PDA

View Full Version : Bài học lạc quan từ Winston Churchill



nhóc phù thủy
18-08-10, 08:26 PM
Rất nhiều nhà lãnh đạo cho biết chưa bao giờ mọi việc lại tồi tệ như lúc này. Thậm chí, ngay cả khi nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi, cũng không đồng nghĩa với sự đi lên mãi mãi.


Vào những thời điểm khó khăn như thế này, người ta thường nhắc đến những gương mặt lãnh đạo xuất sắc trải qua các thời điểm cam go trong lịch sử. Một trong số những nhân vật yêu thích và cũng là đề tài chính xuyên suốt nhiều bài báo của tôi chính là Winston Churchill. Đó không phải là Thủ tướng của những năm 1940, người lãnh đạo nước Anh thành lực lượng duy nhất chống lại phát-xít, mà là một Churchill của năm 1915, người bị cô lập sau sự sụp đổ của kế hoạch Dardanelles đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ trong Cuộc Đại Chiến.

Theo tiểu sử mới của Paul Johnson, khi 40 tuổi Churchill bỗng dưng cảm thấy cô độc và bị xa lánh. Ông đã làm gì? Ông suy tư và nghiền ngẫm. Vợ ông, Clementien nói: "Dường như ông ấy đã chết vì đau buồn". Nhưng sau đó, bắt nguồn từ niềm say mê tranh vẽ, Churchill đã tìm ra thú vui mới - vẽ tranh. Với sự thông minh vượt trội, ông lột tả cuộc đời mình thông qua chính các tác phẩm. Như được hồi sinh, ông tiếp tục gia nhập quân đội và phục vụ trong mặt trận Pháp 6 tháng từ năm 1915 đến 1916. Sau đó ông quay trở lại chính trị và tiếp tục sự nghiệp.

Chính hình ảnh Churchill giai đoạn này đã dạy cho chúng ta rằng, chúng ta hoàn toàn có thể sửa chữa sai lầm nếu ta thực hiện hai điều: nghỉ ngơi và hành động. Phần sau khá quen thuộc với bất kỳ hoạt động quản lý nào nhưng hành động sau cơn bĩ cực nên thực hiện sau khi ngẫm nghĩ và lấy lại tinh thần. Dưới đây là 3 cách để thực hiện điều này.

Phản ánh. Nhìn lại sự việc xảy ra, đánh giá, kiểm tra từ mọi góc độ. Thảo luận đúng sai với đồng nghiệp. Đánh giá hiệu quả làm việc cua bạn và nghĩ tới các phương án khác mà bạn có thể làm. Và vì bạn đã biết kết quả, hãy sử dụng điều này để chuẩn bị cho tương lai.

Khơi gợi lại nguồn động lực. Còn bây giờ, hãy gạt bỏ những sai lầm sang một bên và tìm những sợi dây liên kết lại với chính mình. Có thể tham gia hoạt động thể thao hoặc dành nhiều thời gian hơn với bạn bè và gia đình. Hãy khiến bản thân luôn bận rộn. Churchill thì vẽ tranh, vậy bạn có thể làm được gì? Hãy làm điều bạn cảm thấy tinh thần được thoải mái. Bạn có thể thất bại trong một cuộc chiến nhưng bạn đã không đánh mất cuộc sống của mình. Hãy lạc quan.

Hành động. Bạn phải bắt tay vào việc. Nếu vẫn là công việc cũ, hãy ứng dụng những bài học đã học từ sai lầm trước đây. Phỏng vấn đồng nghiệp. Còn nếu là một công việc mới, cũng hãy tận dụng những bài học quý giá đó. Cần nhớ rằng giờ đây bạn đã là 1 con người khác, mạnh mẽ hơn và sẵn sàng đối mặt với sự thất bại. Hãy truyền nhiệt huyết vào công việc cũng như vào chính bản thân mình và những người xung quanh.

Churchill sở hữu một báu vật mà không phải mọi nhà lãnh đạo đều có đó là thời gian. Ông có thể rút khỏi chính trường trong khi các nhà lãnh đạo hiện nay thì không. Tuy nhiên cho dù sự việc có khó khăn đến mức nào thì các nhà lãnh đạo cũng nên dành thời gian cho riêng mình, đặc biệt khi đang trong giai đoạn khó khăn. Sai lầm trong chiến lược này có thể dẫn đến thất bại trong tương lai.

Thất bại không phải là kết thúc. Churchill của năm 1915 chính là bước chuẩn bị cho Churchill - cứu tinh của dân tộc - năm 1940. "Một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội", Churchill nói. "Và một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn".


- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -


Tuyết Lan dịch

Theo VietNamNet