến nghị của mỗi người ở mọi nơi trên thế giới. Vì vậy, các địa chỉ mail luôn được giữ bí mật.
P/s: Tính đến 8h ngày 12/8/2004 đã có khoang 110 000 chữ ký ủng hộ nạn nhân của chất độc màu da cam. Dù rằng còn 2/3 lượnh chữ ký nữa thì bản kiến nghị mới có hiệu lực. Điều đáng nói là từ khi báo www.tuoitre.com.vn đang tin thì lượng chữ ký ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam tăng đột biến( từ ngày 6/8 đến hôm nay) lượng chữ ký ủng hộ tăng gấp đôi.

heorung
15-08-04, 10:44 AM
Tui đã ký tên rồi!
Bi giờ mấy bác tham khảo thêm chút xíu về mấy vụ dioxin ở Mỹ ạ!"


Các bạn hỏi chúng ta đang làm gì ở đó những năm qua: toàn bộ chuyện đó là như thế nào? Tôi sẽ nói thành thật và giản dị: đó là vì một mục đích cao thượng" (Cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan) - * "Chúng ta đã sai trái, sai trái một cách khủng khiếp" (Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam Robert McNamara).

Sự phẫn nộ của một bà góa

Đã có nhiều nỗ lực của các cựu chiến binh (CCB) Mỹ kiện chính quyền về những triệu chứng sức khỏe mà họ gặp phải do nhiễm chất độc da cam (CĐDC) ở VN, nhưng mỗi lần đều vấp phải điều luật Feres năm 1950 của Mỹ cấm các CCB kiện chính phủ vì những thương tật và mất mát trong quân đội. Chính vì vậy các CCB không còn đường nào khác là tập trung sự công kích vào các công ty hóa chất (CTHC).

Đơn kiện tập thể đầu tiên của CCB Mỹ (năm 1979) chống các CTHC được đại diện không phải bởi một CCB mà bởi một bà góa: Shirley Ivy. Chồng của bà Shirley, ông Donald Ivy, cựu đại úy thủy quân lục chiến Mỹ tại VN, đã mắc chứng ung thư gan và tụy sau khi trở về từ VN, và các bác sĩ điều trị nói có thể do ông nhiễm CĐDC. Quả thật, Donald Ivy kể rằng trong chiến tranh ông đã từng nhiều lần tiếp xúc với CĐDC và cứ mỗi lần như thế ông và đồng đội được cho đi tắm biển ở Đà Nẵng để “cọ rửa ô nhiễm".

Tuy nhiên, các tòa án liên bang và sáu CTHC bị cáo đã làm đủ mọi phương cách để phong tỏa bất cứ sáng kiến nào của các CCB nhằm lôi vụ việc ra tòa. John Sabetta, luật sư đại diện Monsanto, từng thừa nhận năm 1990 rằng Mosanto rất sợ bị phá sản nếu các CCB thắng kiện. Sabetta nói: “Số cựu binh phải chịu đựng những thương tật sau chiến tranh nếu được xác nhận sẽ bằng hoặc hơn số cựu binh trong vụ kiện tập thể này”. Lúc này mới có 15.000 CCB và thân nhân của họ đứng về phía bên nguyên, và chiến lược của các CTHC là "giải quyết một lần cho dứt", để tránh khả năng 250.000 CCB có thể đứng về phía nguyên đơn trong vụ kiện.

Chính vì lo sợ một sự bùng nổ đó mà cả chính quyền lẫn các CTHC đã luôn đứng về cùng một chiến tuyến. Chủ tịch Ủy ban da cam của các CCB Mỹ tại VN ở Hội đồng quốc gia Texas, ông Huckaby (người trở nên tàn tật sau chiến tranh mà theo ông là do CĐDC), nhận định: “Chính phủ đang thật sự che chắn những CTHC chết tiệt này”. Ngay từ đầu, các CCB cũng không nghi ngờ gì về cái mà họ gọi là “liên minh tội lỗi” giữa các CTHC và một số tòa án Mỹ.

Vụ kiện Brooklyn: tuy thắng mà thua đậm

Vụ kiện tập thể đầu tiên của các CCB Mỹ tại VN đã diễn ra ngày 7-5-1984 tại phòng xử án Brooklyn của thẩm phán Jack Weinstein (lúc này có 15.000 CCB và thân nhân của họ đứng về phía bên nguyên). Thế nhưng, nó đã kết thúc đột ngột do những thỏa thuận phút cuối giữa các luật sư bên nguyên và các CTHC.

Trong suốt mấy ngày đêm trong tuần cuối trước giờ xử án, các luật sư của bên nguyên (được Weinstein chỉ định) đã bị buộc phải tham gia một cuộc thương lượng. Trong thời gian mệt mỏi này, thẩm phán Weinstein đã êm ái rót vào tai các luật sư rằng những bằng chứng của phía nguyên đơn quá yếu và có thể bị đập tan tại phiên xử, hơn nữa phiên tòa có thể kéo dài nhiều năm. Ông ta thuyết phục họ cứ nhận những gì họ được trả và dọa họ có thể chịu trách nhiệm pháp lý sau này nếu không chấp nhận đề nghị của ông ta.

Trước triển vọng phải chịu đựng một phiên tòa mà vị thẩm phán không ủng hộ mình (thẩm phán Weinstein đã chấp nhận chứng cứ do Chính phủ Mỹ và các CTHC cung cấp như những bằng chứng hợp pháp, để cuối cùng khẳng định chất thuốc trừ sâu họ sản xuất không gây tổn thương cho các cựu binh), các luật sư đã mất nhuệ khí này đã chấp nhận một giải pháp vào 4 giờ sáng, chỉ vài giờ trước khi phiên tòa được mở. Giải pháp mà thẩm phán Weinstein đưa ra là một quĩ 180 triệu USD đền bù cho các nạn nhân, một số tiền quá ít ỏi nếu chia cho từng cá nhân CCB.

Các CCB, không biết rằng mình đã bị "vào tròng", thoạt tiên đã tỏ ra rất hân hoan. CCB Rod Rinker ở Atlanta sung sướng nói: "Đây là một thảm bại của các CTHC. Chúng tôi đã buộc họ phải quì gối, và đã đạt được sự thừa nhận công khai của họ về tội ác họ gây ra".
Thế nhưng, sự thật không phải là như vậy: các CTHC vẫn không hề thừa nhận tội ác. Phát ngôn viên của Dow, R.W. Charlton, ngay sau đó nói: "Khi xem xét đầy rẫy những chứng cứ khoa học (!), CĐDC không phải là nguyên do hợp lý của các biểu hiện bệnh tật nơi các CCB".

Các CCB đã nhanh chóng nhận ra rằng họ chẳng nhận được gì nhiều từ phiên tòa. Cụ thể, một CCB ở California tật nguyền hoàn toàn được đền bù chỉ 2.000 USD. Một CCB ở Texas, cũng tàn tật hoàn toàn, nói ông ta nhận được nhiều hơn các cựu binh khác, tới 6.000 USD. Trong khi đó, bà góa Shirley Ivy được đề nghị chỉ 3.000 USD đền bồi cho cái chết của người chồng (bà đã thẳng thừng từ chối khoản bồi hoàn này).

Hàng chục ngàn CCB khác bị những thương tật khác nhau nhưng chưa hoàn toàn tàn tật, đã không được đền bồi. Don Braksick, một cựu binh tàn tật ở Call, Texas, từng là công binh ở Việt Nam, đã giận dữ trước gói đền bù này: “Ai biết được chúng tôi đã phải sống trong một địa ngục thế nào. Chúng tôi phải chấp nhận vì ngỡ rằng đó là điều tốt nhất mà chúng tôi có thể có được. Nhưng đối với chúng tôi, số tiền này chỉ là một giọt nước bỏ bể ! Tôi từng biết một gã ở Texas phải ăn thức ăn dành cho chó để sống sót - đó là cuộc sống của chúng tôi - bệnh tới nỗi không thể làm việc, lây lất sống nhờ an sinh xã hội. Những kẻ ấy (các CTHC) đã không dám đấu thẳng với chúng tôi”.

Và hơn nữa, họ đã bị phản bội bởi chính các luật sư của họ. Các luật sư đã đòi khoản thù lao lên tới 40 triệu USD. Trong một thỏa thuận mật ký trong tháng 5-1984, họ cũng đã đòi nhận lại 300% tất cả mọi đầu tư của họ. Các CCB sau đó đã tố cáo rằng chính thỏa thuận này đã loại trừ việc các luật sư đứng về phía CCB trong vụ kiện. Cuối cùng, các luật sư chỉ được hưởng 9,2 triệu USD mà thôi.

Duy Văn - PV
(tổng hợp từ các trang web của cựu binh Mỹ)

-----------------

Tinhsauthienthu
01-09-04, 02:33 PM
dzu kiện này kết cuộc seo gùi ko bit seo gùi ta ,ai thắng kiện dzi