PDA

View Full Version : Bản tin AIDS



heorung
13-09-04, 09:27 AM
Theo tin của AFP, tại hội nghị 4 ngày về vắc-xin chống AIDS nhiều nhà khoa học, các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới, các quan chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ cùng các chuyên gia đến từ 50 nước đã chia sẻ với nhau khoảng 500 báo cáo nghiên cứu trên lĩnh vực thử vắc-xin dự phòng HIV/AIDS.



Theo báo cáo thì việc nghiên cứu các kháng thể có thể làm trung hòa (vô hiệu hóa) HIV vẫn còn nằm trong giai đoạn đầu, cho nên việc phát triển được loại vắc-xin dự phòng lây truyền HIV không hứa hẹn có được thành công trong tương lai gần.



Nhưng các nhà nghiên cứu cũng bày tỏ một chút hy vọng về việc phát triển loại vắc-xin điều trị. Ts Leyvin, chuyên gia về AIDS thuộc trường Đại học Y khoa Harvard (Hoa Kỳ) cho rằng: “Nếu chúng ta có thể điều khiển các tế bào sát thủ Y bằng vắc-xin thì quá trình tiến triển của nhiễm HIV sẽ chậm lại rất nhiều”...



Hội nghị đã kêu gọi các nhà nghiên cứu lỗi lạc, các nhà nhận giải thưởng Nobel và các nhà lãnh đạo Y tế hàng đầu hãy tăng cường các nỗ lực tìm kiếm vắc-xin chống AIDS để có thể cứu thoát được khoảng 45 triệu người nhiễm HIV mới từ nay đến năm 2010 và giữ lại cuộc sống cho 70 triệu người khỏ bị AIDS cướp đi từ nay đến năm 2020.



Theo báo cáo của chính phủ Campuchia thì hiện nay ở nước này ước tính có khoảng 160.000 người nhiễm HIV (trong tổng số 10 triệu dân). Do vậy, chính phủ Campuchia đã đặt cuộc chiến chống HIV/AIDS lên hàng đầu trong quá trình phát triển của mình và trên thực tế họ đã đạt được một số thành công trong việc kiềm chế tỷ lệ lây lan của HIV, được thế giới ghi nhận như là “Một kỳ công hiếm có” trong thế giới đang phát triển. Để đạt được kết quả này họ đã phải chi tới 22 triệu USD mỗi năm cho Chương trình Phòng chống HIV/AIDS, tính ra vào khoảng 1,7 USD/người dân/năm.



Theo tin của Xinhua News Agencey, hội đồng Châu Âu vừa thông qua khoản đóng góp bổ sung 195 triệu USD cho Quỹ toàn cầu chống AIDS. Lao và Sốt rét trong vòng 4 năm tới (hết năm 2006).



Như vậy, Liên minh Châu Âu và cộng đồng Châu Âu cộng lại đã trở thành nhà tài trợ lớn nhất cho Quỹ toàn cầu này vì họ đã đóng góp tới 55% trong tổng số 4,7 tỷ USD đã có của Quỹ. Nếu tính riêng cộng đồng Châu Âu thì họ đã đóng góp được 530 triệu USD đến năm 2006 và trở thành nhà tài trợ cho Quỹ lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ (nước đóng góp 622 triệu USD).



Ông Poul Nielson, Ủy viên Hội đồng Châu Âu về phát triển và cứu trợ nhân đạo cho biết: “Các căn bệnh giết người này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của chúng tôi. Đã có rất nhiều cuộc đời bị AIDS, Lao và Sốt rét cướp đi”.



Theo tin nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ, bà Sushma Swaraj đã công bố một kế hoạch của Chính phủ về điều trị HIV/AIDS cho phụ nữ mang thai, các bà mẹ và trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

Nhận dịp này, Bà S. Swaraj đánh giá rằng, các nỗ lực dự phòng HIV/AIDS của đất nước hiện nay vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế, vẫn chưa với tới được những người nhiễm HIV và nhất là những đứa trẻ mồ côi do cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ chúng đã chết do AIDS. Theo bà S. Swarai thì nếu chúng ta chăm sóc và cấp thuốc cho các bà mẹ nhiễm HIV/AIDS thì họ có khả năng kéo dài cuộc sống khỏe mạnh để chăm sóc con cái mình. Do vậy, chương trình chăm sóc mới này của Chính phủ sẽ tập trung vào việc kéo dài khoảng thời gian sống của cả bà mẹ nhiễm HIV cũng như con cái họ. Và điều quan trọng nữa là trong chương trình này, theo bà S. Swarai “Chúng tôi sẽ coi người nhiễm HIV/AIDS như một người trong số chúng ta và đây chính là cách tiếp cận của chúng tôi”...



Hiện nay, ước tính ở Ấn Độ có khoảng 4,58 triệu người nhiễm HIV/AIDS, tương đương 0,8% dân số nước này.



Theo tin của AFP/Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét đã quyết định cấp cho Trung Quốc 95 triệu USD trong 5 năm để giúp nước này chống lại dịch HIV/AIDS đang “căng như quả bóng”. Đây là khoản tài trợ đầu tiên mà GF dành cho Trung Quốc và cũng là khoản viện trợ lớn nhất mà Trung Quốc nhận được cho riêng lĩnh vực dự phòng và điều trị HIV/AIDS.



Theo kế hoạch, trong hai năm đầu tiên sẽ sử dụng 32 triệu USD để hỗ trợ những người nông dân nhiễm HIV ở tỉnh Henan (do bán máu nhưng không được đảm bảo an toàn). Khoản viện trợ này trước hết sẽ được dùng để tăng cường hệ thống vận hành chương trình cung cấp thuốc kháng retrovirus (ARV), miễn phí của Trung Quốc, trong đó bvao gồm cả việc đào tạo nhân viên y tế làm việc này (hiện đang rất thiếu). Theo dự kiến, GF sẽ giúp Trung Quốc cung cấp thuốc ARV điều trị AIDS cho 40.000 người trong 5 năm. Hiện ở Trung Quốc mới chỉ có khoảng 3.000 người nhiễm HIV/AIDS được điều trị ARV miễn phí.



Theo tin từ Geneva, chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên hiệp quốc (UNADS) đã lên tiếng hoan nghênh bản dự thảo luật do chính phủ Canada đệ trình có thể bổ sung vào các luật về bản quyền nhằm cho phép các hãng dược phẩm sản xuất và xuất khẩu các loại “thuốc nhái” có giá trị thấp hơn sang các nước đang phát triển.



Động thái mới này làm cho Canada trở thành nước thành viên G8 đầu tiên tiến hành các bước luật pháp hóa việc thực hiện gói thỏa thuận được các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua vào tháng 8 vừa rồi nhằm giúp các nước đang phát triển bảo vệ sức khỏe công cộng và đảm bảo việc tiếp cận thuốc điều trị, trong đó bao gồm cả thuốc cho người nhiễm HIV/AIDS. Nếu dự thảo luật này được thông qua thì các công ty dược phẩm của Canada sẽ có thể sản xuất các phiên bản “thuốc nhái” của các loại thuốc kháng retrovirus (ARV) điều trị HIV/AIDS và sẽ được phép xuất khẩu các loại thuốc này sang các nước đang phát triển nào chưa đủ năng lực để tự sản xuất ra được các loại thuốc này. Rất nhiều nước trong số những nước “chưa có năng lực sản xuất này” đang cần thuốc điều trị HIV ở mức độ khẩn cấp. Ví như, theo ước tính của UNAIDS, ở khu vực cận Sahara của Châu Phi – nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất mới chỉ có khoảng 1% số người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận được thuốc ARV.

(medinet)