PDA

View Full Version : Châu Á quá lạc quan với đại dịch HIV/AIDS



heorung
09-08-04, 06:51 PM
Chính phủ các nước châu Á tin rằng HIV/AIDS đã được kiểm soát. Liệu có quá lạc quan, vì theo Ngân hàng Phát triển châu Á và UNAIDS, đây là thời điểm ''một mất một còn'' với châu Á?
Châu Á đang phủ nhận
. Nhiều nguy cơ, vốn đã tồn tại và đang xuất hiện, đe doạ biến dịch bệnh HIV/AIDS ở châu Á hiện nay thành một đại dịch lớn trong tương lai gần. Tính tự mãn nguy hiểm và định kiến xã hội sâu sắc bao quanh căn bệnh này là những trở ngại lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của nó. Tuy nhiên, điều đáng báo động là: Chính phủ các nước châu Á đang phớt lờ những mầm mống lớn của HIV/AIDS - người sử dụng ma tuý và lao động tình dục.

Khi các chuyên gia và nhà hoạt động chống AIDS nhóm họp tại Hội nghị AIDS quốc tế tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 11 đến 18/7, một nghiên cứu kéo dài 18 tháng do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và UNAIDS tiến hành đã kết luận: Đây là thời điểm ''một mất một còn'' với châu Á.

Hơn bảy triệu người hiện nhiễm HIV/AIDS tại vùng châu Á - Thái Bình dương. HIV/AIDS gây ra khoảng 50.000 ca tử vong mỗi năm. Theo báo cáo này, chi phí mà châu Á phải gánh chịu do căn bệnh trên gây ra là 7,3 tỷ USD trong năm 2001. Chừng nào châu Á còn phủ nhận, tổn thất trên sẽ tiếp tục tăng.

Nếu chính phủ các nước không tăng mạnh chi tiêu dành cho các chương trình ngăn ngừa HIV/AIDS cũng như chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân, sẽ có mười triệu ca nhiễm mới, 750.000 ca tử vong mỗi năm và tổn thất tài chính mỗi năm sẽ lên tới 17,5 tỷ USD tới năm 2010.

Swarup Sarkar, một trong các nhà nghiên cứu của báo cáo, cho biết: ''Các chính phủ châu Á cần hành động từ bây giờ''. Các chuyên gia và nhà hoạt động chống HIV/AIDS hy vọng Hội nghị Bangkok sẽ gióng lên hồi chuông báo động tại châu lục này. Hàng triệu người tại đây đã bị bần cùng hoá bởi HIV/AIDS. Và chi phí của việc không hành động đối với xã hội cũng như nền kinh tế đang tăng lên khi bệnh dịch chín muồi.

Người ta đã từng hy vọng rằng châu Á sẽ thoát khỏi kiểu tai hoạ AIDS đã huỷ hoạt nhiều vùng rộng lớn ở châu Phi, nơi tỷ lệ lây lan có thể cao tới 40%. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng khuyến cáo sự tự mãn và phủ nhận đang che đậy một nguy cơ lớn đối với khu vực này - một trong năm điểm lây nhiễm HIV mới trên toàn thế giới. TS Chris Beyrer, giám đốc Chương trình Nghiên cứu và Đào tạo Quốc tế AIDS Johns Hopkins Fogarty (Mỹ), nói: ''Chúng ta đang đối phó với các dịch bệnh mới trong khi dịch bệnh cũ vẫn đang tiếp diễn''.

Do châu Á có dân số đông nên so sánh tỷ lệ phần trăm đơn thuần với vùng cận Sahara của châu Phi đã che dấu tỷ lệ tử vong lớn của người nhiễm HIV/AIDS trong khu vực.

Thử xem xét hai nước đông dân nhất thế giới: Ấn Độ có 4,58 triệu người nhiễm HIV, đứng thứ hai sau Nam Phi với chừng năm triệu bệnh nhân. Tại Trung Quốc, các quan chức ước tính số người nhiễm chưa tới một triệu. Báo cáo của ADB/UNAIDS khuyến cáo số người nhiễm tại quốc gia đông dân nhất này có thể lên tới mười triệu vào năm 2010 nếu không có hành động quyết liệt.

Đối với châu Á, sự gia tăng nhỏ trong tỷ lệ lây nhiễm có thể làm tổng số người nhiễm tăng mạnh. Theo Beyrer, 3-4% dân số trưởng thành đang chung sống với căn bệnh chết người này thực sự là một tại hoạ thảm khốc. Châu Á giàu có hơn vùng cận Sahara của châu Phi - nơi sự ghê rợn của AIDS được truyền tải bằng hình ảnh của những đứa trẻ mồ côi. Tuy nhiên, Beyrer cho rằng xét về mặt dịch tễ, câu chuyện của châu Á vẫn đang hé mở và có xu hướng đi theo một hình mẫu đã được thiết lập tại phương Tây.

Tiêm và nhiễm
Lấy Indonesia, nơi cách đây gần một thập kỷ gần như không có ca AIDS nào, làm ví dụ: Ngày nay, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á này, với khoảng 216 triệu dân, đối mặt với một bệnh dịch đang lan tràn. Bệnh dịch bắt nguồn từ những người tiêm chích ma tuý. Indonesia là một ví dụ về cách bệnh dịch AIDS có thể xuất hiện và lan tràn nhanh như thế nào. Một nghiên cứu được tiến hành năm 1996-1997 liên quan tới 800 gái mại dâm ở Jakarta cho thấy không có ai nhiễm HIV. Thế nhưng nhóm y tế của Hải quân Mỹ đã nghiên cứu... sai địa điểm (!). Vào năm 2002, các nhà chức trách Indonesia ước tính trong số 160.000 người tiêm chích ma tuý, 85% dùng chung kim tiêm và 50% được tin là nhiễm HIV.

Theo GS Nick Crofts, giám đốc Trung tâm Giảm Tác hại thuộc Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khoẻ công cộng Macfarlane (Australia), bệnh dịch AIDS tại châu Âu và Mỹ lây lan nhanh trong số những người tiêm chích. Họ nhiễm HIV do sử dụng kim tiêm bẩn. Sau đó, họ truyền bệnh cho gái điếm. Mặc dù các quốc gia như Thái Lan đã loan báo thành công trong việc giảm lây truyền HIV thông qua nhiều chiến dịch quan hệ tình dục an toàn, nhiều chính phủ có xu hướng phớt lờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của các nhóm có nguy cơ khác, chẳng hạn như khoảng 4,5 triệu người tiêm chích ma tuý khắp châu Á.
.
Rắc rối là số người tiêm chích tại châu Á đang tăng lên. Theo Crofts, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 là cú huých cho ngành buôn bán ma tuý bất hợp pháp. Ngày càng có nhiều người hơn tìm đến với ma tuý để thoát ly thực tế hoặc để kiếm tiền. Phương thức xuất khẩu ma tuý từ các nơi như Myanmar và Pakistan đã thay đổi khi nhu cầu tăng lên. Hoạt động buôn bán bằng đường biển nhằm tránh các vụ bắt giữ trên bộ cũng phát triển mạnh.

Điều mỉa mai là cũng có những nguy hiểm bắt nguồn từ thành công trong việc chống HIV/AIDS. Tại Thái Lan, sự tự mãn đang trở lại. Chính phủ nước này đang chi tiêu ít hơn cho hoạt động phòng ngừa. Các nhà hoạt động nói rằng chính phủ không quan tâm đủ tới số ca nhiễm đều đều của các đối tượng tiêm chích và bức thông điệp quan hệ tình dục an toàn, từng có thời rầm rộ và rõ ràng, hiện không tới được một số lao động tình dục.

Xem xét trường hợp của Bombuey, một cô gái Thái Lan có mái tóc dài rủ xuống khuôn mặt để che dấu những vòng tròn tối dưới mắt - dấu hiệu của AIDS giai đoạn phát triển mạnh. ''Anh từ đâu tới?'' - cô hỏi một du khách bằng tiếng Anh của gái bar. Khi được hỏi cô cảm thấy thế nào, Bombuey nhảy cỡn lên để chứng tỏ vẫn khoẻ mạnh. Theo linh mục Joe Maier, giám đốc Trung tâm AIDS ở Bangkok - nơi Bombuey đã được điều trị, cô gái này đang bị lao. Ông nói: ''Trong một vài tuần, cô sẽ trở lại các quán bar ở Phuket để hành nghề lần cuối. Cô ấy sẽ lây nhiễm HIV cho một vài người rồi sẽ trở lại đây để... chết''.

Có nhiều ý kiến khác nhau về cách giải quyết bệnh dịch AIDS ở châu Á. Các tổ chức như UNAIDS và ADB ủng hộ việc tăng chi tiêu để giải quyết nó. Tuy nhiên, hệ thống y tế công cộng của nhiều quốc gia quá yếu kém nên không thể chi tiêu hiệu quả cũng như không có nhiều tiền để tiêu. Họ nói nếu các chính phủ hành động ngay từ bây giờ, số ca nhiễm mới tới năm 2010 sẽ giảm từ mười xuống còn bốn triệu, tránh cho khu vực này tổn thất hai tỷ USD mỗi năm.

Báo cáo mới nhấn mạnh: Khi bệnh dịch phát triển, từ năm 2007 tới 2010, các chính phủ trong khu vực sẽ cần chi 5,2 tỷ USD mỗi năm để ngăn chặn sự lây lan của nó. Đây là một con số khổng lồ so với mức chi tiêu 200 triệu USD hiện nay mà các chính phủ châu Á dành cho chống HIV/AIDS.

Các giải pháp đơn giản

Các tổ chức phi chính phủ nhỏ hơn lại ủng hộ một phương pháp ít tốn kém hơn. Một số chuyên gia nói rằng cách tốt nhất là tập trung vào các hành vi cụ thể đang gây ra nhiều ca nhiễm bệnh nhất. Đây chính là chiến thuật mà Mạng lưới Giám sát Đại dịch AIDS ủng hộ. Mạng lưới này sẽ đưa ra một thông báo trong vài ngày tới. Theo nhà dịch tễ Elizabeth Pisani thuộc Văn phòng Khu vực châu Á của Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế, một trong các tác giả của báo cáo, HIV đang lây lan tại châu Á và họ biết nên làm gì với nó. Quan điểm của bà là cung cấp kim tiêm sạch cho các đối tượng tiêm chích và bao cao su cho lao động tình dục sẽ làm giảm nguy cơ lây nhiễm ở ngoài nhóm nguy cơ cao. Hong Kong là một trong ít nơi tại châu Á có hệ thống hiệu quả, cung cấp kim tiêm cho đối tượng nghiện hút.

Elizabeth nói tiếp: ''Phần lớn người dân châu Á không tham gia vào các hành vi mà làm cho họ có nguy cơ nhiễm HIV. Điều quan trọng là chúng ta tập trung nỗ lực phòng ngừa vào việc cung cấp bao cao su và kim tiêm sạch cho một nhóm nhỏ những người làm chuyện đó''.

Crofts chỉ ra rằng rắc rối là người nhiễm HIV tại châu Á chủ yếu nằm ở rìa của xã hội và thường xuyên di chuyển, gây khó khăn cho quá trình điều trị bằng thuốc chống retrovirus sẵn có. Việc điều trị bằng các loại thuốc này phải được tiến hành nghiêm ngặt và nằm dưới sự giám sát y tế. Do vậy, các cách điều trị đó không phù hợp với những đối tượng nghiện mà đang sống bấp bênh. Ngoài ra, việc không tuân thủ phương pháp điều trị ARV có thể dẫn tới các dạng HIV kháng thuốc.

Cũng thật là khó để thuyết phục các chính phủ châu Á đưa ra lời khuyên đối với đối tượng tiêm chích và lao động tình dục. Nếu một người sử dụng ma tuý tại Nepal còn có thể tìm thấy một kim tiêm để dùng chung trong một nhà vệ sinh công cộng hoặc một người nghiện ở Indonesia có thể mua ma tuý của một người khác trên phố với giá chưa tới mười USD, ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS ở châu Á sẽ là điều không thể nếu không có phản ứng phối hợp mạnh mẽ trong khu vực.

(Theo Asian Times)

heorung
24-08-04, 10:04 AM
Nông nghiệp là chìa khoá để chiến thắng AIDS

Phát triển nông nghiệp là chìa khoá để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống HIV/AIDS ở vùng châu Phi cận Sahara vì nghèo đói gây ra nạn mại dâm và làm tồi tệ thêm bệnh dịch. Những người có đủ lương thực không cần bán mình để có ăn. Trong tương lai nông nghiệp chính là chìa khoá ngăn chặn dịch bệnh AIDS ở nhiều nước đang phát triển. Chương trình đào tạo canh tác và các kỹ năng khác là cấp bách. Quỹ toàn cầu mới chống HIV/AIDS và các căn bệnh khác cần cấp kinh phí phát triển nông nghiệp, cũng như chăm sóc y tế cho các nạn nhân. FAO phải huy động nhiều tiền của hơn nữa cho khu vực nông nghiệp. Tổng thư ký LHQ Kofi Annan đã phát động quĩ toàn cầu để đấu tranh chống HIV/AIDS và các căn bệnh khác tại cuộc họp thượng đỉnh 8 nước công nghiệp ở Genoa, Italia. 8 nước này cùng với Nga đã cam kết viện trợ hơn 1,2 tỷ đôla Mỹ. Theo con số của ngân hàng thế giới ở châu Phi, tiêu phí trung bình hàng năm về HIV/AIDS tính theo đầu người chiếm khoảng 1% tổng sản phẩm quốc nội. Thế hệ trung niên đang bị mai một vì phần lớn các nạn nhân từ 15-49 tuổi. FAO cho biết từ 1985 có 7 triệu nông dân bị chết do AIDS thuộc 25 nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất ở châu Phi và hơn 16 triệu người sẽ chết đến năm 2020. ước tính cứ 10 ca mắc mới AIDS thì có 9 ở châu Phi, là nơi chiếm 10% dân số thế giới. Khoảng 83% tử vong do AIDS xảy ra ở châu Phi. Vùng châu Phi cận Sahara là điểm nóng nhất, với 28,1 triệu người bị nhiễm. Trên thế giới có 13,2 triệu trẻ em mồ côi bị AIDS thì có hơn 12 triệu là ở châu Phi.

Đức Điệp (Reuters)

heorung
07-09-04, 12:32 PM
AIDS ở Indonesia: Đỉnh điểm của khủng hoảng

Bài toán cần giải cho cuộc chiến chống AIDS tại nước này: Sự kết hợp nguy hiểm, khi những người nghiện heroin dùng chung kim tiêm và quan hệ với gái mại dâm!
Năm 1983, khi bác sĩ chuyên khoa ung thư Zubairi Djoerbansĩ đang theo học cao học tại Paris (Pháp), ông đã học được tại đó những kinh nghiệm đầu tiên về AIDS. Hai năm sau, ở thành phố Jakarta (Indonesia), ông phải điều trị một trong những ca nhiễm AIDS đầu tiên của Indonesia: một phụ nữ bị nhiễm bệnh từ người chồng khó ưa, sau đó bà ta đã chết.

Giờ đây, Indonesia đang đối mặt với một sự đảo lộn đầy kịch tính, khi chỉ từ một con số ít ỏi mà nay số người nhiễm AIDS qua đường tình dục đã chiếm trên 70% số ca nhiễm bệnh. Từ năm 2001, ngày càng có thêm nhiều những người trẻ tuổi tiêm chích ma túy, khiến các ca nhiễm bệnh tăng cao đột biến và đẩy Indonesia đến bờ vực của sự bùng nổ AIDS.

http://vietnamnet.com.vn/dataimages/normal/images329355_Indonesia1_010904.jpg
Mối liên hệ giữa những người tiêm chích ma túy với các "lao động tình dục"
khiến cho dịch HIV/AIDS lan rộng nhanh chóng ở Indonesia.
"Dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng!" - TS Haikin Rachmat, một viên chức cấp cao của Bộ Y tế - người đứng đầu Uỷ ban chuyên môn thuộc Ủy ban Quốc gia về AIDS của Indonesia, nói - “Chúng tôi lo lắng về sự bùng phát của AIDS vì số người nghiện ma túy đang gia tăng. Cuộc bùng phát có thể xảy ra ngay tại đây vì ở thành phố Jakarta này, số người nghiện ma túy đã ở mức rất cao”. Chính phủ Indonesia hiện đang dành khoảng 80 tỷ rupi (tương đương 8.5 triệu USD) hàng năm cho công tác phòng ngừa và chữa trị AIDS. Tuy nhiên, các viên chức nói rằng số tiền đó cần phải nhiều hơn gấp ba lần thì mới có thể giải quyết một cách hiệu quả các khó khăn.


Theo chính phủ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, tại Indonesia có khoảng 90.000 đến 130.000 người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, TS Samsuridjal Djauzi, giám đốc và cũng là chủ tịch của Bệnh viện Ung thư Dhamais tại Jakarta tin rằng con số thực sự có thể cao hơn nhiều, do căn cứ vào số người có nguy cơ nhiễm cao của quốc gia, trong đó thành phần chính là những người tiêm chính ma túy và gái mại dâm - hiện vào khoảng sáu-bảy triệu người. “Nếu chúng ta không kiểm soát được dịch bệnh này, Indonesia sẽ đánh mất cả một thế hệ.” - ông nói.


Dịch HIV/AIDS tại Indonesia mang các đặc điểm trái ngược khác hẳn với các quần đảo còn lại. Tại Papua, lây lan qua đường tình dục chiếm phần lớn trong các ca nhiễm, đe dọa đến khoảng hai triệu cư dân đang khỏe mạnh tại đây. Ví dụ, tại thị trấn Marauke thuộc vùng bờ biển phía Nam của Papua, 26,5% số gái điếm nhiễm HIV.


Mỗi một nơi của Indonesia lại có những vấn đề lan truyền HIV/AIDS khác nhau. Nơi thì tồn tại mối liên hệ ngầm giữa những người tiêm chích ma túy với các "lao động tình dục", khiến cho dịch HIV/AIDS lan rộng nhanh chóng. Dẫn đầu là Jakarta, Bali, Đông và Tây Java và vùng phía Đông Sumatra của tỉnh Riau. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh này tràn sang cả các khu vực khác như Tây Kalimantan, Nam và Bắc Sumatra và Bắc Sulawesi. “Chúng tôi đã có một số thành công trong việc làm giảm sự lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, đối với những người sử dụng ma túy lại có quá nhiều nhân tố liên quan nên thật khó để cải thiện tình hình.” - BS Zubairi Djoerban nói.


Cho đến năm 2001, những cái chết vì AIDS tại Indonesia ước tính chỉ mới có 4.600 trường hợp. Tuy nhiên, các thống kê chính thức vài năm gần đây cũng đã trở nên không còn phù hợp nữa và nhiều khi các thông tin trao đổi một cách vô thưởng vô phạt thường nhất lại là cách tốt nhất để đánh giá mức độ tiến triển của dịch bệnh. BS Zaiburi nói: Chỉ tính riêng tại phòng khám của ông, mỗi tháng đã phải chữa trị cho 30-50 ca nhiễm mới. TS Djauzi cũng cho biết: Ít nhất 85% các ca nhiễm mới mà bệnh viện của ông chữa trị hiện nay là những người nghiện ma túy, nhiều người trong số họ đến từ các thành phố cổ lân cận.


Mối quan hệ chết người


http://vietnamnet.com.vn/dataimages/normal/images329353_Indonesia2_010904.jpg
Các tình nguyện viên tuyên truyền chống AIDS tại Indonesia.
Các chuyên gia cho biết: Khoảng 40-50% những người tiêm chích ma túy tại Indonesia đã bị nhiễm HIV/AIDS; khoảng 70% trong số đó là những người thường xuyên quan hệ với gái mại dâm. “Chính sự xoay chuyển trùng lặp của các hoạt động tình dục như vậy đã khiến cho dịch bệnh càng thêm lan rộng.” - Steve Wignall, thuộc Tổ chức Thế giới về Sức khỏe Gia đình – một tổ chức phi chính phủ được Mỹ tài trợ với chức năng giám sát hành vi của các đối tượng bị nghiện ma túy, nhận xét.


BS Zubairi và TS Djauzi là những người đứng đầu một tổ chức có tên là Pelitailmu – tổ chức chữa trị cho các bệnh nhân HIV ngay tại nơi đầy tội phạm và tội ác sát cạnh trung tâm Jakarta: Tanah Abang. Cả hai cho biết có một điều đáng chú ý: Có đến 90% trong số 200 người nghiện ma túy mà họ kiểm tra gần đây đều nhiễm HIV. Cho dù đây chỉ mới là một mẫu khảo sát nhỏ nhưng rõ ràng là chiều hướng sẽ khủng khiếp đến dường nào nếu khảo sát mở rộng ra toàn bộ các đối tượng nghiện.


BS Zubairi nói rằng cho dù người phụ trách cuộc chiến chống AIDS là ai đi nữa thì cũng không quan trọng, bởi Indonesia đang phải tiến vào một lãnh vực mà chưa một ai từng biết tới: “Cái mà chúng ta cần là có nhiều tiền hơn nữa, không phải chỉ từ những người tài trợ, mà còn phải từ chính phủ để thể hiện sự quan tâm của họ cho cuộc chiến này".


Trần Anh (Tổng hợp)

heorung
08-09-04, 05:27 PM
Thế giới đang thất bại trước cuộc chiến chống AIDS
Báo cáo về AIDS của LHQ cho biết chỉ tính trong năm qua, đã có thêm khoảng 5 triệu người nhiễm HIV – con số lớn nhất kể từ khi phát hiện căn bệnh đáng sợ này vào năm 1981 đến nay.
Tính trên phạm vi toàn cầu thì cứ năm người mới chỉ có một người biết về sự hiện diện của AIDS. Báo cáo cũng cho biết: AIDS ngày càng mang diện mạo của những phụ nữ và giới trẻ, với khoảng một nửa trong số gần 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn cầu là phụ nữ và cũng cùng một con số nhức nhối đó là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-24. Gần ba triệu người chết vì AIDS trong năm qua, nâng tổng số người chết vì AIDS trong hai thập kỷ qua lên đến con số 20 triệu người. Khu vực Hạ - Sahara thuộc châu Phi chỉ chiếm 10% dân số thế giới lại là cứ địa của hơn 60% tổng số người nhiễm HIV của toàn thế giới, trong đó có 2,2 triệu người nhiễm thêm vào năm ngoái. Tỷ lệ nhiễm HIV là quá cao ở các nước phía Đông và Nam châu Phi, làm cho 60% số trẻ ở tuổi 15 hiện nay sẽ không thể nào sống để mừng được sinh nhật lần thứ 60 của mình. Lấy năm 1995 làm mốc, tuổi thọ ước tính trung bình của dân cư tại bảy quốc gia châu Phi giảm xuống chỉ còn 49 tuổi - giảm thọ mất 13 tuổi vì AIDS. Báo cáo cũng nhận diện Đông Âu và châu Á là những khu vực có tỷ lệ phát triển HIV nhanh nhất, và số tăng đó chủ yếu do những đối tượng tiêm chích ma túy mà ra. Trong chưa đầy một thập niên, tỷ lệ người nhiễm HIV tại các khu vực này đã tăng gấp 8 lần; từ khoảng 160.000 trường hợp bị nhiễm vào năm 1995 lên khoảng 1,3 triệu người vào năm 2003. “Điều đáng ngại là hơn 80% số người bị nhiễm là ở độ tuổi dưới 30." Tại châu Á, ước tính có 7,4 triệu người nhiễm HIV, bao gồm 1,1 triệu người mới nhiễm vào năm 2003. Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam được ghi nhận là có số tăng rõ rệt nhất. Ấn Độ hiện có 5,1 triệu người nhiễm HIV – và là quốc gia ngoài châu Phi có số người nhiễm cao nhất thế giới. Năm ngoái, tổng số người nhiễm HIV ở Mỹ cũng tăng đến con số 950.000 người (so với 900.000 người nhiễm vào năm 2001). Còn tại Tây Âu, hiện có 580.000 người nhiễm HIV, tăng từ con số 540.000 người ở năm 2001. Báo cáo cũng cho biết: “Các chương trình ngăn ngừa hiện đang không vươn tới được với những người đang rất cần nó, đặc biệt là hai nhóm có thể bị lây nhiễm cao nhất - phụ nữ và thanh, thiếu niên".

(TN)

heorung
08-09-04, 08:56 PM
Không còn thời gian cho khủng hoảng HIV/AIDS ở châu Á.

Tổ chức ActionAid tại khu vực châu á cảnh báo “đă đến lúc cần phải hŕnh động ngay”. Tại châu á cho đến thời điểm nŕy có khoảng 7,2 triệu người nhiễm HIV. Theo ước tính có khoảng 500.000 người chết vì AIDS và gần 1 triệu người nhiễm HIV trong năm 2002. Dường như tỷ lệ công bố và số người nhiễm HIV/AIDS ở 2 nước Trung Quốc và ấn Độ khác xa con số có thực. Trong khi Nhật Bản tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS vẫn dưới 1% tổng số dân nước này thì các chuyên gia vẫn lo con số thức phải lớn gấp 5-6 lần con số được công bố. Đại dịch HIV/AIDS đang xói mňn dần những kết quả thu được từ các sáng kiến chống đói nghčo. Để ngăn chặn HIV/AIDS cần tăng cường hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Điều nghięm trọng ở đây lŕ chính những nước đang dầy công ngăn chặn sự lây nhiễm HIV lại lŕ những nước đang bị bůng nổ nạn lây nhiễm. Quan hệ tình dục không an toàn trong giới trẻ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc lây nhiễm mới. Kể từ năm 2001, gần 40% số người nhiễm HIV mới lŕ ở độ tuổi từ 15-24.