PDA

View Full Version : Giới trong HIV/AIDS ở Việt Nam



heorung
29-09-04, 12:11 AM
Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khâm phục trong bình đẳng giới. Ðiều này được thể hiện qua hàng loạt các chính sách về tạo bình đẳng giới, sự ra đời cơ quan vì sự tiến bộ của phụ nữ (ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) cũng như hệ thống luật lao động tiến bộ.

Tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa chính sách đề ra với thực tế thực hiện. ở Việt Nam, phụ nữ vẫn phải làm việc với thời gian dài hơn so với nam giới, từ 3-6 giờ hàng ngày. Tính trung bình, phụ nữ phải làm việc từ 15-16 giờ một ngày. Công việc nặng đã để lại những hậu quả xấu đến sức khỏe của người phụ nữ cũng như khiến cho họ có ít thời gian nghỉ ngơi, nâng cao trình độ học vấn, chứ chưa nói gì đến việc tham gia vào các lĩnh vực văn hóa, xã hội và chính trị. So với nam giới, phụ nữ gây được ít ảnh hưởng hơn như ít được có tiếng nói trong các cơ quan công quyền. Ðiều này bắt nguồn từ ngay trong gia đình, nơi mà quyền quyết định của phụ nữ trong vấn đề tài chính chi tiêu trong gia đình cũng như quyền sinh đẻ của họ chưa được thực sự bình đẳng với nam giới. Ví dụ như phụ nữ nắm các vị trí quan trọng ở các cơ quan Trung ương là rất hạn chế, chẳng hạn như Quốc hội chỉ có khoảng 26% đại biểu Quốc hội là nữ, tỷ lệ này còn ít hơn ở các cơ quan của Chính phủ (từ 14-21%), và ở các cơ quan của Ðảng từ 2-5%.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phụ nữ thường bị các bệnh như suy dinh dưỡng, thiếu máu và các bệnh phụ khoa. Khoảng 30-50% phụ nữ có thai ở Việt Nam bị thiếu máu. Ðiều này dẫn tới tình trạng sức khỏe suy nhược của cả mẹ lẫn con. Phụ nữ có ít sự lựa chọn hơn trong các biện pháp phòng tránh thai dẫn đến tỷ lệ nạo phá thai còn cao. Ngược lại, nam giới có trách nhiệm ít hơn trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai, cho dù họ đóng vai trò quyết định chính trong kế hoạch hóa gia đình. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ phá thai lớn nhất trên thế giới.

Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã thông qua Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010. Mục tiêu chính của Chiến lược là: Nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của người phụ nữ, cũng như tạo những điều kiện cần thiết cho phụ nữ thực hiện các quyền cơ bản và tham gia bình đẳng và đầy đủ vào các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị cũng như hưởng đầy đủ những lợi ích mà chúng đem lại.

ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ liên kết với nhóm các nhà tài trợ về giới gần đây đã lập nên nhóm công tác chiến lược về giới để xây dựng Chiến lược giới phối hợp giữa Chính phủ và các nhà tài trợ để giải quyết những vấn đề trên đây. Những điều này tạo cơ hội cho Việt Nam có thể ngăn chặn được sự lan truyền của đại dịch HIV/AIDS ở phụ nữ.

Tuy nhiên giải quyết vấn đề giới trong HIV/AIDS ở Việt Nam cần:
- Thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trên tất cả các lĩnh vực, kể cả tình dục và sinh sản.
- Tăng cường hiểu biết về giới cho cả nam và nữ, đồng thời với việc đề cao sự bình đẳng và công bằng về giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Khắc phục quan niệm sai lầm về giới, trọng nam khinh nữ. Tăng cường thông tin giáo dục truyền thông về bình đẳng giới trong quan hệ tình dục, nhất là trong tình dục an toàn.
- Tác động vào nam giới: tạo điều kiện cho họ tiếp cận với những thông tin, dịch vụ tư vấn, dịch vụ sức khỏe; làm cho nam giới hiểu rằng họ hoàn toàn có sức mạnh để bảo vệ bạn tình như chung thủy, không quan hệ tình dục với nhiều người hoặc phải sử dụng bao cao su, không sử dụng ma túy, không dùng chung kim tiêm...
- Tác động vào nữ giới: tăng cường thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho phụ nữ về các quyền năng của mình; hướng dẫn phụ nữ các kỹ năng thương lượng, thuyết phục chồng về các vấn đề liên quan đến gia đình, sức khỏe tình dục và sinh sản; trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ năng lực quyết định của phụ nữ về khi nào và bao giờ có quan hệ tình dục cũng như việc dùng bao cao su; tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận hơn các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, khám chữa các viêm nhiễm đường si dục, tư vấn về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản; tác động trực tiếp vào nhóm phụ nữ có nguy cơ cao như giáo dục, tư vấn, hỗ trợ thay đổi hành vi, tái hòa nhập cộng đồng...
- Chống bạo lực nói chung và bạo lực tình dục nói riêng; chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, chống lạm dụng tình dục trẻ em.

Thanh Nhàn