PDA

View Full Version : Khám phá mưu mẹo của HIV



heorung
22-09-04, 08:27 PM
Các chuyên gia thuộc Đại học Alabama, Mỹ, vừa phát hiện một cách mới mà theo đó virus gây bệnh AIDS tránh hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng sử dụng các chiến lược khác nhau để thoát khỏi kháng thể có nhiệm vụ tấn công virus và vi khuẩn xâm nhập.

Tiến sĩ George Shaw, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết đây là một cơ chế nữa mà trước đây giới khoa học không nhận ra. HIV đầu độc tế bào của hệ miễn dịch, phá huỷ hoặc làm suy yếu chức năng của những tế bào đó, khiến cho bệnh nhân dễ mắc những bệnh nhiễm trùng khác.

Các virus thường biến đổi chuỗi protein ở vỏ ngoài của chúng, ngăn kháng thể của hệ miễn dịch tấn công protein đó. Tuy nhiên, HIV hoạt động khác biệt. Các chuỗi protein trung hoà trên virus HIV không thay đổi. Chính các phần khác ở vỏ virus đột biến và đột biến với tốc độ nhanh tới mức hệ miễn dịch không thể thích ứng.

Kết quả của nghiên cứu trên sẽ là một công cụ mới giúp các nhà khoa học đánh giá hiệu quả của các vaccine tiềm năng. Theo UNAIDS, tính tới tháng 12/2002, có 42 triệu người trên thế giới nhiễm hoặc mắc HIV/AIDS.

(Minh Sơn - Theo Reuters)

heorung
27-09-04, 03:39 PM
Gen điều khiển hệ miễn dịch

Những chuyên gia đại học Chicago, Mỹ đã tìm thấy nhóm “nhân tố bảo vệ” ("protective factors") đầu tiên ở con người. Chúng ảnh hưởng trực tiếp và rất cần thiết cho sự phát triển của những tế bào nhớ T. Phát hiện này có thể giúp các nhà khoa học tìm được những loại vaccin hiệu quả hơn hoặc có thể khám phá ra một liệu pháp miễn dịch mới giúp con người chống lại bệnh tật chẳng hạn như ung thư, AIDS.

Khi hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta nhận biết được “kẻ xâm nhập”, chẳng hạn như virus, tế bào T sẽ tự nhân lên nhiều lần, tấn công “kẻ xâm nhập” và hạn chế tác hại của chúng. Sau đó, khoảng 90 đến 95% tế bào T chết đi. 5 đến 10% còn lại sẽ trở thành tế bào nhớ T. Nếu cùng 1 “kẻ xâm nhập” ấy tấn công cơ thể lần nữa thì những tế bào T này sẽ nhanh chóng phát hiện và tiêu diệt chúng.
Vào tháng 9 năm 2003, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra: gen mã hóa Serine protease inhibitor 2A (Spi2A) có thể ngăn cản cái chết của những tế bào T, từ đó mà số lượng tế bào nhớ T có thể tăng gấp 5 lần.
Nhờ thành công này mà họ sẽ có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể hoặc tập trung những phản ứng miễn dịch của cơ thể vào những khối u.
Họ đã bắt đầu nghiên cứu khoảng 11 000 gen trong tế bào T của chuột để tìm ra một nhóm nhỏ gen có khả năng kéo dài sự sống cho các tế bào T. Họ chú ý đến gen mã hóa Spi2A như là một nhân tố có liên quan đến cái chết của những tế bào này.
Spi2A được sản xuất rất nhiều trong các tế bào nhớ T. Những tế bào T nào mà sự sản xuất Spi2A không giảm đi sẽ trở thành tế bào nhớ T, còn những tế bào ít hoặc ngừng sản xuất Spi2A sẽ bị chết đi.
Nếu số lượng tế bào nhớ T tăng lên thì khi bị tấn công lần thứ 2, cơ thể sẽ nhanh chóng và dễ dàng sản sinh kháng thể hơn, chỉ trong khoảng vài giờ.
Các khoa học đang thử nghiệm một lọai phân tử hóa học có thể gây nên những ảnh hưởng giống như Spi2A với hy vọng tìm ra một lọai vaccin mới. Nghiên cứu này đồng thời cũng mở ra một hướng phát triển mới đối với các bệnh tự miễn dịch như chứng viêm khớp.

heorung
16-10-04, 10:28 AM
Báo chí Mỹ cho biết, ngày 14/10, tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Y tế Mỹ ở Oasinhtơn, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu HIV/AIDS của Trường Đại học Y Cleveland đã công bố kết quả nghiên cứu cho biết trong tương lai có thể ngăn chặn sự lây nhiễm vi rút HIV qua đường tình dục.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, phát hiện quan trọng này sẽ mở ra một hướng mới trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này trên thế giới và trong việc chữa trị bệnh AIDS.
Theo Giám đốc Trung tâm, Tiến sỹ Michael Lederman, hiện nay, phần lớn các trường hợp lây nhiễm vi rút HIV/AIDS là qua đường tình dục. Thông thường, để xâm nhập vào các tế bào trong hệ miễn dịch của con người, vi rút HIV cần phải thông qua vai trò trung gian của những phân tử có trên bề mặt tế bào như CCR5. Tuy nhiên, với những trường hợp phát triển đột biến mà bề mặt tế bào không có phân tử CCR5, thì cơ thể hoàn toàn có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của vi rút HIV.

Trên cơ sở phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã chế tạo một thiết bị phỏng theo cơ chế miễn dịch tự nhiên có tên gọi "RANTES". Chức năng của thiết bị này là ngăn chặn vi rút HIV tiếp cận với những phân tử CCR5 trên bề mặt tế bào. Các nhà khoa học đã thu được kết quả khả quan sau những thí nghiệm được tiến hành trên khỉ và họ hy vọng có thể sớm áp dụng phương pháp ngăn chặn sự truyền nhiễm của vi rút HIV này trên cơ thể người./.