PDA

View Full Version : Học cách yêu thương



tuxedo7777
02-12-06, 06:23 PM
CÒN HƠN MỘT LIỀU THUỐC</span>


Ngày thứ ba là ngày tôi phải đến chữa bệnh cho các con vật tại nhà chúng – đây là điều tôi không thích làm lắm. Chữa bệnh tại ngay bệnh viện, tôi cảm thấy an toàn, còn đến chữa bệnh tại nhà, tôi cảm thấy mình bị cách ly. Ngoài ra, tôi lại còn phải tự mình quyết định dùng thuốc nữa. Các con mèo thường lẩn tránh tôi. Còn chủ nhân thì sao? Ta sẽ không bao giờ biết ta sẽ phải giao tiếp với loại người nào. Giao tiếp với ai đó tại chính nhà của họ làm tôi không cảm thấy dễ chịu chút nào. Vốn chỉ là bác sĩ mới ra trường còn lệ thuộc nhiều vào sách vở để hành nghề, ngày thứ ba trở thành một ngày thật khó khăn với tôi.

Khi quyết định trở thành bác sĩ thú y, tôi đã không hình dung ra điều này. Tôi đã có những giấc mơ cao quý là mình chữa lành bệnh cho các con vật. Tôi cảm thấy mình chỉ có một nửa khả năng để làm được điều đó. Nhưng tôi lại không biết cách giao tiếp với những chủ nhân của chúng. Không hiểu sao các thầy dạy tôi đã quên không đề cập đến hai yếu tố quan trọng: con vật cưng nào cũng đến phòng mạch cùng chủ nhân của nó, và lần nào cũng phải tốn tiền. Ông giám đốc bệnh viện chỗ tôi lúc nào cũng lưu ý đến điều chủ yếu. Ông thường xuyên nhắc nhở tôi về vế thứ hai của điều trên.

Cheryl, nhân viên kỹ thuật thường xếp lịch làm việc ngày thứ ba và thứ tự lịch trình đi thăm bệnh nhân của tôi. Khi đưa cho tôi tờ giấy ghi chép, tôi thấy cô ta đã xếp lịch đi cuối ngày đến nhà một con chó bị bệnh ở một khu vực không giàu có lắm.

Cheryl đã thu xếp đầy đủ mọi đồ nghề cho ngày làm việc. Còn tôi lại không cảm thấy tự tin lắm. Cả hai chúng tôi lên xe tải nhỏ đi thăm nhà con vật bị bệnh. Những chuyến thăm bệnh đầu tiên diễn ra khá suôn sẻ ngoại trừ chuyến đến nhà một con chó có móng chân bị thương. Thật ngạc nhiên là chúng tôi đã rời khỏi đó mà không hề phải đụng tay chân.

Khi xe dừng lại ở nhà con vật cuối cùng trong ngày, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Ngôi nhà này đã cũ và xuống cấp. Bồn cỏ đã lâu lắm không được cắt xén. Tôi nói: Hy vọng con chó này không nặng lắm. Dường như những người này không có khả năng trả tiền thuốc men cho bác sĩ thú y đâu.

Chúng tôi gõ cửa, liền sau đó bà Johnson, một người phụ nữ đứng tuổi mặc áo đầm hoa ra mở cửa cho chúng tôi:

- Ồ, bác sĩ. Cuối cùng bác sĩ đã tới. Con Blackie nhà tôi không được khoẻ. Con vật hầu như không cất đầu lên được. Nó đang ở trong bếp. Xin mời bác sĩ đi theo lối này.

Bà Johnson dẫn chúng tôi đi vô trong nhà và xuống bếp. Căn nhà bày trí khá gọn gàng và ngăn nắp. Căn bếp nhìn khá bắt mắt, có các chậu bông trên các bệ cửa sổ và bánh mì mới nướng trên quầy. Blackie, con chó lông đen Heinz đang nằm trên một đống mền trải ở góc bếp.

Trong khi Cheryl lấy tin tức cần thiết từ bà Johnson, tôi đi khám bệnh cho Blackie. Lưỡi của nó tái nhợt, mạch yếu ớt, tim đập nhanh. Con chó nhỏ bé này bị bệnh rất nặng.

Tôi giải thích cho bà Johnson rõ rằng con Blackie bị bệnh rất nặng, cần phải đưa tới bệnh viện. Tôi bảo bà:

- Chi phí cho con vật nằm viện và làm các xét nghiệm có thể là rất mắc đó. Tôi cũng không chắc là có thể cứu nổi con Blackie không.

- Xin bác sĩ cứ cố gắng. Tôi chỉ biết bác sĩ sẽ có thể giúp đỡ con chó. Tôi sẽ cầu nguyện cho con Blackie và cả bác sĩ nữa – bà ta trả lời.

Cheryl nhận 20 đô la tiền trả trước của bà Johnson. Bà ta chỉ có thể trả ngần này thôi nhưng bà hứa một hai hôm nữa sẽ đến bệnh viện để trả nốt số tiền còn lại.
Chúng tôi mang con Blackie ra xe còn nghe bà Johnson gọi với theo: “Chúa phù hộ anh chị và con chó.”

Lúc lái xe ra khỏi chỗ bà Johnson, tôi lắc đầu đầy mỏi mệt. Hôm nay tôi gặp trường hợp chẳng còn hy vọng gì, người chủ lại không có khả năng trả phí tổn thuốc men. Chắc bệnh viện không thể thu được tiền trong trường hợp này đâu. Tôi không tính báo cho sếp biết trường hợp này. Bà Johnson quả thật là ... Tôi chẳng mấy tin tưởng vào việc <span style=\'color:blue\'>lành bệnh bằng lòng tin. Chúng tôi hoặc là cứu được con Blackie hoặc là không.

Chúng tôi bắt đầu việc chữa trị, làm xét nghiệm cần thiết cho con Blackie ở bệnh viện. Các kết quả thật nản lòng. Tôi gọi điện báo cho bà Johnson biết con Blackie đang lâm vào tình trạng xấu: các tế bào máu trong người nó đang tự huỷ hoại.

Dạo đó, hiếm có con chó nào bị bệnh này mà qua khỏi được, tôi hết sức nhẹ nhàng hỏi xem bà có muốn tôi tiêm thuốc cho con Blackie ngủ không.

- Không cần đâu, bác sĩ. Anh cứ để nó sống hết đêm nay. Ngày mai, tôi sẽ có nhóm bạn cầu nguyện cho con Blackie và anh. Anh hãy phó mặc trường hợp này cho Chúa.

Hôm sau, con Blackie bắt đầu bình phục sức khoẻ.

Tế bào máu của nó tăng hơn một chút, nó ngồi thẳng lưng trong chuồng. Khi báo cho bà Johnson cái tin đáng ngạc nhiên này, tôi cảm thấy sự hoài nghi của mình có giảm đôi chút.

- Ồ, tôi chẳng nghi ngờ gì con vật sẽ khoẻ hơn ngày hôm nay. Anh cứ tiếp tục làm như trước. Tôi và các cô gái sẽ tiếp tục cầu nguyện.

Mỗi ngày con Blackie càng bình phục hơn trước. Tôi thật chẳng biết giải thích thế nào. Bà Johnson và các cô gái tiếp tục cầu nguyện. Sau một tuần lễ ở bệnh viện, con Blackie lại ăn uống và chạy nhảy bình thường, hết sức sung sướng.

Tôi thật cảm động. Có thể là lời cầu nguyện của bà Johnson và các cô gái đã có tác dụng. Tôi đã thấy nhiều con chó khác cũng được điều trị như thế này đã không qua khỏi. Chắc Chúa trời đã lưu tâm đến con chó lai màu đen này?

Chúng tôi đưa con Blackie về nhà bà Johnson. Bà ta mừng rỡ: “Chúa phù hộ cho anh. Chúa phù hộ cho anh.”

Tôi cảm thấy sung sướng. Việc gặp gỡ bà Johnson và con Blackie đã đem lại cho tôi những điều mà tôi đang thiếu – không chỉ sách vở và thuốc men mới có thể chữa lành bệnh. Nếu chỉ có vậy, con Blackie đã chẳng lành bệnh. Giờ đây, tôi hiểu rằng chính nhờ sự nỗ lực của nhiều người: Chúa trời, tôi, những con vật, và những người yêu chúng mà các con vật đã lành bệnh. Đây là câu chuyện về lòng thương, niềm tin cậy, và sự phục vụ người khác.

Thứ ba tuần sau đó, tôi thấy mình thật hăm hở khi giúp Cheryl chất đồ lên xe đi chữa bệnh tại nhà cho các con vật. Ngày hôm nay mình sẽ được gì? Tôi không biết, nhưng tôi đã sẵn sàng chuyến đi cho tuần này. Tôi biết là mình sẽ không cô độc.

Liz Gunkelman :wink:

tuxedo7777
02-12-06, 06:33 PM
CON WILLY NGỒI TRÊN XE LĂN</span>


Con chó ngồi trong hộp giấy cáctông thật nhỏ nhắn. Ai đó đã mang con vật bỏ trong cái hộp đưa đến phòng mạch của bác sĩ thú y. Họ bảo họ tìm thấy con chó ở đường Melrose. Lại thêm một con vật bị bỏ rơi ở thành phố Los Angeles. Nhưng con chó Chihuahua (một giống chó Mêhicô rất nhỏ và lông mượt) đã lớn này lại là trường hợp ngoại lệ vì hai lý do sau đây:

Một là người chủ của nó chắc bị khó khăn, đã giải phẫu dây thanh âm của nó để làm cho con vật dịu đi. Hai là chú chó bé nhỏ này gần đây bị tai nạn gì đó, vì con vật bị liệt từ phía sau cặp chân trước đến đuôi. Nhưng con vật có tính khí vui vẻ, không bị đau đớn, vì vậy, bác sĩ đã quyết định tìm một chỗ nuôi nó.

Con Chihuahua đã đợi khoảng một năm vẫn chẳng có ai sẵn lòng nặng gánh với một con vật cưng luôn cần chăm sóc đặc biệt này. Nhưng khoảng thời gian đó, Deborah Turner đã nghe nói về con vật không may đó. Câu chuyện đã ám ảnh cô, cô quyết đến xem mặt con vật.

Có cái gì đó trên mặt con vật làm Deborah cảm động ngay từ phút đầu tiên gặp nó. Dường như cả cô lẫn con chó đều hiểu được nhau.

Cô nhấc bổng con vật nặng chưa tới một kg lên, ôm nó vào lòng. Con vật không lớn được do không vận động mấy và do bị câm, nhưng cặp mắt nó đã nói lên tất cả: tôi sẽ yêu cô bằng tất cả mọi thứ tôi có.

Khi thấy con chó mới của Deborah, anh bạn trai của cô tỏ vẻ ngờ vực: Em tính làm gì đây, mang con chó này đi khắp nơi ư? – Anh ta hỏi.

- Nếu em phải làm vậy. – Deborah trả lời.

Cô gọi con vật là Willy, con vật có vẻ rất sung sướng với mọi thứ cô cho nó. Nó vẹo đầu sung sướng khi cô cho nó ăn, khi cô đặt nó trong một cái giở thật mềm mại dành cho nó, con vật tỏ vẻ mãn nguyện lắm. Nó rất hào hứng với những món đồ chơi cô cho, lúc đó nó giơ cặp chân trước lên rất hồ hởi. Đặc biệt nó rất thích con mèo tên Stevie của Deborah, nó cố hết sức lăn người lại thật gần con mèo Ba tư (giống mèo Ba tư lông dài, mịn, đuôi xù) to lớn. Đôi khi, nó cố gắng tập đi, lê cặp chân sau đi theo, nhưng do chân sau lại nặng hơn chân trước bé nhỏ, con vật không tài nào di chuyển được.

Anh bạn trai của Deborah nảy ra một sáng kiến. Anh mua ba trái bóng bơm đầy khí hêli và cột những quả bóng này vào hông con Willy, hy vọng chúng sẽ làm cho phần thân sau của con vật nhẹ đi. Nhưng con Willy lại quá nhỏ, nên những quả bóng đã nhấc bổng cặp chân trước của nó lên khỏi mặt đất. Con vật lơ lửng trong không khí một lúc, phần thân sau của nó lơ lửng cao hơn phần thân trước. Mọi người phải tháo những quả bóng ra khỏi người nó. Con vật chẳng có vẻ bị phiền toái mà đâm ra tò mò. Deborah nhận thấy con Willy đúng là một bệnh nhân khác thường và thật đáng tin cậy.

Mọi người cột những quả bóng vào ba món đồ chơi của nó, con Willy giơ cặp chân trước của nó đập đập vào những món đồ chơi này. Bây giờ, trò chơi này hay đấy.
Không lâu sau đó, Deborah đã đọc báo thấy có một xe lăn dành cho những con vật cưng bị tật nguyền được gọi là xe kéo K-09. Cô đã đặt mua một cái, khi xe được chở đến nhà, cô rất hào hứng cho con Willy ngồi thử. Chiếc xe được chở đến cửa hàng các con vật nuôi chỗ Deborah làm việc. Cô luôn mang con Willy đến chỗ làm việc, và vì thế cô buộc ngay con vật vào chiếc xe lăn, để cặp chân sau của nó vào chỗ dành riêng ngay trên chiếc xe. Cùng với chiếc xe lăn này, người ta có hướng dẫn rằng đôi khi một con thú có thể rất sợ chiếc xe lăn khi mới lần đầu tiếp xúc, và không chịu ngồi thử, nhưng con Willy lại thích ngồi lên xe tựa như nó được lên máy bay vậy. Con vật chạy vòng vòng quanh cửa hàng suốt nửa tiếng đồng hồ. Cuối cùng, con vật không còn phải kiên nhẫn chịu đựng sự giới hạn đi đứng nữa. Con vật cảm thấy lâng lâng vui sướng, chân tay nó có thể thoải mái.

Từ lúc đó trở đi, con vật chẳng còn bị giới hạn nữa. Deborah bắt đầu đưa con Willy đến thăm bệnh viện ở địa phương. Cô đưa nó đến phòng Ánh sao, chỗ có những đứa bé bị bệnh hay bị thương do tai nạn. Có một số đứa ngồi trong những chiếc xe lăn, một số ngồi trong những xe trẻ con màu đỏ có máy trợ tim bên cạnh để đón khách tới thăm. Lần đầu tiên con Willy đến, đám trẻ mở to mắt ngạc nhiên. Một con chó ngồi trên xe lăn&#33; Hệt như chúng mình&#33; Thật khó nói ai hào hứng hơn ai, đám trẻ hay con Willy. Chẳng bao lâu, con Willy cũng thường xuyên đến thăm các trường học, dưỡng đường hay các trung tâm dành cho người già.

Các phóng viên ở Los Angeles đã viết chuyện, chụp hình và quay phỏng vấn về con “Willy ngồi trên xe lăn”. Con chó của Deborah nổi tiếng ở địa phương. Một hôm, khi Deborah đi mua những thứ lặt vặt, có con Willy trượt xe lăn đi bên cạnh không cần dây xích, một người phụ nữ đã đến gặp họ.

- Con Willy ngồi trên xe lăn phải không ạ? Tôi đã thấy cô trên truyền hình. Con chó của cô đã cứu cuộc đời tôi - người phụ nữ này la lên.

Deborah đã quen với việc có rất nhiều người cứ xúm xít quanh con Willy nhưng đây là lần đầu tiên: Con vật đã cứu cuộc đời của chị ư?

- Cách đây không lâu, tôi mất việc làm đã nhiều năm. Tôi cảm thấy mình thật vô dụng, bị người ta phụ bạc và tuyệt vọng. Lúc đó, tôi chắc rằng mình sẽ không bao giờ có thể tìm thấy một công việc khác. Tôi chẳng chịu tắm rửa, chẳng chịu ra ngoài đường trừ những lúc mua quà vặt – lúc đó tôi nghĩ mình không còn bận tâm gì nữa. Ngày nào tôi cũng ngồi lì bên ti vi - người phụ nữ giải thích.

- Sau đó, tôi thấy cô trong chương trình “Trò chuyện”. <span style=\'color:purple\'>Cô nói chuyện về con Willy, về con chó bé nhỏ ngồi trên xe lăn. Cô đã nói: “Loài chó không cảm thấy tiếc cho mình. Chúng chỉ làm những điều chúng phải làm để có được cái mà chúng muốn. Trước khi có được chiếc xe lăn, nếu nó đang ở phía đối diện cách xa tôi, con vật cũng chẳng hề rên rỉ, vật vã: “Ồ, tôi muốn tới đó nhưng tôi không thể”. Con Willy đã vui vẻ cố hết sức mình lê bước đến bên tôi. Chẳng bao giờ thắc mắc – nó chỉ cố gắng làm hết sức mình&#33;”

- Tựa như tôi đang thức giấc vậy. Tôi nhìn lại chính mình và nói: “Mình đang làm điều gì vậy? Sau đó, tôi đi tắm, viết sơ yếu lý lịch và đi tìm việc làm. Tôi đã xin được việc ngay buổi phỏng vấn đầu tiên, tôi yêu công việc đó lắm. Tất cả chỉ nhờ con Willy - Chị ta tiếp tục nói.

Chị ta cúi người xuống nựng nịu người hùng không ngờ tới của mình. Con Willy lại theo thói quen nhảy tung tăng tới lui trên cặp chân trước, tỏ vẻ vui sướng khi gặp một người bạn mới.

Cũng cùng năm đó, con chó Chihuahua gan dạ này đã dẫn đầu một nhóm người bị bệnh tuỷ sống ở một cuộc chạy maratông tại thành phố Los Angeles. Con vật kéo chiếc xe lăn hai bánh của mình đi đầu đoàn người cũng chạy xe lăn. Trên xe lăn của nó có bảng hiệu hình trái tim ghi hàng chữ: Willy ngồi xe lăn. Trên ngực nó là một dây đai màu đỏ tươi để cầu may đã nhô cao lên khi con vật đẩy xe mình cán mức đích giữa tiếng vỗ tay như sấm của mọi người.


Carol Kline (ghi theo lời kể của Deborah Turner) :wink:

tuxedo7777
12-12-06, 02:11 PM
Mùa mưa bão</span>


Đã lại vào mùa mưa bão.

Nghe trên ti vi chương trình thời sự: nơi này bão, nơi kia lũ lụt rồi lở đất...Lại nhớ đến cơn bão năm xưa.

Ai đã từng ở Huế mùa mưa bão năm 1985? Ai đã từng được biết đến cơn bão số 8 năm ấy?

Năm ấy tôi vừa tròn 10 tuổi, gia đình tôi sống trong một căn nhà vững chãi chưa từng biết về nỗi lo về bất kỳ một cơn bão. Khi đài phát thanh thông báo cơn bão số 8 về, đối với chúng tôi cũng giống như những cơn bão đã từng đi qua. Không một sự chuẩn bị, không một nỗi lo sợ.

Đến tối cơn bão về. Đầu tiên là gió, quay tới quay lui và giật. Mà lạ sao bão cứ về vào ban đêm, về vào những lúc không có điện và lúc mà con người ta cảm thấy cô đơn nhất.

Tôi nhớ đêm đó cả nhà tôi đi ngủ sớm. Tôi nằm nghe gió gào rít trên mái nhà. Bão càng ngày càng mạnh lên và đến nửa đêm gió bão bắt đầu giật từng tấm tôn trên mái nhà chúng tôi, từng tấm từng tấm...Cả nhà tôi lúc đó ngồi trong nhà nhưng đỡ hơn ngoài trời một chút vì trên đầu vẫn còn sót lại tấm trần gỗ chống nóng. Chúng tôi ngồi trong những tấm áo mưa rồi loay hoay che chắn đồ đạc trong nhà dưới trời mưa.

Hồi đó má bảo chúng tôi xuống hành lang tầng 1 để ngồi trú mưa. Không nói ra nhưng tôi biết má lo cho chúng tôi, sợ gió bão sẽ lật nốt tấm trần trên đâù. Má lo cho chúng tôi nhưng riêng má má không nỡ rời căn nhà. Và chúng tôi ngày đó cũng kiên quyết cùng má ngồi lại dưới trời mưa. Ngồi lại cùng má để nghe gió gầm rít. Ngồi lại cùng má thi gan với trời đất và ngồi lại cùng má để chia sẻ những nỗi lo. Giờ này ba vẫn đang ở nhà máy cùng anh em chống bão. Liệu ba có bình yên?

Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên cái đêm hôm đó. Không thể nào quên chỗ không bị dột duy nhất trong căn nhà trước đây vững chãi là thế. Không thể nào quên những nỗi lo sợ chúng tôi đã trải qua. Và đó là đêm trắng đầu tiên của tôi. Sau này lớn lên tôi còn có rất nhiều đêm trắng nhưng đó là đêm trắng đáng nhớ nhất trong đời.

Đến sáng, trời quang mây tạnh tưởng chừng chẳng có chuyện gì xảy ra. Khung cảnh tan hoang. Nhà trốc mái, cây đổ ngổn ngang. Và điều đầu tiên chúng tôi làm là đi tìm chỗ gọi điện thoại nhưng tất cả các đường dây đều bị cắt đứt không thể nào liên lạc được. Ngày đó, biết bao trường học bao làng mạc bị phá huỷ bao nhiêu gia đình lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bao gia đình bị mất người thân, bao tấm gương hy sinh anh dũng và có những câu chuyện cảm động về những tấm gương hy sinh- câu chuyện về những người thuỷ thủ trên một con tàu đi cứu trợ đồng bào miền Trung do cơn bão số 7 đã bị cơn bão số 8 nhấn chìm...Rất nhiều những câu chuyện cảm động, rất nhiều những tấm gương hy sinh mà ngày đấy tôi đã cố gắng sưu tầm rồi ghi chép lại.

Giờ đây khi sống ở Hà nội- mảnh đất ngày xưa vua Lý Thái Tổ chọn làm nơi dời đô về- nơi không bao giờ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi một cơn bão nào. Vậy mà mỗi khi đến mùa mưa bão, mỗi khi chương trình dự báo thời tiết thông báo một cơn bão sắp về, tôi lại nhớ về cơn bão năm xưa nhớ về những gì chúng tôi đã trải qua và lòng vẫn thầm mong bình yên, tất cả hãy được bình yên trong cơn bão&#33;

<span style="color:#FF0000">(Sưu tầm)

tuxedo7777
18-01-07, 12:34 PM
Hành động & Ý định</span>


Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều...

Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.

Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.

Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.

Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ "Chào buổi sáng" hay "Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?". Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình... cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.

Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: "Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả".

Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.

Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.

<span style="color:#FF0000">(Phương Thi)