PDA

View Full Version : Nhọc nhằn vì AIDS



chitcon289
26-09-04, 10:15 AM
"Những người hàng xóm cũng nhìn tôi với con mắt e dè. Sang nhà họ chơi, tôi được mời bằng một cốc uống nước khác mà tôi chắc chắn rằng họ sẽ mang đánh rửa bằng xà phòng khi tôi ra về. 7 năm qua, tôi quá quen với những "hắt hủi" ấy nhưng vẫn vui lòng...

Anh Bình mở đầu câu chuyện với PV Ngôi Sao bằng nét mặt hơi buồn... Tôi tốt nghiệp ĐH Y, ra trường và trở thành một chuyên viên tư vấn HIV/AIDS. Người thân của tôi đã không ngớt lời phản đối bởi nguy cơ phơi nhiễm với căn bệnh thế kỷ này rất cao. Nhưng với những gì tôi được học, "quả cầu gai" đâu phải là con "ngáo ộp" vì chúng tôi không coi thường tính mạng của mình.

Đối tượng mà tôi hàng ngày tiếp xúc là những đối tượng nghiện xì ke, ma tuý, gái mại dâm, kẻ môi giới dẫn dắt gái làng chơi, những người mà ngoài xã hội được kêu là "đầu trâu mặt ngựa", thành phần bất hảo, xăm trổ đầy mình, coi trời bằng vung.

Việc của tôi là trò chuyện để họ không bi quan, mách cho họ những công việc phù hợp, cung cấp những địa chỉ mà họ có thể đến khám bệnh, phát bao cao su cũng như kim tiêm cho họ... Số lượng các bao cao su cũng như kim tiêm mà chúng tôi phát cho họ "chả thấm" vào đâu so với nhu cầu.

Dường như chỉ có chúng tôi là hiểu công việc của mình nhất. Những người hàng xóm cũng nhìn tôi với con mắt e dè. Sang nhà họ chơi, tôi được mời bằng một cốc uống nước khác mà tôi chắc chắn rằng họ sẽ mang đánh rửa bằng xà phòng khi tôi ra về. Lúc đầu, tôi thất vọng và buồn. Nhưng khi nhìn những người nhiễm HIV vì thiếu hiểu biết, tôi lại nghĩ rằng mình cần tiếp tục. 90% số người nhiễm bệnh là dưới tuổi 35. Đa phần họ là những người thất nghiệp, công việc không ổn định, bị nhiễm HIV bởi dính vào ma tuý và gái giang hồ. Nhưng có nhiều trường hợp "con nhà lành" rất đáng thương. Chị Ngọc ở Đông Anh là một ví dụ. Chị nhiễm AIDS từ người chồng nghiện hút, buồn chán, bất cần đến mức "thưởng không cơ thể" của mình cho những ai "háo ngọt" thậm chí còn ghi lại địa chỉ, tên tuổi của những người đã từng quan hệ với mình để sau thông báo. Chị khiến cho nhiều trai trong làng đã "cạo tóc" bỏ quê hương phiêu bạt bởi bị dính chưởng "quả cầu gai".

Còn nhiều ông bố, bà mẹ đang tâm cô lập con vào một gian phòng tăm tối thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà khi hay tin con bị bệnh như trường hợp anh Quang nhà ở Ngã Tư Sở. Vốn là một sinh viên giỏi, nghe bạn bè rủ rê đã đi "giải khuây" với gái làng chơi. Một lần duy nhất đó thôi đã mang "quả cầu gai" đến cho anh. Hụt hẵng về tâm lý, suy sụp về tinh thần nhưng đau hơn cả là anh bị chính những người thân trong gia đình xua đuổi. Anh phải sống trong khổ cực ở một căn phòng tăm tối mà chỉ được lưu thông bên ngoài bằng ô cửa nhỏ. Cơm và nước cũng được đưa vào bằng con đường này. Chúng tôi đã đến tư vấn cho bố mẹ của anh nhưng họ nhất quyết không thay đổi quan điểm "nhốt" con của mình bởi họ cho rằng việc anh ta nhiễm bệnh đã "bôi tro chát chấu" vào gia đình. Người anh gày gộc đi. Có lẽ thế mà chỉ hai tháng sau, tôi nghe tin anh đã mất. Anh đã chọn giải pháp kết liễu đời mình để tránh khỏi nhưng "dày vò" mà anh và gia đình đang phải gánh chịu.

Có gia đình chúng tôi đến họ giấu con cái và nói rằng con cái không có nhà là chuyện xảy ra như cơm bữa. Nhưng mỗi khi nghĩ đến 12 anh đã nhiễm HIV/AIDS theo tư vấn của chúng tôi vẫn lập gia đình mà đến nay không có ai lây lan bệnh ra cho vợ và cộng đồng, chúng tôi lại được tiếp thêm sức mạnh.

Trọng Tiến