PDA

View Full Version : Khi nào thì người có HIV/AIDS cần điều trị?



heorung
02-02-05, 10:52 AM
Khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính, ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu rất nhiều người là cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Vậy liệu việc điều trị sớm có phải là một cách thực sự tốt không?

Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn-Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa, Hà Nội, nơi trực tiếp điều trị các bệnh nhân HIV/AIDS: "Việc xác định thời điểm điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS không đơn giản chỉ căn cứ vào thời gian nhiễm mà phải căn cứ vào sự đánh giá của bác sĩ, dựa trên kết quả khám lâm sàng, để xác định mức độ bệnh đối với từng trường hợp cụ thể, bởi vì, tình trạng sức khoẻ, tốc độ suy giảm miễn dịch của mỗi người bệnh là khác nhau. Bên cạnh đó, cũng phải căn cứ vào điều kiện thực tế như: bệnh nhân có khả năng sử dụng thuốc hay không, các loại thuốc hiện có…''.

Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích việc xét nghiệm lượng CD4 trong máu để xác định thời điểm bắt đầu điều trị và trong suốt quá trình điều trị để theo dõi kết quả sử dụng thuốc. Trong trường hợp không đủ điều kiện xét nghiệm CD4 có thể dùng xét nghiệm tổng lượng lymphô để thay thế. Tổng lượng lymphô bằng 1200/mm3 tương đương với CD4 bằng 200/mm3

Khi nào cần bắt đầu điều trị?

Thuốc điều trị HIV thường có độc tính cao có thể gây ra những phản ứng thuốc trầm trọng hay tác dụng phụ như hội chứng rối loạn chuyển hoá lipit (thu đọng mỡ, phân bố mỡ không đều). Vì vậy nếu việc xác định thời điểm điều trị không đúng có thể gây phản tác dụng.

Thông thường, người ta dựa vào lượng CD4 trong máu để chia tình trạng nhiễm HIV thành bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1 (còn gọi là giai đoạn cửa sổ) có lượng CD4 trên 200 tế bào/mm3 thường không có triệu chứng

Giai đoạn 2 và 3 có CD4 dưới 200 tế bào/mm3 và bắt đầu xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội như: lao, nấm Candida, viêm phổi, ...

Giai đoạn 4 là giai đoạn AIDS, biểu hiện có CD4 dưới 200 tế bào/mm3 hoặc không xác định được lượng CD4 trong máu.

Thời điểm bắt đầu điều trị thường căn cứ vào các yếu tố sau:

- Bất kỳ giai đoạn nào mà CD4 dưới 200 tế bào/mm3
- Bất kỳ giai đoạn nào mà CD4 dưới 300 tế bào/mm3 và có mắc một bệnh cơ hội
- Giai đoạn 2, giai đoạn 3 trên lâm sàng có giảm trọng lượng cơ thể, có biểu hiện ngoài ra và tổng lượng lymphô dưới 1200 tế bào/mm3.
- Nhiễm HIV giai đoạn 4 trên lâm sàng (mắc nhiều loại nhiễm trùng cơ hội, phải nằm tại giường trên 50% thời gian mỗi ngày trong vòng 1 tháng)

Một số công thức điều trị HIV hiện đang được áp dụng:

Zidovudine + Lamivudine + Efvirenz hoặc Zidovudine + Lamivudine + Nevirapine

Zidovudine + Zalcitabine + Indinavir

Stavudine + Lamivudine + Indinavir

Stavudine + Dinasosine + Indinavir

Trong điều trị, cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Các thông tin về thuốc và phác đồ được trình bày ở trên chỉ có ý nghĩa giới thiệu và tham khảo. Việc tự điều trị hoặc điều trị do những người không chuyên khoa sẽ không có lợi cho người bệnh vì không có hiệu quả khống chế virus phát triển và có thể tạo điều kiện cho virus kháng thuốc. Do đó, lời khuyên cho những người có HIV là không nên nôn nóng. Việc xác định thời điểm điều trị cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn dựa trên kết quả xét nghiệm và thăm khám cụ thể trên lâm sàng, như vậy thì, việc điều trị mới có thể mang lại kết quả.

Hợp Phong (biên soạn)

Nguồn tin: Tâm sự bạn trẻ

heorung
02-02-05, 10:59 AM
Con số trẻ sơ sinh nhiễm HIV giảm


Hoa kỳ rất có thể đang tiến gần đến việc loại trừ lây HIV từ mẹ sang con. Số liệu từ tiểu bang New York, thành phố một thời có con số trẻ sơ sinh nhiễm HIV cao nhất, cho thấy chỉ có 5 trẻ sơ sinh trong năm 2003 là sinh ra với virus HIV so với 13 năm trước con số này là 300 em.

Xu hướng này cũng được phát hiện ra tại các nước đang phát triển, theo như số liệu của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, gọi tắt là CDC, tại Atlanta.

Cách đây 15 năm con số trẻ em sinh ra đã nhiễm HIV tại Mỹ có tới hàng ngàn em, nay con số này giảm xuống chỉ còn vài trăm.

Việc giảm đáng kể này là nhờ ngày nay nhiều phụ nữ được xét nghiệm và những phụ nữ bị nhiễm HIV được điều trị liệu pháp kháng vi rút để ngăn chặn sự lây lan của vi rút này.

Không có sự can thiệp đó thì nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai và sinh nở là 15 - 30%.

Thêm 10-20% có nguy cơ lây truyền qua việc bú sữa mẹ.

Rất nhiều nghiên cứu từ các nước đang phát triển cho thấy những biện pháp tương tự cũng có thể đem lại hiệu quả rất cao tại các nước này.

Nhưng tại vùng tiểu sa mạc Saharah của Phi châu có tới 40% phụ nữ đang mang thai là người có HIV dương tính, do vậy để họ được xét nghiệm và điều trị vẫn là một nhiệm vụ không thể làm được.
(Theo BBC)