PDA

View Full Version : Vũ khí Mỹ sử dụng ở Iraq



catbuitinhdoi
22-03-03, 12:41 AM
Trong trận không kích mở màn vào Baghdad sáng nay, quân đội Mỹ đã sử dụng ba loại vũ khí chiến lược là tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay tàng hình F-117A Nighthawk và bom định vị bằng laser.

Tên lửa Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa hành trình át chủ bài trong kho vũ khí của Mỹ. Đây là một sản phẩm nổi tiếng của công ty Raytheon ở Tucson, bang Arizona.

Tomahawk
Chiều dài 5,56 m
Đường kính 51,81 cm
Trọng lượng 1.315 kg
Đầu đạn 454 kg
Sải cánh 2,67 m
Tầm bay 1.609 km
Tốc độ 880 km/giờ
Trị giá 600.000 USD
Tên lửa tầm xa Tomahawk có thể được phóng từ biển, mặt đất hoặc máy bay đánh bom B52 và chuyên đánh phá các mục tiêu quan trọng trên mặt đất của đối phương.

Tomahawk được trang bị động cơ phản lực F107-WR-402 và một hệ thống dẫn đường tinh vi.

Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, tên lửa Tomahawk đã được Mỹ đem ra sử dụng và tỏ ra rất có hiệu quả. Hiện có Mỹ 3 loại: Tomahawk IOC, Tomahawk Block III và Tomahawk chiến thuật.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:03 AM
Máy bay tàng hình F-117A Nighthawk
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/F-117.jpg


Máy bay F-117A
Đây là loại máy bay khu trục hạng nặng của không quân Mỹ do hãng Lockheed chế tạo, lần đầu tiên được triển khai năm 1981. Loại phi cơ này được trang bị hai động cơ F404 của hãng General Electric, có thể tiếp dầu trên không đủ khả năng tác chiến suốt 18 giờ liên tục.

Thiết kế của loại máy bay này khiến radar đối phương không thể phát hiện được và rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Đó là kết quả của công nghệ tàng hình lần đầu tiên được đưa vào chế tạo máy bay chiến đấu.

F-117A Nighthawk
Chiều dài 20,3 m
Chiều cao 3,8 m
Trọng lượng 23.625 kg
Sải cánh 13,3 m
Tầm bay Không giới hạn
Tốc độ Siêu thanh
Phi hành đoàn 1 người
Trị giá 45 triệu USD
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, máy bay F-117A cũng đã được huy động. Dù chỉ chiếm 2,5% tổng số máy bay chiến đấu của lực lượng liên quân, F-117A Nighthawk đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch Bão táp Sa mạc và là loại máy bay duy nhất được sử dụng để không kích trung tâm Baghdad.

Mỗi chiếc F-117A thường chở 907 kg bom định vị bằng laser.

Phần lớn thông tin về loại máy bay này của Mỹ đều bị giấu kín nhưng theo tiết lộ của một số chuyên gia, F-117A thường không ổn định khi bay và được gán cái tên "Con yêu tinh lắc lư".

Từ năm 1981 đến 1989, F-117A luôn bay trong đêm để giữ bí mật. Sau đó nó được sử dụng trong cuộc tấn công của Mỹ vào Panama năm 1989. Trong chiến dịch không kích Nam Tư của NATO năm 1999, một chiếc F-117A đã bị bắn hạ ở ngoại ô Belgrade.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:07 AM
Bom định vị bằng laser
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/F-16.jpg
Bom định vị bằng laser đang được thả từ một chiếc F-16.
Loại bom được liệt vào hàng "thông minh" này được coi là một bước ngoặt trong nghệ thuật tác chiến bằng đường không.

Paveway II và III là những loại bom định vị bằng laser điển hình của Mỹ. Nó sẽ đánh thẳng vào mục tiêu nào do tia laser chỉ đến. Tia sáng cực mạnh này có thể do một chiếc máy bay khác hoặc lính bộ binh chiếu từ khoảng cách 16 km.

Máy bay sẽ thả bom định vị vào khu vực có tín hiệu laser và quả bom sẽ tìm bắt tín hiệu này để bay tới mục tiêu. Bom định vị laser của Mỹ đã được nâng cấp nhiều lần. Nhờ đó nó có thể tiếp nhận tín hiệu hướng dẫn của vệ tinh và đủ khả năng tác chiến trong điều kiện mây và khói dày đặc.

Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, bom định vị laser đã được quân đội Mỹ sử dụng để đánh phá các cây cầu, công sự và các cơ quan đầu não của Iraq.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:12 AM
Máy bay ném bom B-52
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/b-52.jpg
Máy bay ném bom B-52.
B-52 là máy bay ném bom hạng nặng tầm xa có thể thực thi nhiều nhiệm vụ khác nhau. Phi cơ này có thể bay dưới tốc độ âm thanh, mang theo vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường có dẫn hướng, có thể định vị chính xác trên toàn cầu.

Trong một cuộc xung đột thông thường, máy bay có thể thực hiện vụ tấn công chiến lược, ngăn chặn tiếp tế bằng đường không, phản công trên không và trên biển. Trong chiến dịch Cơn bão Sa mạc năm 1998, B-52 phóng ra 40% tổng số vũ khí của liên quân. Nó đặc biệt có hiệu quả khi được sử dụng vì mục đích do thám trên biển và có thể hỗ trợ Hải quân Mỹ trong chống tàu và thả thuỷ lôi. Hai máy bay B-52, trong hai giờ, có thể giám sát 364.000 km2 mặt biển.

Những đặc điểm chính của B-52
- Chức năng chính: Máy bay ném bom hạng nặng
- Nhà sản xuất: Bộ phận máy bay quân sự Boeing
- Chiều dài: 48,5 mét
- Chiều cao: 12,4 mét
- Sải cánh: 56,4 mét
- Tốc độ:1.047 km/h
- Độ cao tối đa: 15.151,5 mét
- Trọng lượng (không tải): 83.250 kg
- Trọng lượng lúc cất cánh: 219.600 kg
- Tầm xa: 14.162 km
- Vũ khí: 31.500 kg bom, mìn và tên lửa
- Phi hành đoàn: 5 người (chỉ huy, phi công, phụ trách radar, hoa tiêu và sĩ quan)
- Chi phí sản xuất: 53,4 triệu USD.
Tất cả các máy bay B-52 được trang bị hệ thống quan sát điện tử, sử dụng cảm biến quan sát từ xa độ phân giải cao trong điều kiện ánh sáng thấp và cảm biến hồng ngoại sử dụng platinum - silic.

Phi công đeo kính nhìn đêm để tăng cường tầm quan sát trong các chiến dịch diễn ra vào ban đêm. Nó có thể tăng khả năng nhìn rõ địa hình, tránh radar của đối phương và nhận ra máy bay khác trong điều kiện không rõ ràng.

Tính linh hoạt của B-52 được chứng tỏ trong chiến dịch Cơn bão Sa mạc. Máy bay đã tấn công những binh lính đối phương đang triển khai trên diện rộng, tập trung vào các căn cứ, boongke và lực lượng Cận vệ Cộng hoà Iraq. Trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991, B-52 đã thực hiện cuộc bay dài nhất trong lịch sử, kéo dài 35 giờ không nghỉ, từ căn cứ không quân Barksdale, Louisiana, phóng tên lửa hành trình rồi trở về.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:17 AM
Máy bay ném bom tàng hình B-2
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/b2-1.jpg
Máy bay ném bom tàng hình B-2.
Với sự kết hợp giữa công nghệ hàng không và hệ thống thiết kế tiên tiến, B-2 là phi cơ hiện đại nhất thế giới. Với hình dáng cánh máy bay có một không hai, loại máy bay ném bom tàng hình này có thể thả cả vũ khí hạt nhân và thông thường.

Khi hoạt động với vũ khí thông thường, B-2 cần ít sự hỗ trợ hơn nhiều so với các máy bay ném bom khác, chẳng hạn như số phi công ít hơn. Phi cơ này có thể tấn công các mục tiêu trên khắp thế giới từ căn cứ ở Mỹ. Số đích bắn mà B-2 có thể tấn công trong mỗi lần bay nhiều gấp 8 lần so với máy bay chiến đấu F-117. Sự phổ biến hệ thống phòng không hiện đại do radar hướng dẫn trên khắp thế giới làm máy bay không tàng hình ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, đặc điểm khó nhận dạng giúp B-2 đánh bại những hệ thống đó, tấn công toàn bộ các mục tiêu và trở lại căn cứ an toàn.

Những đặc điểm chính của B-2
- Được trang bị 4 động cơ General Electric F-118-GE-100.

- Tốc độ: dưới tốc độ âm thanh.

- Vũ khí: có thể thả vũ khí thông thường và hạt nhân.

- Phi hành đoàn: 2 người, gồm một phi công và một sĩ quan chỉ huy chuyến bay.

Bản thiết kế B-2 đã đáp ứng một số yêu cầu trái ngược nhau. Chẳng hạn, người ta phải vượt qua các thách thức về kết cấu và khí động lực của máy bay ném bom tầm xa, trọng tải lớn, đồng thời giảm thiểu mức độ nhận dạng. Giảm bớt các cuộc bảo dưỡng và dễ dàng trong triển khai cũng là những đặc tính quan trọng. Ngoài ra, máy bay phải có khả năng liên lạc, phát hiện mục tiêu, bay và thực hiện các chức năng khác mà không bị phát hiện.

Vì là máy bay tàng hình, nên việc xây dựng B-2 cần đến một khối lượng composite nhiều chưa từng thấy, để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt và sức chịu đựng cao.

Toàn bộ 21 máy bay B-2 được giao cho Sư đoàn ném bom 509 thuộc không lực Mỹ tại Căn cứ Không quân Whiteman, Montana, cách Kansas City khoảng 110 km về phía đông nam.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:22 AM
Máy bay ném bom B-1
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/b-1.jpg
Máy bay ném bom B-1.
B-1 là trụ cột trong số các máy bay ném bom tầm xa của Mỹ. Nó có thể phóng ra nhiều vũ khí chính xác và không chính xác, chống lại đối thủ ở bất kỳ đâu trên thế giới một cách nhanh chóng và chỉ sau một thời gian ngắn.

Cấu tạo cánh/thân máy bay kết hợp với thiết kế hình học có thể thay đổi và động cơ phản lực cánh quạt đẩy làm B-1 có thể di chuyển với khoảng cách lớn hơn, tốc độ nhanh hơn. Cấu tạo cánh tiên tiến được sử dụng cho cất, hạ cánh và chuyến bay trên độ cao lớn. Thiết kế đuôi máy bay hiện đại làm máy bay có thể bay với tốc độ cả trên và dưới âm thanh. Tốc độ của B-1 và trọng tải lớn là nhân tố quan trọng trong một chiến dịch.

Đặc điểm chính của B-1
- Chức năng chính: Máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa, đa chức năng
- Nhà sản xuất: Boeing
- Chiều dài: 44,5 mét
- Sải cánh: 41,8 mét
- Chiều cao: 10,4 mét
- Trọng lượng không tải: 86,183 kg
- Trọng lượng tối đa khi cất cánh: 216,634 kg
- Tốc độ: trên 1.448 km/h
- Phi hành đoàn: 4 người (chỉ huy chuyến bay, phi công phụ, sĩ quan phụ trách hệ thống tấn công và sĩ quan phụ trách hệ thống phòng thủ)
- Vũ khí: 3 khoang có thể chứa 84 quả bom Mk-82 hoặc thuỷ lôi Mk-62, 30 quả bom mẹ CBU-87/89 và 24 quả bom do hệ thống định vị toàn cầu hướng dẫn GBU-31 hoặc Mk-84.
Các thiết bị tiên tiến được áp dụng trên máy bay B-1 bao gồm hệ thống radar tấn công thu nhận hình ảnh tổng hợp, thiết bị báo mục tiêu di động dưới mặt đất, radar theo dõi mặt đất, hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống dẫn đường quán tính vô cùng chính xác, bộ kiểm soát công nghệ điện tử hàng không, radar Doppler, dụng cụ đo độ cao radar. Những nhân tố này giúp phi hành đoàn định hướng trên toàn cầu, lựa chọn vị trí của máy bay một cách chính xác mà không cần sự trợ giúp từ dưới mặt đất, cập nhật thông tin, mục tiêu của chuyến bay, điều phối hoạt động trong chuyến bay và ném bom chính xác.

Ngoài ra, hệ thống cảnh báo, vị trí radar, biện pháp đối phó hồng ngoại giúp máy bay có thể thâm nhập những vùng không phận nóng bỏng. B-1 có thể phát hiện nguy cơ từ đối thủ và áp dụng biện pháp đối phó hợp lý.

Hiện nay, Lầu Năm Góc đang cải tiến loại máy bay này trong chương trình cập nhật nhiệm vụ thông thường. Theo đó, B-1 có sức tàn phá lớn hơn, thời gian sử dụng lâu hơn. Với vũ khí chính xác thu nhỏ, như bom bán kính nhỏ, sắp được trang bị, phi hành đoàn có thể nhận biết tình hình nhanh hơn, chính xác hơn và việc áp dụng biện pháp đối phó điện tử hợp lý được tăng cường.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:33 AM
Tàu sân bay USS Constellation
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/ussconstellation.jpg
Tàu sân bay USS Constellation.
Hàng không mẫu hạm USS Constellation đã phục vụ trên 30 năm. Được đóng ở xưởng Hải quân New York, tàu sân bay này đã hoạt động trên khu vực rộng, từ ngoài khơi Việt Nam đến vịnh Oman trên Ấn Độ Dương.

Sau cuộc nâng cấp sàn sân bay và nâng cấp thiết bị năm 1975, USS Constellation có thể triển khai S-3A Viking (chống tàu ngầm) và máy bay chiến đấu F-14 Tomcat.

Những đặc điểm chính của USS Constellation
- Ngày hạ thủy: 27/10/1960
- Nhà sản xuất: Xưởng đóng tàu Hải quân New York, Brooklyn, New York
- Đường băng: 4
- Máy phóng máy bay: 4
- Tổng chiều dài: 323,8 mét
- Chiều rộng sàn sân bay: 76,8 mét
- Diện tích sàn sân bay: 18.211,5 m2
- Trọng lượng nước rẽ của tàu: 82.200 tấn
- Tốc độ: 35 hải lý/giờ
- Giá thành: khoảng 400 triệu USD (1961)
- Máy bay: 85
- Vũ khí: 3 bệ phóng Mk 29 NATO Sea Sparrow, 3 Phalanx CIWS Mk 15 (20 mm)
- Cảng chính: San Diego, California
Năm 1982, hàng không mẫu hạm trở về xưởng đóng tàu ở Bremerton, Washington. Đến năm 1984, USS Constellation đã được hiện đại hoá hoàn toàn. Nó có thể mang theo F/A-18 Hornet, máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ.

Tháng 2/1990, USS Constellation rời San Diego (California), trở lại East Coast để trải qua cuộc duy tu kéo dài 3 năm. Chương trình kéo dài hoạt động (SLEP) trị giá 800 triệu USD hoàn tất tại Xưởng đóng tàu Hải quân Philadelphia tháng 3/1993 giúp hàng không mẫu hạm này có thể hoạt động thêm 15 năm nữa so với thiết kế ban đầu. Bên cạnh đó, tất cả các hệ thống trên tàu sân bay cũng được nâng cấp, từ bếp tàu cho tới phòng động cơ, từ sàn sân bay đến mỏ neo. USS Constellation trở lại San Diego ngày 22/7/1993, sau khi vòng qua mũi Nam Mỹ.

Hôm 10/11/1994, tàu sân bay rời khỏi thành phố và triển khai ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vịnh Ảrập hơn 5 năm. Ngày 28/8/1999, USS Constellation tới vùng Vịnh triển khai trong 6 tháng.

Theo kế hoạch, USS Constellation sẽ ngừng hoạt động vào tháng 9/2003.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:39 AM
Tàu sân bay USS Kitty Hawk
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/usskittyhawk1.jpg
Tàu sân bay USS Kitty Hawk.
USS Kitty Hawk là một trong hai "siêu hạm" của Hải quân Mỹ. Từ tháng 8/1998, nó đóng ở Yokosuka, Nhật Bản. Ngày 21/3/2002, USS Kitty Hawk là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ thực hiện cuộc thử bắn tên lửa với RAM (Hệ thống Tên lửa Khung máy bay quay).

Lịch sử USS Kitty Hawk gần như song song với hoạt động hàng không của hải quân Mỹ suốt 37 năm qua. Được sản xuất ở Camden, New Jersey, tàu sân bay này được coi là "siêu hạm" khi bắt đầu hoạt động tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Philadelphia ngày 29/4/1961.

Những đặc điểm chính của USS Kitty Hawk
- Nhà sản xuất: Hãng đóng tàu New York, Camden, New Jersey
- Máy nâng máy bay: 4
- Đường băng: 4
- Tổng chiều dài: 319 mét
- Chiều rộng sàn sân bay: 76,8 mét
- Diện tích sàn sân bay: 18.211 m2
- Sườn ngang sàn tàu: 39,5 mét
- Trọng lượng nước rẽ của tàu: 82.200 tấn
- Tốc độ: 35 hải lý/giờ
- Số máy bay: 85
- Vũ khí: Máy phóng MK 29 NATO Sea Sparrow, 20mm Phalanx CIWS Mk 15, Hệ thống RAM.
Hàng không mẫu hạm 82.000 tấn rời khỏi cảng San Diego lần đầu tiên, thực hiện cuộc triển khai Tây Thái Bình Dương (WESTPAC) năm 1962. Kể từ đó, Kitty Hawk và một loạt tàu sân bay khác đã hoàn thành 18 cuộc dàn quân, hỗ trợ các chiến dịch, trong đó có chiến tranh Việt Nam, cuộc khủng hoảng con tin Iraq, chiến dịch Vãn hồi Hy vọng ở Somalia...

USS Kitty Hawk đã trải qua 3 lần đại tu ở Bremerto, Washington vào năm 1977, 1982 và 1998. Tuy nhiên, giai đoạn bảo dưỡng quan trọng nhất lại là chương trình kéo dài hoạt động ở xưởng đóng tàu Hải quân Philadelphia năm 1987. Kết quả của cuộc đại tu kéo dài 4 năm này là tuổi thọ của USS Kitty Hawk tăng từ 30 năm lên 50 năm. Tàu sân bay này đảm bảo tầm bắn, khả năng chịu đựng, tính linh hoạt tiêu chuẩn.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:44 AM
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/ussabrahamlincoln.jpg
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln.
Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln được hạ thủy ngày 13/2/1988, tại Norfolk, Virginia. Đây là tàu sân bay đầu tiên được trang bị máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, nâng cấp từ F/A-18C/D của hải quân.

Giữa tháng 12/2002, USS Abraham Lincoln, do hãng đóng tàu Newport News (Virginia) sản xuất, trở về Mỹ. Ngày 18/12, tàu sân bay này lên đường tới Australia.

Đặc điểm của USS Abraham Lincoln
- Hệ thống phản lực: 2 lò phản ứng hạt nhân
- Máy nâng máy bay: 4
- Đường băng: 4
- Tổng chiều dài: 332,85 mét
- Diện tích sàn sân bay: 18.211 m2
- Trọng lượng nước rẽ của tàu: 100.000 tấn
- Tốc độ: 35 hải lý/giờ
- Máy bay: 85
- Giá thành: khoảng 3,5 tỷ USD
- Vũ khí: 3 bệ phóng Mk 29 NATO Sea Sparrow, 4 Phalanx CIWS Mk 15 (20 mm)
- Cảng chính: Everett, Washington
Cuối tháng 12, theo các bản tin từ Hải quân Mỹ, USS Abraham Lincoln hoặc USS Kitty Hawk sẽ được tái triển khai ở vùng Vịnh, do căng thẳng leo thang giữa Baghdad và Washington. Vào thời điểm đó, người ta không rõ Lincoln vẫn tiếp tục được duy trì hay chỉ nhận báo động phòng mọi trường hợp. Ngày 31/12, tàu sân bay này nhận lệnh triển khai trên biển và sẵn sàng cho cuộc chiến ở vùng Vịnh.

Ngày 2/1/2003, USS Abraham Lincoln có mặt ở tây bắc Australia. Sau đó, hàng không mẫu hạm trở về Freemantle để được duy tu, bảo dưỡng trước khi trở lại vùng Vịnh.

catbuitinhdoi
22-03-03, 01:47 AM
Tàu sân bay USS Nimitz
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/ussnimitz.jpg
Tàu sân bay USS Nimitz.
USS Nimitz là tàu sân bay lớn nhất và đắt nhất trên thế giới. Những kỹ thuật mới được áp dụng trong hàng không mẫu hạm này là đường băng C-13 Mod.1, thùng chứa nhiên liệu lớn và ít lò phản ứng hạt nhân hơn.

USS Nimitz được xây dựng với kinh nghiệm từ USS Enterprise và USS Kitty Hawk. Cũng như các tàu sân bay khác, hàng không mẫu hạm này đóng vai trò quan trọng trên biển trong các chiến dịch, sẵn sàng triển khai trong mọi trường hợp, với lực lượng linh hoạt, mạnh mẽ và có sức chịu đựng cao.

Những đặc điểm chính của USS Nimitz
- Hãng sản xuất: Công ty đóng tàu Newport News, Newport News, Virginia
- Ngày hạ thủy: 13/5/1972
- Hệ thống phản lực: 2 lò phản ứng hạt nhân
- Đường băng: 4
- Máy phóng máy bay: 4
- Tổng chiều dài: 332,85 mét
- Chiều rộng sàn sân bay: 76,8 mét
- Diện tích sàn sân bay: 18.211,5 m2
- Sườn ngang sàn tàu: 40,84 mét
- Trọng lượng nước rẽ của tàu: 97.000 tấn
- Tốc độ: 35 hải lý/giờ
- Giá thành: khoảng 4,5 tỷ USD
- Số máy bay: 85
- Vũ khí: 3 bệ phóng tên lửa khung máy bay quay (RAM), 3 bệ phóng Mk 29 NATO Sea Sparrow
- Cảng chính: Norfolk, Virginia
USS Nimitz đã đáp ứng yêu cầu khi Mỹ tham gia giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực và quốc tế, xứng đáng với tên gọi của Đô đốc Chester W. Nimitz.

Mỗi động cơ hơi nước trong tổng số 8 thiết bị trên tàu sân bay này có thể sản xuất 8.000 kw điện.

Ban hậu cần của Nimitz có thể cung cấp 18.000-20.000 suất ăn/ngày. Hai hiệu cắt tóc trên tàu sân bay phục vụ, sang sửa cho 1.500 đầu/tuần.

Hàng hóa khô và ướp lạnh có thể được bảo quản trên Nimitz trong vòng 90 ngày.

Bưu điện của hàng không mẫu hạm xử lý hơn 500.000 kg thư mỗi năm.

Bên cạnh đó, Nimitz còn có 80 giường bệnh và một phòng khám nha khoa hoàn chỉnh, với 5 nha sĩ. 6 bác sĩ làm việc tại phòng khám tổng hợp, trong đó có một chuyên gia phẫu thuật.

Nimitz có thể sản xuất 400.000 gallon nước/ngày, phục vụ hệ thống phản lực, máy phóng máy bay và hạm đội.

Hàng không mẫu hạm này có 3 hệ thống vũ khí cự ly gần, chống lại máy bay hoặc tên lửa. Mỗi hệ thống đều có radar thám sát - tìm kiếm riêng, và súng Gatling 20 mm có thể bắn với tốc độ 50 viên/giây.

hnkvmt
23-03-03, 09:53 PM
wow very good !
không ngờ catbuitinhdoi lại có những thông tin tuyệt vời thật , 10 điểm cho chất lượng :lol:
tiếp tục đi ,chắc mọi người còn muốn biết nhiều hơn đấy :rolleyes:

hnkvmt
23-03-03, 10:00 PM
à ,cho tớ hỏi chút nha : thế khi tấn công Việt Nam thì lính Mĩ sử dụng vũ khí gì vậy ? ( ôn lại lịch sử chút í mờ :lol: )

catbuitinhdoi
24-03-03, 12:18 AM
hichic cái vụ này để CBTĐ về thỉnh giáo papa mới được

hnkvmt
27-03-03, 03:39 PM
hihi ... thế trong thời gian chờ đợi ,catbuitinhdoi hãy tiếp tục sê-ri bài của mình đi nha ,hay lắm đấy !

catbuitinhdoi
31-03-03, 03:41 AM
Mỹ dùng bom và tên lửa công nghệ cao


http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/AGM-158.jpg
Tên lửa AGM-158.
Quân đội Mỹ đang sử dụng nhiều loại bom đạn được chỉ đường bằng laser và vệ tinh để tìm diệt chính xác các mục tiêu ở Iraq, cao hơn nhiều so với tỷ lệ dưới 25% bom dẫn hướng mà họ thả xuống nước này năm 1991.

Lầu Năm Góc tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí chính xác tránh gây thiệt hại cho người dân vô tội. Tuy nhiên, Baghdad vẫn lên tiếng buộc tội liên quân Anh - Mỹ đã gây nhiều thương vong cho thường dân.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld vừa than phiền với các phóng viên về một bài báo so sánh những trận không kích dữ dội ở Iraq với mưa bom hồi Chiến tranh thế giới lần thứ 2. "Không thể so sánh như vậy được", ông nói.

Một số loại bom và tên lửa tối tân của Mỹ tham chiến ở Iraq:

- Tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109: Dài 5,5 m, cánh ngắn, động cơ tua bin phản lực, tầm bay 1.609 km, được tín hiệu vệ tinh và ảnh số chụp mục tiêu dẫn hướng, phóng từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Tomahawk trị giá hơn 1 triệu USD và bay với vận tốc khoảng 885 km/h trên độ cao 30,5 - 91,5 m.

- Tên lửa không đối đất tầm xa AGM-158 (JASSM): Dài 4,3 m, tầm bay trên 370 km, cánh gấp, trị giá 400.000 USD, có biệt hiệu Jazz'em, được gắn trên máy bay chiến đấu và ném bom của Không quân và Hải quân. Nó có thể được trang bị đầu đạn 453,6 kg để phá huỷ các mục tiêu cứng đầu và hầm ngầm trong lòng đất.

- Bom tấn công trực tiếp (JDAM): nặng 907,2 kg, có cánh dẫn hướng ở phía đuôi. Máy tính lắp trên máy bay báo cho phi công biết thời điểm cần thả bom. Hệ thống dẫn đường nhận tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh để điều chỉnh cánh sao cho bom rơi trúng mục tiêu.

- Bom Paveway-3 GBU-24 có laser dẫn hướng: nặng 907,2 kg, có cánh điều khiển ở cả 2 đầu, được thiết kế để tiêu diệt các công trình gia cố bằng sắt thép và bê tông. Bom được tia laser từ máy bay hoặc đơn vị quân sự dưới mặt đất dẫn đường. Khả năng dẫn hướng bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.

- Bom phá boong-ke GBU-28 có laser chỉ đường: nặng 2.086 kg, được chế tạo để chui vào các trung tâm chỉ huy của Iraq trong Chiến tranh vùng vịnh lần thứ nhất. Nhờ laser dẫn hướng, bom có thể diệt mục tiêu nằm sâu trong lòng đất.

catbuitinhdoi
31-03-03, 03:42 AM
Công nghệ Israel được dùng trong cuộc chiến Iraq
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/F-15.jpg
Máy bay chiến đấu F-15.
Mặc dù chính quyền Bush tuyên bố muốn Israel đứng ngoài cuộc chiến để không kích động các nước Hồi giáo, nhưng công nghệ quân sự và vũ khí của nước này vẫn có mặt tại các vùng chiến sự.

Sau nhiều thập kỷ hợp tác với Israel về quốc phòng, quân đội Mỹ đã "nhiễm" nhiều công nghệ do quốc gia này phát triển - từ thùng nhiên liệu trên máy bay chiến đấu F-15, hệ thống tìm mục tiêu trên máy bay phản lực Harrier, đến máy bay không người lái Hunter.

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng gần như toàn bộ đơn vị quân đội hiện đại được trang bị công nghệ do Israel phát triển. Theo tuần báo quốc phòng Mỹ Jane's, năm 2002, nước này trở thành nhà xuất khẩu vũ khí và dịch vụ quân sự lớn thứ 3 thế giới (vượt Nga, chỉ đứng sau Mỹ và Anh). "Chúng tôi sẽ bắn hạ vài chiếc Mirage 3s nếu không quân Iraq xuất hiện. Chúng tôi có thể diệt họ bằng tên lửa Israel gắn trên máy bay chiến đấu Mỹ", Joel Johnson, người phát ngôn của Hiệp hội công nghiệp hàng không có trụ sở tại Washington, phát biểu.

Máy bay ném bom B-52 có thể phóng tên lửa không đối đất Popeye (mã hiệu AGM-142) xuống các khu vực quân sự của Iraq. Popeye là loại vũ khí chính xác do Rafael, công ty mà chính phủ Israel có cổ phần, thiết kế.

Hiện nay, máy bay không người lái Hunter phục vụ Lục quân Mỹ, trong khi người bà con của nó - Pioneer - được lực lượng thuỷ quân lục chiến của nước này sử dụng để do thám hệ thống phòng thủ của Iraq. Cả hai được Israel Aircraft Industries, công ty tư nhân lớn nhất của Israel, thiết kế.

Trong các cuộc thử nghiệm do Mỹ tiến hành mới đây, Hunter có nhiệm vụ thả đạn chống tăng và có khả năng được Không lực Mỹ sử dụng song song với Predator (máy bay không người lái gắn tên lửa) để tấn công mục tiêu dưới đất.

Một số xe quân sự Bradley của Lục quân Mỹ được trang bị máy tính dẫn đường do một công ty con của Elbit Systems (Israel) cung cấp. Lova Drori - Giám đốc marketing quốc tế của Rafael - cho biết, lính Mỹ trong xe Bradley có thể sử dụng áo giáp do hãng sản xuất.
Rafael còn thiết kế hệ thống Litening Targeting Pods dùng để khai hoả vũ khí chính xác trên máy bay phản lực Harrier AV-8B của Thuỷ quân lục chiến Mỹ cũng như tên lửa trên máy bay chiến đấu F-15 và F-16 của một số lực lượng quân sự khác.

Yiftah Shapir - nhân viên Trung tâm nghiên cứu chiến lược Jaffee tại Đại học tổng hợp Tel Aviv - khẳng định Israel còn sản xuất hoặc thiết kế dàn phóng rocket, súng cối và thiết bị laser dẫn hướng cho máy bay trực thăng Comanche. Chúng chủ yếu do các công ty Israel có chi nhánh tại Mỹ hoặc một số liên doanh có vốn của Israel chế tạo.

Theo Jane's, năm ngoái, doanh thu vũ khí của Israel đạt trên 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên, một số tổ chức khác không coi Israel là nhà xuất khẩu lớn vì họ không tính doanh thu dịch vụ, ví dụ nâng cấp xe tăng và máy bay chiến đấu. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ở London (Anh) coi quốc gia này là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 5 thế giới trong năm 2002.

Việc vũ khí Israel có một chỗ đứng vững chắc trong quân đội hùng mạnh Mỹ chứng tỏ trình độ công nghệ và địa vị của nước này với tư cách là đồng minh thân cận. "Tuy nhiên, ở giai đoạn cạnh tranh thương mại thì mối giao tình này cũng phải để sang một bên. Giá cả vũ khí sẽ rất cạnh tranh", Shapir nhận định.Ngoài Mỹ, các khách hàng lớn của Israel còn có Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Brazil, Canada và Đức. Trước đây, Trung Quốc cũng là đối tác quan trọng của Israel nhưng sau đã cắt đứt trước sức ép của Mỹ.

catbuitinhdoi
09-04-03, 01:25 AM
Một số thông số của máy bay A-10 Thunderbolt II: dài 16,16 m, cao 4,42 m, sải cánh 17,42 m, tốc độ xấp xỉ 700 km/h, trần bay tác chiến 13.636 m, trọng lượng tối đa khi cất cánh 22.950 kg, tầm hoạt động 1.290 km.

Mỗi chiếc A-10 được trang bị súng 30 mm, tên lửa AGM-65 Maverick, tên lửa AIM-9 Sidewinder, pháo sáng và bom dẫn đường bằng laser hoặc điện tử. Loại máy bay một người lái này trị giá khoảng 9,8 triệu USD/chiếc.

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/A-10.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 01:59 AM
Bộ ảnh máy bay ném bom của Mỹ
Trong các máy bay này, có loại đang được sử dụng, có loại mới chỉ tồn tại dưới dạng dự án. Bạn có thể đã biết đến B-52, B-1, B-2. Nhưng không lực Mỹ còn ấp ủ tham vọng về nhiều máy bay ném bom cực kỳ hiện đại khác, như B-3 và Hyper Soar.

B-52

B-52H, có biệt danh BUFF (Big Ugly Fat Fellow: Gã béo xấu xí), là máy bay ném bom chủ chốt trong kho vũ khí của không lực Mỹ. Đây là loại máy bay duy nhất được sử dụng để chở tên lửa hành trình. Nó có khả năng tấn công tầm xa, bay nhanh ở độ cao tới 15.000 m.

Với tổng khối lượng hơn 221.000 kg, B-52H là một trong những chiếc máy bay quân sự tấn công nặng nhất thế giới. Tốc độ tối đa của B-52H là 1.028 km/h, ở độ cao 6.309 m.

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v1.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v2.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 02:05 AM
B-1

B-1B là một máy bay ném bom tầm xa, đa chức năng, có thể thực hiện những chuyến bay xuyên lục địa mà không cần tiếp nhiên liệu, sau đó chọc thủng hàng phòng thủ tinh vi của đối phương. Nó cũng có khả năng chuyên chở các vũ khí truyền thống trong hoạt động chiến trường.

Nhờ các thiết bị điện tử, hệ thống tia hồng ngoại cảnh báo và xác định radar, B-1B có một hệ thống tự phòng vệ khá hoàn hảo.

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v3.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v4.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v5.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 02:09 AM
B-2 Spirit


B-2 Spirit là loại máy bay ném bom đa chức năng, có khả năng chuyên chở cả bom truyền thống và hạt nhân. Cùng với B-52 và B-1B, B-2 có khả năng chiến đấu cơ động và hiệu quả. Nhờ đặc tính tàng hình, nó thừa sức chọc thủng hàng phòng thủ tinh vi nhất của đối phương và đe dọa những mục tiêu được bảo vệ chắc chắn nhất. Đây là một loại máy bay có vai trò chiến đấu hiệu quả, sang cả thế kỷ 21

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v6.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v7.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v8.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 02:12 AM
B-3 - loại máy bay tấn công của tương lai
Theo kế hoạch hiện giờ, B-52, cùng với loại máy bay trẻ tuổi hơn là B-1B Lancer và B-2 Spirit, sẽ được sử dụng cho đến khoảng năm 2037. Khi đó, không lực Mỹ tính rằng sẽ phi đội của họ sẽ còn khoảng 170 máy bay. B-52 có thể được sử dụng cho tới năm 2045.

Máy bay ném bom hạng nhẹ là một loại phi cơ kích cỡ trung bình, vừa có ưu thế của một máy bay chiến đấu chiến thuật, vừa là một máy bay ném bom chiến đấu tầm trung và tầm xa. Mỹ hy vọng tận dụng công nghệ tàng hình để tạo ra một loại phi cơ giá thấp, hữu hiệu, có khả năng chuyên chở nhiều loại vũ khí. Ước tính chỉ riêng chi phí nghiên cứu và phát triển máy bay B-3 cũng đã tiêu tốn hơn 35 tỷ USD.

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v9.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v10.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v11.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 02:15 AM
HyperSoar - một dự án tham vọng
Một chiếc HyperSoar có kích thước bằng một máy bay B-52, có thể cất cánh từ Mỹ và chở hàng tới bất cứ nơi nào trên trái đất, rồi trở về Mỹ mà không phải tiếp nhiên liệu hay dừng ở các căn cứ nước ngoài. HyperSoar có thể bay ở tốc độ chừng 10.782 km/h, trong khi mang trên mình tải trọng gấp hai lần một chiếc máy bay loại khác có cùng khối lượng.

HyperSoar có khả năng lướt trên bề mặt trái đất giống như viên sỏi trượt qua mặt nước. Một chiếc HyperSoar sẽ bay lên độ cao chừng 39.600 m - lướt bên ngoài bầu khí quyển của trái đất, rồi tắt động cơ, và trở về bề mặt khí quyển. Sau đó, nó lại bật máy và trở lại không gian. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại cho đến khi máy bay đến đích.

Tính cả thời gian và quãng đường bay lên và xuống như vậy, khi thực hiện một chuyến đi từ Chicago tới Tokyo (10.123 km), HyperSoar sẽ cần 18 cú nhảy và mất 72 phút. Còn bay từ Los Angeles tới New York sẽ mất 35 phút và 5 cú nhảy.

Bằng cách nhảy ra khỏi bầu khí quyển như vậy và sử dụng động cơ không thường xuyên, HyperSoar sẽ dùng ít nhiên liệu hơn và giảm bớt hơi nóng tích lũy ở khung máy bay - một vấn đề hiện đè nặng lên các dự án phi cơ có vận tốc cực lớn khác.

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v12.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v13.jpg

http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v14.jpg

catbuitinhdoi
09-04-03, 02:18 AM
Mininuke - loại bom bí mật của Mỹ
http://www.vinawebs.com/catbuitinhdoi/v7.jpg
B2 thả một quả bom mininuke không chứa chất nổ hạt nhân trong một cuộc thử nghiệm năm 1998 ở Alaska.
Là thứ bom sinh sau đẻ muộn nhất trong kho vũ khí của Mỹ, nhẹ và chứa đầy plutonium, mininuke rất thích hợp để phá hủy các loại boong ke. Liệu người ta có nghĩ đến việc sử dụng nó ở Afghanistan hay không? Chỉ một vài nhà lập pháp Mỹ nghĩ đến điều đó.

Tên thật B61-11, đây là một quả bom mảnh dẻ: dài 3,59 m, đường kính 34 cm, nặng 315 kg, mạnh - có sức công phá tương đương 300 tấn đến 340.000 tấn TNT, tuỳ theo mức điều chỉnh.

Được thả từ độ cao rất lớn, đầu "mũi" cứng của bom cho phép chọc thủng tới 6 m trong lòng đất và sau đó phát nổ. Nó tỏ ra lý tưởng để phá hủy các boong ke, các nhà máy hóa học nằm sâu dưới đất, và là loại vũ khí hạt nhân duy nhất được xếp vào kho vũ khí của Mỹ kể từ năm 1989. Năm 1997, người ta chính thức đưa bom này lên máy bay tàng hình B-2. Nó có biệt danh “mininuke” (tiểu bom hạt nhân), vì sức công phá tối thiểu của nó (300 tấn TNT) thua xa nhiều loại bom khác, chẳng hạn so với 13.000 tấn TNT của quả bom nguyên tử thả ở Hiroshima.

Liệu Washington đã nghĩ đến việc sử dụng nó ở Afghanistan hay chưa? Hiện giờ, câu hỏi này vẫn chỉ mang tính giả thuyết. Nhưng một bộ phận dân chúng Mỹ cho rằng điều này có thể chấp nhận được. Theo một cuộc thăm dò dư luận do Viện Jogby Quốc tế tiến hành ngày 7/11, 54% trong số 1.000 người được hỏi nghĩ rằng sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ có hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố. Ngày 21/10, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Pete King (bang New York) phát biểu trên đài WABC: “Tôi không loại trừ khả năng sử dụng các vũ khí hạt nhân chiến thuật, nếu điều đó là cần thiết”. Hạ nghị sĩ Steve Buyer (bang Indiana), Thượng nghị sĩ John Kyl (Arizona) cũng đưa ra những ý kiến tương tự.

Chính quyền Bush không khẳng định cũng không loại trừ khả năng này. Đó là quy luật: Đừng bao giờ nói bạn sẽ không bao giờ làm gì mà hãy nói bạn có thể làm gì. Ngày 28/9, Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (IRCR) đã đưa ra một giác thư nhằm nhắc nhở các bên có dính líu tới cuộc chiến sắp nhen nhóm ở Afghanistan. IRCR tuyên bố: “Vũ khí hạt nhân không phù hợp với luật nhân quyền quốc tế”. Đại diện của Mỹ ở Geneva ngay lập tức phản đối, yêu cầu loại bỏ câu này. Lý do: Luật quốc tế không cấm việc sử dụng vũ khí hạt nhân, trường hợp không còn biện pháp nào khác.

Trên thực tế, vấn đề này chưa từng ngã ngũ: Trong một cuộc thăm dò ý kiến Tòa án Quốc tế ngày 8/7/1996, 7 vị thẩm phán cho rằng vũ khí hạt nhân là hợp pháp, 7 vị khác đưa ra ý kiến trái ngược. Cho dù sự thể có ra sao đi chăng nữa, ngày 5/10/2001, IRCR đưa ra một giác thư mới, không nhắc gì đến bom nguyên tử.

Vào thời chiến tranh vùng Vịnh, IRCR cũng đưa ra một giác thư tương tự, nói rằng vũ khí hạt nhân không nên được sử dụng. Khi đó, Mỹ chưa có phản ứng gì.

Rõ ràng, quan điểm về sử dụng vũ khí hạt nhân đã thay đổi. Trước đây, các tổng thống vẫn giữ nguyên cam kết năm 1978 của Jimmy Carter là không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại những nước không có loại vũ khí này. Tuy nhiên, với sự tan rã của Liên Xô năm 1991, Washington bắt đầu xoay sang lo ngại về những nước "ngang ngạnh", bị coi là có khả năng sử dụng "vũ khí phá hủy hàng loạt" (không nhất thiết là vũ khí hạt nhân). Nhiều báo cáo đã nhấn mạnh lợi ích của vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tài liệu thuộc Sở chỉ huy chiến lược Mỹ (Stratcom) năm 1995 “Những điều thiết yếu trong các biện pháp ngăn ngừa thời hậu Chiến tranh Lạnh” - do chuyên gia về giải trừ vũ khí Hans Kristensen (Học viện Nautilus, Berkerley) công bố - đã chỉ ra một cách rõ ràng: “Không nên áp dụng đường lối chính trị công khai tự phủ nhận quyền tấn công trước, như vậy chỉ ngăn cản khả năng hạt nhân của Mỹ mà không thu lại một lợi ích tương đương”.

Hồi tháng 11/1997, trong lệnh tổng thống số 60 được Washington Post tiết lộ ngày 7/12/1997, Bill Clinton cho phép tiến hành tấn công bằng vũ khí hạt nhân để đáp trả các đợt tấn công hóa học hay sinh học. Cùng năm đó, giới quân sự đã tự hỏi liệu một cuộc tấn công như vậy có nên được tiến hành nhằm vào một nhà máy hóa học của Libya ở Tarhunah, mà họ nghi ngờ sản xuất vũ khí hóa học hay không.

Vấn đề phá hủy các công trình ngầm dưới đất đã nảy sinh từ khi Iraq tấn công Kuwait tháng 8/1990. Quan chức Mỹ lúc đó cho rằng các loại bom mà họ đang có chưa đủ sức phá những boongke chỉ huy nằm dưới mặt đất của Iraq. Họ bắt đầu chương trình phát triển loại bom “xuyên thủng” có khả năng thực hiện điều này. GBU 28 ra đời, cải tiến từ các loại bom xuất hiện trước đó, và xuất xưởng tháng 2/1991. Đây là một thứ vũ khí sử dụng chất nổ “truyền thống” tritonal, nặng 2 tấn, chiều dài 5,72 m, đường kính 37 cm.

Hai mẫu GBU 28 sau đó đã được thả từ máy bay F-111 ở Iraq. Một quả nghe nói trúng mục tiêu, nhưng không biết hiệu quả đến đâu. Tuy nhiên, những năm sau đó, Phòng thí nghiệm Khoa học Los Alamos đã triển khai bom B61-11. Dự án của nó có lẽ bắt đầu từ trước đó, năm 1989.

Rất khó so sánh lợi ích quân sự của GBU 28 và mininuke, vì thông tin kỹ thuật hiếm khi được công khai. Nhưng khác biệt rất rõ nét. Mininuke nhẹ hơn, 300 kg so với 2 tấn. Nhưng trên hết là sức công phá: Một quả bom GBU 28 với 306 kg chất nổ tritonal, tương đương khoảng 385 kg TNT, thua B61-11 đến cả nghìn lần (B61-11 yếu nhất cũng được tương đương 300 tấn TNT).

Tháng giêng năm nay, Viện Chính sách Công chúng Quốc gia, một đội cố vấn chuyên về các vấn đề chiến lược tái khẳng định sự cần thiết phải sử dụng vũ khí hạt nhân hạng nhẹ: “Trong tương lai, nước Mỹ có thể cần sử dụng loại vũ khí hạt nhân đơn giản, có sức công phá yếu, được điều khiển, để chống lại các mục tiêu cụ thể và kiên cố như các nhà máy sản xuất vũ khí sinh học dưới lòng đất”.

Một số tác giả của bản báo nay đã nắm giữ những chức vụ cao trong chính quyền Bush như Stephen Harley - trợ lý của Cố vấn an ninh Quốc gia Codoleezza Rice, Robert Joseph - trợ lý đặc biệt của Tổng thống về vấn đề phổ biến vũ khí, hay Stephen Cambone và William Schneider - những cố vấn thân cận của Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld.

Một bài báo trên tờ Japan Times ngày 20/9 khẳng định là theo một nguồn tin ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên Tổng thống chiến thuật sử dụng vũ khí hạt nhân, như là một biện pháp trả đũa vụ tấn công 11/9.

Nhưng một chuyên gia Pháp giải thích: “Việc các nhà quân sự phát biểu tất cả những khả năng họ có thể tưởng tượng ra được là rất thông thường. Qua những gì tôi biết, tôi cho rằng ông Bush loại trừ hoàn toàn khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân".

Hans Kristensen xác nhận: “Tôi cho rằng không một người nào có trách nhiệm ở Washington tính đến việc sử dụng vũ khí nguyên tử trong hoàn cảnh hiện giờ ở Afghanistan. Giả thiết duy nhất có thể là Mỹ tin rằng ai đó sắp sửa tung ra một thứ vũ khí hạt nhân hay sinh học từ một địa điểm xác định, và biện pháp duy nhất để ngăn chặn là đánh bom hạt nhân vào nơi đó”. Nhưng ông nói tiếp: “Câu hỏi thực tế là nếu không ai cân nhắc một cách nghiêm túc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân, tại sao chủ trương sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại?”