PDA

View Full Version : Các họa sĩ tạo ảo giác như thế nào?



catbuitinhdoi
12-03-03, 01:46 AM
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/monet.jpgCác họa sĩ tạo ảo giác trên tranh như thế nào?


Bức Impression: Sunrise của Claude Monet.
Trong kiệt tác Impression: Sunrise của Claude Monet, mặt trời dường như hút hết sinh lực của thiên nhiên để tỏa sáng rực rỡ. Nhưng thực ra, độ sáng của nó không hề lớn hơn những điểm xám trên nền trời xung quanh. Thì ra, Claude Monet đã khai thác một đặc điểm thị giác của mắt người để tạo nên ảo giác đó.

Nhà thần kinh học Margaret Livingstone, Đại học Y khoa Harvard (Mỹ), đã công bố công trình nghiên cứu này tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội khoa học tiến bộ Mỹ, đang diễn ra tại Denver.

Livingstone đã sử dụng những kiệt tác hội họa để minh chứng cho sự khác biệt giữa nhận thức về màu sắc và độ sáng của não người. Trong một chuyến thăm tới Paris gần đây, bà đã có dịp kiểm tra bức tranh Impression: Sunrise, vẽ bến cảng Le Harve của Monet. Tâm điểm của bức tranh là hình ảnh mặt trời, xuất hiện như một quả cầu lửa nhô lên trên nền trời mây mù xanh xám, và phản chiếu ánh sáng xuống mặt nước, nơi những con tàu đánh cá đang buông neo. Tuy nhiên, trái với cảm nhận thông thường của chúng ta, Livingstone cho biết mặt trời trên bức tranh không hề sáng hơn so với nền trời xanh xám ở quanh đó.

Bà nói: “Lý do là hệ thống thị giác của chúng ta bị phân đôi rõ rệt: một bên cảm nhận về màu sắc và bên kia là về độ sáng (cường độ phản xạ ánh sáng). Giữa chúng không hề có mối ràng buộc với nhau. Khi đánh giá màu sắc bức tranh, não ta đã vô tình coi mặt trời như là một loại cấp sáng, và vì thế, ta tưởng rằng mặt trời chói lòa hơn hẳn cảnh vật xung quanh”.

Việc đánh giá sẽ công bằng hơn, nếu tất cả đều ở dưới dạng đen trắng, khi đó, mọi vật thể có độ sáng như nhau đều xám cùng một cấp. Livingstone đã chứng minh điều này, bằng cách chụp lại ảnh đen trắng của bức Impression: Sunrise. Và đây, dưới mắt thường, mặt trời biến mất, nói đúng hơn là hòa nhập vào màu xám của nền trời, chính vì nó có độ sáng đúng bằng với độ sáng của bầu trời xung quanh.

“Các họa sĩ thiên tài như Monet hiểu rõ hệ thống thị giác của con người phân đôi như thế nào, và đã khai thác nó một cách tinh tế để tạo ra ảo giác về màu sắc và không gian”, Livingstone giải thích. Hai phần thị giác đó đôi khi còn được gọi là hệ thống “Where” - ở đâu và “What” - cái gì. Hệ thống "Where" tồn tại trên mọi động vật có vú, cho phép chúng ta có thể thấy được sự vật trong không gian 3 chiều, và nhận ra những vật thể di động, nhưng không thấy màu sắc. Ngược lại, hệ thống "What" chỉ tồn tại ở các loài linh trưởng, trong đó có con người, cho phép ta nhìn thấy màu sắc, phân biệt được các khuôn mặt cũng như đánh giá môi trường.

catbuitinhdoi
12-03-03, 01:48 AM
Cũng bằng thủ pháp tạo hiệu ứng ảo giác, Leonardo Da Vinci đã khiến cho nụ cười của nàng Mona Lisa trở nên phảng phất, huyền bí. Livingstone cho biết khi chăm chú nhìn vào đôi mắt của Mona Lisa, bạn chỉ “khoanh” được một khu vực rất nhỏ bên lông mày và gò má. Vì vậy, bạn không nhìn thấy toàn bộ khuôn mặt và không gian đằng sau bức tranh. Khi đó, các nét mờ trên gò má Mona Lisa sẽ hiện lên khá rõ, khiến bạn có cảm giác khóe môi của người phụ nữ cũng được kéo nhếch lên và tô đậm hơn. Kết quả, bạn thấy người phụ nữ cười. Ngược lại, khi bạn nhìn vào miệng nàng thì hiệu ứng này cũng lập tức biến mất cùng với nụ cười ấy. Thì ra, nụ cười này vừa thật, vừa ảo. Có điều, khi sử dụng “mẹo” ảo giác này, Leonardo Da Vinci có lẽ đã không vận dụng đến kiến thức khoa học mà dựa vào kinh nghiệm của một nghệ sĩ nhiều hơn.

Nụ cười của Mona Lisa dưới các góc nhìn khác nhau (chọn tâm điểm của bức tranh khác nhau).
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/monet3.jpg

KST
12-03-03, 09:53 AM
<----- Chạy đi kiếm họa sĩ+nhà khoa học để vẽ cho mình 1 bức chân dung nhìn thấy cười đủ 36 kiểu :D