PDA

View Full Version : XÉT NGHIỆM HIV/AIDS TRƯỚC HÔN NHÂN NÊN CHĂNG ?



heorung
12-08-04, 03:37 PM
Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp sau khi kết hôn, người ta mới tình cờ biết đư*ợc chồng hoặc vợ mình bị nhiễm HIV. Ðây là một tình huống gây sốc cho cả hai người, Giải thích cho nhau hiểu, thông cảm không phải là chuyện dễ dàng... Ðó là chưa kể đến tình huống có thể đã…trót truyền HIV cho nhau.

1. Từ những tai nạn bất ngờ…
Chị N. ở dưới quê lên thành phố làm việc. Qua giới thiệu chị kết hôn với một thanh niên là con út của một gia đình sống tại Hà Nội. Sau ngày cưới ba tháng, chồng chị bị bệnh và phải làm xét nghiệm máu Kết quả làm chị sững sờ: Anh bị nhiễm HIV. Mặc dù, trước khi kết hôn, gia đình chồng có biết con mình nghiện ma tuý và nhiễm HIV, nhưng họ giấu cả hai người. Và cũng chỉ đến lúc này chị mới biết rằng, chồng chị nghiện ma túy.

Kể từ ngày đó, mỗi khi quan hệ, vợ chồng chị đều phải dùng bao cao su. Chị đang bối rối vì cả hai mới ngoài hai m*ươi tuổi và khao khát có một đứa con. Chị đã đi xét nghiệm và may mắn chưa bị lây nhiễm.

Ðiều 23: Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): "Vợ hoặc chồng nếu biết mình bị nhiễm HIV/AIDS thì phải thông báo cho nhau; nếu không thông báo thì cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo."
Còn trường hợp khác, vợ 28 tuổi chồng 32 tuổi, đều tốt nghiệp đại học, họ cho biết: "Chúng em mới kết hôn được một thời gian ngắn. Khi chồng em bị tai nạn giao thông, bác sĩ cho biết anh ấy đã nhiễm HIV. Anh ấy không sử dụng ma túy, có công việc ổn định. Em cũng đi xét nghiệm HIV, kết quả âm tính như*ng còn phải chờ xét nghiệm lại".

Một nam giới, 30 tuổi, chư*a kết hôn nh*ưng đã có quan hệ tình dục với người yêu. Họ đang chuẩn bị làm đám cư*ới. Khi cơ quan yêu cầu mọi người khám sức khoẻ tiện thể anh xin đư*ợc đi xét nghiệm thì kết quả dương tính. Tâm trạng của anh ngoài sự dằn vặt bản thân còn là nỗi lo lắng không biết mình phải giải thích với người vợ sắp cưới như thế nào. Bản thân anh chư*a sử dụng ma tuý như*ng đã từng có quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ bán dâm…

Qua những trường hợp kể trên, mặc dù người phụ nữ phải cam chịu và chấp nhận một sự việc "đã rồi", nhưng họ cũng không khỏi bàng hoàng trước nguy cơ mình có thể bị nhiễm HIV từ chồng, người yêu.

Khó khăn trước mắt là hai vợ chồng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề: Gia đình rơi vào khủng hoảng, giải thích với vợ và hai bên thông gia như thế nào? người kia có bị lây nhiễm không? Nếu đã kết hôn thì việc thông báo kết quả cho người còn lại có thể do bác sĩ điều trị, hoặc bản thân người chồng phải lựa lời giải thích. Nhưng ở giai đoạn tiền hôn nhân, việc người nhiễm HIV phải thông báo cho người yêu, hay vợ sắp cưới về kết quả xét nghiệm thật là một chuyện không dễ dàng.

2. Đến lời khuyên cử bác sĩ tư vấn
Đứng trước tình hình nhiễm HIV đang bùng nổ như hiện nay, các bạn trẻ khi có quan hệ tình dục hay kết hôn cần quan tâm hơn nữa đến nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS đang rình rập. Để có những thông tin bổ ích dự phòng, thanh thiếu niên nên có những kỹ năng bảo vệ chính mình và gia đình trong tương lai. Nếu tự thấy mình có nhưng hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Có nên xét nghiệm HIV/AIDS trước hôn nhân hay không cũng được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm. Sau đây là một số lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia tư vấn trong phòng, chống AIDS:

Bác sĩ Đặng Văn Khoát, Giám đốc Trung tâm Huy động cộng đồng Việt Nam phòng, chống AIDS: "Người nhiễm HIV nên chủ động nói với bạn tình. Có quyết định kết hôn hay không là ở hai người. Còn nếu biết nhiễm HIV rồi mà vẫn không có biện pháp phòng tránh thì nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình là rất lớn. Chúng ta nên tuyên truyền, tư vấn để khuyến khích những bạn trẻ đã từng có những hành vi nguy cơ cao tự nguyện đi xét nghiệm".

Bác sĩ Nguyễn Thị Hường, cán bộ chuyên trách phòng, chống AIDS huyện Đông Anh, Hà nội: "Ở Đông Anh gần đây có hai trường hợp là nam giới bị nhiễm HIV, cả hai đều đang có ý định làm đám cưới. Tôi đã mời họ lên Trung tâm để tư vấn. Sau khi được cung cấp những thông tin cần thiết, một trường hợp chưa quan hệ với người yêu thì quyết định chủ động chia tay. Còn trường hợp kia đã trót quan hệ rồi, tôi đã động viên anh ấy nên đưa người yêu đi xét nghiệm trước khi quyết định đi đến hôn nhân. Theo tôi, các bạn trẻ nếu không tránh được quan hệ tình dục trước hôn nhân thì nên dùng bao cao su để phòng tránh HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng tránh thai".

Thạc sĩ Đoàn Ngữ, chuyên viên phòng, chống AIDS: "Các bạn trẻ có hành vi nguy cơ cao (tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục không an toàn) thì nên đi xét nghiệm HIV trước khi kết hôn. Nếu một trong hai người đã nhiễm rồi mà vẫn quyết định lấy nhau thì nên chuẩn bị tinh thần tốt để chống đỡ với bệnh tật. Nhưng tốt nhất là không nên sinh con. Còn muốn sinh con phải có biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con để làm giảm khả năng trẻ bị nhiễm HIV".

Xét nghiệm HIV/AIDS trước hôn nhân: nên chăng? Câu trả lời tuỳ thuộc vào hành động của bạn. Nhưng để chuẩn bị hành trang bước vào đời thì các bạn trẻ đừng nên quên mang theo bên mình những kiến thức phòng tránh lây nhiễn HIV/AIDS.

Ðiều 4: Nghị định số 34/CP, ngày 01/06/1996 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS): "Người xét nghiệm khi được biết kết quả đã bị nhiễm HIV/AIDS phải thông báo ngay cho vợ hoặc chồng mình để có biện pháp phòng tránh lây truyền bệnh, nếu không thông báo thì cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo".