PDA

View Full Version : Bệnh Buerger và hiểm họa từ thuốc lá



heorung
10-09-04, 02:37 PM
http://www.htv.org.vn/new/Upload/hut%20thuoc.jpg
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, bệnh hầu như chỉ gặp ở nam giới trong độ tuổi khá trẻ, từ 25 - 40, phần lớn bệnh nhân đều nghiện thuốc lá nặng, hơn 20 điếu một ngày. Hai tác giả De Bakey và Cohen tại Bệnh viện Mayo Clinic của Mỹ khi tiến hành khảo sát trên 936 bệnh nhân bị bệnh Buerger, thấy bệnh nhân rất khó bỏ thuốc lá, chỉ có 10% trong số họ là bỏ được thuốc lá hoàn toàn. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bệnh khó khỏi mặc dù được điều trị tích cực.
Ở các nước phương đông, trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng lên tỷ lệ thuận với số người hút thuốc lá cũng đang tăng lên, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.

Các biểu hiện chính
Bác sĩ Nam cho biết, đau là triệu chứng quan trọng nhất, triệu chứng này có ở 75-80% số bệnh nhân và là biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng chi. Lúc đầu, bệnh nhân có tình trạng đau cách hồi, đau như chuột rút ở bắp chân, xuất hiện khi đi lại nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Về sau đau liên tục, bệnh nhân không chịu nổi, đau nhiều về đêm, có khi người bệnh lâm vào tình trạng trầm cảm vì đau đớn.
Ngoài ra, khi khám bệnh bác sĩ còn phát hiện thêm các triệu chứng xanh tím, tím tái và cuối cùng là hoại tử đen của chi bị tắc động mạch. Tình trạng liệt chi và mất mạch, rối loạn cảm giác, cũng rất hay gặp và là những dấu hiệu tiên lượng rất xấu của bệnh.

Diễn tiến của bệnh
Trong bệnh Buerger tổn thương của mạch máu thường gặp ở các động mạch nhỏ ngoại vi như động mạch chày, động mạch quay, động mạch trụ... hơn là các động mạch lớn như động mạch chủ. Bệnh hay xảy ra với các động mạch của chi dưới, chỉ có khoảng 30% các trường hợp bị ở chi trên (tiên lượng đối với các tổn thương của chi trên cũng tốt hơn so với các tổn thương của chi dưới).
Bệnh có thể tiến triển thành nhiều đợt cấp, trên nền tổn thương mạn tính. Sau giai đoạn cấp là giai đoạn hình thành các nhánh nối bắc cầu của chính cơ thể, giai đoạn này rất quan trọng ở những bệnh nhân trẻ. Đôi khi người bệnh thấy giảm hoặc hết các triệu chứng đau nhức, triệu chứng tím tái đầu ngón chi và bệnh có thể tự lành.
Tuy nhiên, chu kỳ lành bệnh này có thể bị phá vỡ nếu bệnh nhân tiếp tục hút và gia tăng mức độ hút thuốc lá. Bệnh tiến triển theo xu hướng nặng dần, khoảng cách giữa các lần lành bệnh ngắn lại, thời gian đau kéo dài ra và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân trong vòng 10 năm cao gấp 3 lần so với những người bình thường, tỷ lệ phải cắt cụt chân lên đến hơn 20%.
Vị trí cắt cụt được lựa chọn thường là 1/3 trên cẳng chân, đây là vị trí thuận tiện cho việc lành vết thương và làm chân giả. Qua rất nhiều trường hợp cắt thấp hơn như cắt bàn chân, tháo khớp cổ bàn chân theo yêu cầu của bệnh nhân đều không lành và phải cắt lại đầy tốn kém cả về thời gian và tiền bạc.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tỷ lệ tử vong và cắt cụt chân thay đổi nhiều tùy theo tình trạng nghiện thuốc lá và các biện pháp nhằm bảo vệ đôi chân của bệnh nhân.

Nhân Dân - Theo Nông thôn ngày nay

chitcon289
11-09-04, 01:22 PM
Các bác nhà ta coi mà rút kinh nghiệm đi hen. Ai cũng hút thuốc thấy khiếp!!! :~) :debep: