PDA

View Full Version : Bỏ thuốc lá trong 5 ngày(Bạn hoàn toàn có thể làm



heorung
13-09-04, 10:05 AM
Bốn điểm tổng quát cần chú ý

1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:

2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.

3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định

Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.

4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:

a) Nghĩ về việc bỏ thuốc

b) Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc

c) Bỏ hẳn thuốc

d) Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá

Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc –

Chọn ngày hợp lý rất quan trọng

• Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.

• Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.

• Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.

5 ngày trước ngày cai thuốc

1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.

- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện,

- Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...

2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.

3. Dừng mua thuốc lá!

4 ngày trước ngày cai thuốc

1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc

Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê …

2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.

Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...

3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.

3 ngày trước ngày cai thuốc

1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.

- BS gia đình

- Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất.

- Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp…

2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.

- Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.

- Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập…

- Làm các việc có ích khác …

2 ngày trước ngày cai thuốc

1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.

• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê

• Sức ép của công việc (Stress)

• Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):

- Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; Khó tập trung tư tưởng.
- Thèm thuốc; Rối loạn tiêu hoá;

• Tăng cân sau cai nghiện

2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...

3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:

• Uống nhiều nước

• Hít thở sâu

• Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa…

• Nói chuyện với người khác

• Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích…

1 ngày trước ngày cai thuốc

1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.

4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!

Lên dây cót một lần nữa:
“Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”

Ngày cai thuốc

1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn cai thuốc lá

2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.

3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.

4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.

a) Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
b) Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
c) Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.

Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá

• Tuần đầu tiên:

‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.

‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.

‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.

• Tuần thứ 2 – 6:

Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.

Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :

– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.

– Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.

– Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.

• Từ tuần thứ 7 trở đi :

Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa! :do: ... :~) ... :chair:

heorung
13-09-04, 10:16 AM
Những thay đổi của cơ thể sau bỏ thuốc

- 20 phút: Huyết áp và mạch giảm dần tới mức bình thường

- 8 giờ: Lượng oxy trong máu trở về trạng thái bình thường. Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim bắt đầu giảm. Nhiệt độ ngoài da bắt tăng.

- 24 giờ: Lượng CO trong máu bắt đầu được đào thải. Phổi bắt đầu quá trình tự làm sạch và phản xạ ho tăng để thải đờm. 70 % bắt đầu tăng cảm giác ăn ngon miệng.

- 48 giờ: Cảm giác ngon miệng và mùi vị bắt đầu cải thiện.

- 1 tuần: Giấc ngủ trở lại bình thường.

- 2 tuần tới 3 tháng: Sự lưu thông máu trong cơ thể và chức năng thông khí được cải thiện

- 1-9 tháng: Các triệu chứng như ho, tiết dịch nhầy, mệt mỏi, khó thở giảm. Nhung mao của tế bào niêm mạc phế quản trở lại hoạt động bình thường. Giảm tốc độ suy chức năng thông khí đối với người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

- 1-2 năm: Nguy cơ bị nhồi máu cơ tim giảm 20-50%. Giảm tỷ lệ bệnh tái phát và tăng tỷ lệ thành công trong điều trị, phẫu thuật mạch vành.

- 5 năm: Nguy cơ bị đột quỵ giảm tới mức như người không hút thuốc sau 5-15 năm cai thuốc.

- 10 năm: Nguy cơ bị chết do ung thư phổi giảm một nửa so với người tiếp tục hút; các nguy cơ bị ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuỵ cũng giảm như vậy. Tốc độ phát triển, di căn của ung thư chậm hơn so với người hút thuốc. Nguy cơ nhồi máu cơ tim trở về như người không hút.

Cai thuốc không bao giờ là muộn,
hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay bây giờ và mãi mãi.

Một số thay đổi về sinh lý và tinh thần sau khi bỏ thuốc.

Triệu chứng Nguyên nhân Cách đối phó

Đói thuốc :Cơ thể của bạn đã quen với 1 lượng nicotine, khi lượng đó giảm đi sẽ khiến bạn có cảm giác đói để bạn hút thuốc. Cảm giác cực kỳ thèm thuốc thường chỉ kéo dài 1-5 phút. Hãy làm 1 cái gì đó đến khi cảm giác đó giảm đi – uống nước, tập thở sâu...

Đầu bồng bênh, mất tập trung :
Điều này có thể do thiếu nicotine trong máu. Hãy nhớ là bộ não của bạn đã quen làm việc với sự có mặt của nicotine và bây giờ phải tập làm việc không có nicotine. Hãy làm việc từ từ thôi, đừng quá cố gắng trong vài ngày. Tập thể dục nhiều hơn, làm việc thời gian ngắn hơn xen kẽ với thời gian giải lao nhiều hơn. Chú ý xem mình ăn uống có bình thường không?

Ho :Đây là phản xạ tự làm sạch của phổi. Sau khi ngừng hút thuốc những lông mao giúp làm sạch phổi bắt đầu hoạt động trở lại sẽ đẩy đờm từ những phế quản nhỏ lên các phế quản lớn rồi được ho khạc ra ngoài. Nhấp từng ngụm nước ấm sẽ có thể làm giảm ho và sẽ tự hết ho sau đó 1 thời gian sau 1 đến 2 tuần.
Căng thẳng và cáu kỉnh Bởi vì lượng nicotine trong máu giảm, thành phần hoá học trong người bạn thay đổi. Cơ thể bạn đang cố gắng đối phó với những sự thay đổi đó. Vì vậy nó làm cho bạn cảm giác căng thẳng và cáu kỉnh. Đi bách bộ, ngâm trong nước ấm, và làm vài động tác thư giãn. Nói chuyện với ai đó về cảm giác của mình.

Buồn rầu,trì trệ :
Nicotine là chất hoá học kích thích tế bào não tạo nên cảm giác hưng phấn. Phải mất một thời gian để cơ thể của bạn sản xuất cân bằng chất hoá học gây hưng phấn tự nhiên thay cho chất nicotine. Trong thời gian điều chỉnh lại này bạn có thể có cảm giác buồn rầu. Một bài tập đơn giản như là đi bộ nhanh 5-10 phút chẳng hạn có thể làm bạn thay đổi. Tình trạng này sẽ hết dần dần, không nên lo lắng.
Cảm giác chóng đói Chuyển hoá trong cơ thể bạn đang trở lại bình thường Hãy ăn những bữa nhỏ ít năng lượng như là bỏng ngô, cà rốt, quả mận hay cái gì đó. Cố gắng ăn khoảng 6 bữa nhỏ và uống nhiều nước.
Khó ngủ Bộ não của bạn đang học cách làm việc không có nicotine. Chât gây ngủ trong não của bạn có thể đang bị ảnh hưởng trong quá trình tự điều chỉnh lại này. Ngâm mình trong nước ấm, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ. Có thể đọc cái gì đó hoặc nghe nhạc.

Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp như khô miệng, rát họng, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, mệt mỏi, chảy nước mắt, loét miệng và tăng cân.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây là tăng cân.
Không phải tất cả mọi người đều tăng cân sau khi bỏ thuốc. Trung bình bỏ thuốc có thể làm tăng khoảng 2 kg. Nguyên nhân có thể là người bỏ thuốc hoạt động ít hơn, và hay gặp hơn là người bỏ thuốc thường lấy thức ăn thay cho hút thuốc. Rất may là sự tăng cân này có thể tránh được.

- Ăn 3 đến 6 bữa nhỏ hàng ngày chứ không ăn 1 bữa thật nhiều

- Tránh những chất béo

- Ăn nhiều hoa quả và rau tươi

- Vẫn giữ phong độ làm việc, tập luyện nhiều hơn (ví dụ đi bộ nhanh ...)

Nếu vẫn tiếp tục tăng cân cũng đừng lo sợ. Cơ thể của bạn có thể cần có thời gian quen dần với tình trạng không có nicotine. Nếu bạn ăn uống điều độ, tránh ăn quá nhiều, tập luyện đều đặn, bạn sẽ giảm cân. Và hãy nhớ rằng lợi ích của việc bỏ thuốc còn giá trị hơn rất nhiều so với cái hại do tăng vài kg.

TÂM HỒN CỦA ĐÁ
13-09-04, 12:23 PM
Hix, nói nghe hay qua' trùi ! Nhưng coi ổng kìa, vừa nói vừa phì phéo cái tẩu thuốc, mẹ ơi, có cho xiền cũng hổng dám tin ! :P

heorung
13-09-04, 04:46 PM
hix...hix... :bam: , tui mơi' hai mấy tủi :baby: mà hút thuốc riết rồi già vậy đó :ngacnhien:

heorung
28-09-04, 11:29 PM
Mẹo cai thuốc lá

Thuốc lá dễ nghiện khó bỏ. Người cai thuốc cần quyết tâm và nghị lực. Vài mẹo nhỏ dưới đây giúp bạn thành công.
- Thuốc cai tự chế: Cam thảo 120g + Bối mẫu 60g + Đỗ trọng 60g, đem ngâm trong 1,5l nước rồi đun cạn một nửa. Lấy nước, bỏ bã pha với 250g đường đỏ đun tiếp tới khi sền sệt. Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, tối mỗi lần 1thìa canh, không uống lúc no. Ngoài ra người cai phải kiêng cay, chua. Uống từ 2-5 đợt sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Tự bấm huyệt: Lấy móng ngón tay cái bấm mạnh vào huyệt Điềm vị (chỗ cổ tay thẳng từ ngón cái xuống), mỗi ngày bấm 1 lần, mỗi lần 10 phút. Tỷ lệ cai thuốc đạt 39%.
- Món ăn cai thuốc: Củ cải rửa sạch, thái sợi nhỏ, ép lấy nước uống, hoà thêm đường trắng, buổi sáng mỗi ngày ăn 1 đĩa, ức chế được cảm giác thèm thuốc, kiên trì ăn một thời gian sẽ cai được nghiện.
- Chọn thời điểm: Bị cảm cúm rất khó chịu nhưng nếu muốn cai thuốc lá hãy tận dụng ngay thời điểm này. Nguyên nhân: lúc này dịch vị thất thường, vị giác, khứu giác giảm sút, có hút thuốc cũng thấy vô vị, nhạt nhẽo... Nên quyết tâm cai và dùng một trong những mẹo trên đây để hỗ trợ quyết định của bạn.

heorung
29-09-04, 01:02 AM
Điện thoại di động có thể giúp cai thuốc lá.


Những người đã tuyệt vọng với việc cai thuốc lá có thể sớm phải sử dụng đến một chương trình trên chiếc điện thoại di động hay PDA của họ. Nó hiển thị hàng loạt các đốm nhỏ trên màn hình, mà theo các nhà tâm lý học dường như là một sự phá vỡ các quá trình tâm thấn khiến đòi hỏi một loại nicotin khác.

Ý tưởng này đã được thử nghiệm trong phòng lap trên máy tính trong một nghiên cứu có tham gia thực hiện đối với sinh viên. Nhà nghiên cứu John May của trường Đại học Sheffield, Anh nói: nó là cái mà có thể thực sự được triển khai trên các thiết bị di động trong một tương lại không xa.

Nhưng đốm chấm nói trên tạo ra cái được gọi là "âm thanh của thị giác" và can thiệp vào những hình ảnh vui thích liên quan đến vật mà họ thèm khát. May nói: "chúng tôi không ngăn chặn các hình ảnh mà chúng tôi làm cho nó ít sống động hơn." "Nó dường như làm phá vỡ mối liên quan giữa hình ảnh, cảm giác và phần thưởng mà bạn cảm nhận được."

Tiến sỹ May và các đồng nghiệp đang tìm hiểu các quá trình tư duy được thành lập thời điểm đó khi mà một cá nhân có một sự thúc giục phải tìm đến với thuốc lá. Công trình của họ cho thấy có một sự thèm khát rất mạnh gia tăng cho đến khi ý nghĩ về hành đồng này xảy ra.

heorung
29-09-04, 01:06 AM
‘Miếng vá’ nicotine có thể không giúp bạn cai nghiện


Theo các nhà nghiên cứu cho biết: ngày càng có nhiều người muốn bỏ thuốc lá và họ tìm đến những ‘miếng vá’ nicotine hay kẹo gôm. Thế nhưng nỗ lực của họ dường như không phát huy mấy tác dụng.

Một cuộc nghiên cứu năm 1999 đối với những người hút thuốc ở Califfonia đã phát hiện gần 61% đã từng cố gắng cai nghiện. Một số người đã cố gắng cai bằng cách dùng liệu pháp thay thế nicotine như dùng kẹo. Sử dụng những sản phẩm này tăng bốn lần từ năm 1992 đến 1999.

Trong khi ‘miếng vá’ nicotine và kẹo gôm giúp cho một số người, đặc biệt người nghiện nặng trong việc cai nghiện. Tỷ lệ cai nghiện thành công sau vài tháng là 20%. Nhưng giải pháp này dường như ít tác dụng hơn đối với những người nghiện nhẹ. Ngoài ra, thuốc chống suy nhược cũng được kê ra cho những người nghiện muốn cai. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu không thu thập đủ dữ liệu để xác định sự hữu dụng của những loại thuốc này.

Các tác giả của nghiên cứu này- John Pierce và Elizabeth Gilpin ở Đại học California đã viết trên Tạp chí của Hội Y học Mỹ: "Nghiên cứu này đã gây thêm những lo lắng về hiệu lực của sự hỗ trợ dược phẩm." Hai ông nói việc tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng có thể làm tăng động cơ tìm ra giải pháp cho cai nghiện.

heorung
05-10-04, 05:00 PM
CHƯƠNG TRÌNH
''BỎ THUỐC LÁ 998''

Bạn mong muốn từ bỏ thuốc lá?

Soạn tin: Bothuocla
Gửi tới 998

Động viên người thân bỏ thuốc lá

Soạn tin: Bothuocla (Số ĐT người nhận)
Gửi tới 998
998 sẽ tận dụng chức năng chuyển tải thông tin của ĐTDĐ, để đưa các thông điệp hướng dẫn cách bỏ thuốc lá trong vòng 6 ngày đến người nhận vào 7h hàng sáng.

Phí dịch vụ: 3000đ/ tin nhắn thành công

Số máy hỗ trợ 18001255

* VietNamNet Mobile không chịu trách nhiệm về việc người dùng sử dụng dịch vụ vào mục đích khác.



NHẮN TIN BỎ THUỐC 998, LÀM SAO?

Hỏi: Viết câu lệnh tham gia dịch vụ thế nào để luôn nhận được tin nhắn trả về? - Soạn tin như sau nếu tự nhắc mình bỏ thuốc: Bothuocla (viết liền, không dấu, không cách) gửi đến số 998. Muốn nhắn tin hỗ trợ người thân, ngoài câu lệnh Bothuocla viết liền, sau đó để cách, ghi số điện thoại của người bạn muốn bỏ thuốc lá, gửi đến 998. Rất dễ nhớ, thế nhưng cũng có nhiều trường hợp tin nhắn yêu cầu viết sai cú pháp khiến bộ phận kỹ thuật của VietNamNet Mobile phải rất vất vả xử lý nhằm giúp cho tin trả về “hạ cánh an toàn” đến máy người sử dụng.

Hỏi: 3.000 đồng cho một lần yêu cầu, đắt quá?
- Thực ra một lần gửi tin yêu cầu bạn sẽ nhận được 7 tin nhắn trả về: một tin xác nhận bạn đã tham gia dịch vụ và 6 tin nhắn bỏ thuốc lá gửi đến bạn (hoặc người thân) trong 6 ngày.

Hỏi: Những tin nhắn hài hước, 998 kể nghe coi?
- Rất nhiều tin nhắn gửi đến 998 với nội dung… bất ngờ. Ngoài câu lệnh đúng cú pháp Bothuocla còn là “tôi đã bỏ thuốc, hai tháng nay rồi mà?!”. “Chú ơi bỏ thuốc nhé, chú gầy quá. Cháu, cô và gia đình”. “Cảm ơn Bỏ thuốc lá 998, hãy nhắn làm sao cho chồng tôi không hút nữa, giảm đi cũng được”… Và đôi khi khách hàng gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng 18001255 thắc mắc: tôi không yêu cầu cần “báo thức” lúc 7h sáng, tôi cũng đâu có hút thuốc tại sao lại nhận được tin nhắn bỏ thuốc gửi đến?”. Thực ra đây là trường hợp khách hàng nhận được thông điệp của 998 xuất phát từ yêu cầu của một ''người quen'' mà 998 thì... bó tay không thể xác định có đúng khách hàng mong muốn nhận được tin nhắn đó hay không. Tuy nhiên, cách giải quyết cũng thật đơn giản: hãy gọi 18001255 (miễn phí dịch vụ) để yêu cầu gỡ số điện thoại ra khỏi danh sách nhận tin nhắn của Bỏ thuốc lá 998.

heorung
05-10-04, 05:09 PM
- Câu lệnh dễ nhớ Bothuocla tiếp tục đổ về tổng đài 998. Đó một cách để VietNamNet Mobile cùng người sử dụng dịch vụ ''Bỏ thuốc lá 998'' nói không với khói thuốc.

Sau khi thông tin về chương trình “Bỏ thuốc lá 998” phát đi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều người dùng điện thoại di động đã nhanh chóng làm quen và coi đây là một dạng “nhật ký bỏ thuốc”. Có điều nó chỉ diễn ra trong 6 ngày, mỗi ngày là một tin nhắn SMS nhắc nhở chính mình hoặc người thân quen về tác hại của thuốc lá theo cách rất… nhẹ nhàng.


Sau 3 ngày chương trình chính thức đi vào hoạt động, theo thống kê của VietNamNet Mobile, đã có 16.199 khách hàng “ghi danh”. Điều đó đủ thấy việc “cai thuốc” bằng các phương cách khác nhau đang là nhu cầu và quyết tâm của rất nhiều người.


“Bỏ thuốc lá bằng tin nhắn là một ý tưởng hay, một cách tiếp cận đầy sáng tạo”, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ chương trình chống hút thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ. “Tôi hy vọng chương trình này sẽ thu nhận được kết quả tốt đẹp”. Ông Lâm thông báo một tin vui: “Tới đây, trong các tờ rơi của WHO phát đi tại Việt Nam về tác hại của thuốc lá sẽ có phần đưa thông tin về hình thức bỏ thuốc qua tin nhắn SMS”.


Câu lệnh Bothuocla gửi đến 998 (để hỗ trợ mình bỏ thuốc) hay Bothuocla 09xxxxxxxx (Số điện thoại của người bạn muốn bỏ thuốc lá) gửi đến 998 đang được ngày càng nhiều người soạn trên bàn phím di động. Và theo thống kê, một điều thú vị là số người gửi tin nhắn mong muốn người khác bỏ thuốc nhiều hơn hẳn số người tự nhắn tin để cai thuốc. Điều này thể hiện sự quan tâm của mọi người dành cho nhau hay thể hiện một điều dùng di động thì hay… đốt thuốc?!

heorung
12-10-04, 11:51 AM
Loét miệng có thể xảy ra ở người mới cai nghiện thuốc lá
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và khí phế thũng. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng một nửa số người hút thuốc lá sẽ bị chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá và một phần tư sẽ chết ở tuổi trung niên. Hiện nay, đã có bằng chứng đầu tiên cho biết người mới cai nghiện thuốc lá có thể dễ bị mắc chứng cảm lạnh và loét miệng trong những tuần đầu, nhưng tình trạng này sẽ mau chóng qua nhanh. Kết quả nghiên cứu trên gần 200 người mới cai nghiện thuốc lá cho thấy, khoảng 1/3 bị triệu chứng đau họng, ho, sốt, ớn lạnh, đau đầu, chảy nước mũi hoặc loét miệng do ức chế tạm thời chức năng miễn dịch của cơ thể sau cai thuốc, những triệu chứng này sẽ mất sau 6 tuần. Có thể loét miệng là do mất tác dụng kháng khuẩn của khói thuốc lá. Phát hiện này sẽ góp phần giúp người cai nghiện thuốc lá dễ thành công hơn.

heorung
12-10-04, 12:05 PM
Người nghiện thuốc lá bỏ thuốc 2 năm thường cai được hoàn toàn

Một tin vui cho những người đã từng nghiện thuốc lá: nếu cai thuốc trong 2 năm thì họ có nhiều khả năng bỏ hẳn được thói quen gây ung thư này. Song sự cám dỗ của khói thuốc có thể kéo dài tới 10 năm. Thường thì 60-90% số người bỏ thuốc sẽ hút thuốc trở lại trong năm đầu tiên, 15% số người đã bỏ thuốc được 1 năm sẽ hút trở lại trong năm thứ 2. Tuy nhiên, hiện ít có số liệu về kết quả bỏ thuốc sau 2 năm. Trong nghiên cứu của bác sĩ Elizabeth A Krall và cộng sự, Trường Đại học Nha khoa Boston thì những người bỏ thuốc lá được ít nhất 2 năm sẽ có 2-4% nguy cơ hút thuốc trở lại mỗi năm trong khoảng từ năm thứ 2 tới năm thứ 6, nhưng nguy cơ này giảm còn dưới 1% mỗi năm sau 10 năm bỏ thuốc. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 483 người nghiện thuốc lá là nam giới trong 35 năm. 3 năm một lần những người này được khám thực thể và trả lời câu hỏi về việc hút thuốc, uống rượu và cà phê. Những người bỏ thuốc dễ hút thuốc trở lại nếu trước đó họ thường hút xì gà hoặc tẩu, uống hơn 6 tách cà phê mỗi ngày, hoặc uống ³ 5 ly rượu mỗi ngày. Những người uống rượu muốn bỏ thuốc có lẽ sẽ thú vị khi biết rằng, trái với quan điểm thông thường lượng rượu uống dường như có vai trò khiến người ta hút thuốc trở lại hơn là việc đi nhậu nhẹt với bạn bè. Mối liên quan với rượu phụ thuộc vào lượng rượu uống nhiều hơn là hoàn cảnh xã hội khi uống. Những người hút thuốc trở lại chỉ hút thuốc khi uống cocktail hoặc ở các thời gian uống rượu khác như những người không hút thuốc trở lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù những nỗ lực để bỏ thuốc có thể có tác dụng lớn nhất trong vòng 2 năm đầu sau khi cai thuốc, nhưng người nghiện thuốc lá vẫn có nguy cơ hút thuốc trở lại trong vòng ít nhất là10 năm sau.