PDA

View Full Version : Không được cai nghiện bằng thuốc ngủ tại nhà



hoang_duong
23-11-09, 10:14 AM
Nhiều người nghiện ma túy hoặc gia đình họ tự dùng thuốc ngủ để cắt cơn nghiện. Loại thuốc này nằm trong phác đồ điều trị cắt cơn nghiện của Bộ Y tế, nhưng chỉ được áp dụng ở cơ sở y tế vì có nhiều tác dụng phụ, thậm chí gây chết người.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoàn, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, một trong các trung tâm cai nghiện ma túy ở Hà Nội cho biết, thuốc ngủ được dùng để hỗ trợ cắt cơn nghiện chứ không giúp cai nghiện ma túy. Sau khi ngừng dùng ma túy khoảng 6-18 giờ, ở người nghiện xuất hiện hội chứng cai với các biểu hiện cực kỳ khó chịu như cảm giác dòi bò trong xương, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy... Những triệu chứng này thôi thúc họ tìm ma túy bằng mọi cách, kể cả phạm tội ác. Hội chứng cai lên đến đỉnh điểm trong 3 ngày đầu, sau đó dịu dần và khoảng 7-10 ngày thì hết hẳn dù có điều trị hay không. Việc dùng các liệu pháp cắt cơn giúp người bệnh vượt qua cơn vật thuốc một cách dễ dàng hơn. Có nhiều cách để hỗ trợ cắt cơn nghiện, chẳng hạn như châm cứu, dùng thuốc Đông y, tâm lý trị liệu, dùng thuốc hướng thần (thuốc ngủ) kết hợp thuốc an thần kinh.

Theo bác sĩ Hoàn, Bộ Y tế đã cho phép dùng thuốc ngủ (như Seduxen, Gardenal...) từ nhiều năm nay. Biện pháp này có hiệu quả cắt cơn, nhưng có các tác dụng phụ mà nguy hiểm nhất là tụt huyết áp tư thế; bệnh nhân đang nằm đột nhiên đứng dậy thì huyết áp tụt xuống đột ngột, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, thuốc ngủ được nhà nước quản lý chặt chẽ. Việc dùng nó cai nghiện chỉ được thực hiện ở cơ sở y tế, nơi có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ đa khoa được đào tạo về tâm thần và phương tiện cấp cứu. Bệnh nhân được theo dõi sát, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, mạch, huyết áp...

Tuy nhiên, trên thực tế, người dân cũng biết về tác dụng hỗ trợ cắt cơn của thuốc hướng thần và nhiều gia đình tự ý sử dụng cho người nghiện. Bản thân người nghiện khi lên cơn đói thuốc mà không được thỏa mãn cũng hay tìm đến các điểm bán thuốc "chui" để hỏi mua "thuốc vật" hay "viên đĩa bay", tiếng lóng chỉ vài biệt dược loại này. Điều này rất nguy hiểm. Bác sĩ Hoàn cho biết, đã có trường hợp tử vong do tụt huyết áp tư thế mà không được cấp cứu kịp thời, hậu quả của việc tự dùng thuốc hướng thần cắt cơn nghiện.

Cắt cơn chỉ là một đoạn ngắn trên con đường cai nghiện

Cắt cơn không phải là việc khó nhất như nhiều người vẫn tưởng, vì dù không điều trị gì, cơn vật thuốc cũng sẽ qua. Nhưng như thế không có nghĩa là hết nghiện. Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Hoàn, ở người nghiện, sự thèm thuốc đã được ghi trong một điểm đói ma túy trong não, nếu không điều trị thì gần như không thể tự mất. Ma túy khi vào cơ thể thì chuyển hóa thành morphin, phân bố vào các mô và cơ quan khác nhau rồi thải ra theo nước tiểu. Một phần morphin lọt vào não, đến gắn vào các điểm tiếp nhận ở não. Tại đây có sự liên kết chặt chẽ giữa morphin của ma túy và morphin nội sinh, gây nên tình trạng đói ma túy trường diễn ở não.

"Rất nhiều người đã cai nghiện tập trung ở trại suốt 2 năm, nhưng trên đường từ trại về nhà lại đi tìm ma túy" - ông Hoàn nói. Hai năm ngừng dùng ma túy không làm mất đi cảm giác thèm thuốc và khi có cơ hội, người nghiện lập tức đi theo "tiếng gọi nơi hoang dã", như cách nói của các bác sĩ điều trị cai nghiện. Vì vậy, cắt được cơn chỉ là một phần nhỏ trong quá trình cai nghiện. Khâu quan trọng nhất là điều trị chống tái nghiện. Hiện nay, ở Việt Nam, việc cai nghiện ma túy chỉ đơn thuần là cắt cơn nên tỷ lệ tái nghiện rất cao, trên 90%.

Trên thế giới từ lâu đã áp dụng hai biện pháp chống tái nghiện hiệu quả. Trong liệu pháp thay thế, bệnh nhân dùng Methadone (một loại ma túy yếu, nếu được kiểm soát sẽ ít gây hại cho cơ thể) thay vì dùng heroin. Liều Methadone sẽ được giảm dần rồi cắt hẳn trong vòng vài năm. Hiệu quả của liệu pháp này là 70-80%. Người nghiện dùng thuốc thay thế sẽ có thái độ hòa nhã, hiền lành và sinh hoạt như người bình thường. Còn trong liệu pháp đối kháng, thuốc được chỉ định thường là Naltrexone. Thuốc này đánh bật heroin ra khỏi điểm đói ma túy trong não, khiến người nghiện mất cảm giác thèm ma túy, có hút cũng không thấy khoái cảm, từ đó bỏ dần. Hiệu quả là 30-50%.

Hai liệu pháp chống tái nghiện trên chưa được áp dụng ở Việt Nam vì đều đang ở trong giai đoạn thí điểm. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, thuốc không đem lại hiệu quả cai nghiện 100%. Vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, cần áp dụng tâm lý liệu pháp, tạo môi trường sống "sạch". Thành công hay thất bại còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm của người bệnh và gia đình.

Theo Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Hong Thu
07-01-10, 11:00 AM
Cai tập trung hay cai tại nhà đều chung mục đích giúp người nghiện qua được cơn vật thiếu ma tuý trong mấy ngày đầu và ổn định tâm lý sau cai.
Nói không được cai tại nhà nghe cực đoan quá, nên sửa lại là không được tự ý cai bằng thuốc ngủ tại nhà thì hơn. Trong khi mô hình cai nghiện bắt buộc ở nhiều nơi còn bộc lộ nhiều yếu kém về công tác quản lý chống trốn, chống xâm nhập ma tuý, thậm chí trong quản lý còn để xảy ra đánh nhau chết (!), việc cai tại nhà nên được khuyến khích.
Chỉ cần người nghiện có động cơ cai bỏ cao, thì không gì hơn được cai tại nhà mình!

tro_lai
07-01-10, 01:00 PM
nếu mà cai tại nhà thì tốt nhất bạn nên cai tay bo đc thì tốt ko thi mua thuốc về cai,đừng cai bằng thuốc ngủ vật còn kinh hơn

Hong Thu
08-01-10, 10:24 AM
Phác đồ của Bộ y tế mà không cải tiến thì kinh thật (!).Thuốc ngủ không dùng viên "đĩa bay" ngủ rất êm.
Đi trại mới 'kinh' bạn à.
Tuỳ "khẩu vị" " của bạn. Cắt cơn kiểu gì thì cắt, sau đó có uống thuốc chống tái thì mới yên tâm.