PDA

View Full Version : Gia đình - “pháo đài” phòng, chống ma túy



ninhtroc_7x
27-06-11, 11:22 AM
ee fnftnj







http://www.baodongkhoi.com.vn/images/news/26.6.2011_18h2_P1270183.gif


Nhiều tổ chức, cá nhân luôn quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: T.L


Theo kết quả nghiên cứu của các ngành chức năng, có khoảng 200 triệu người hoặc 5% dân số thế giới trong lứa tuổi 15-64 đã sử dụng bất hợp pháp chất ma túy ít nhất một lần trong vòng 5 năm qua. phần” trong nhóm có nguy cơ cao: những đối tượng có nguy cơ cao ngày nay không chỉ bao gồm những thanh, thiếu niên chơi bời lêu lổng, ăn không ngồi rồi như trước, mà còn có cả học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên nhà nước, bộ đội xuất ngũ… Mức độ lây lan của đại dịch AIDS từ nhóm có nguy cơ cao ra cộng đồng còn được biểu hiện qua tỷ lệ nhiễm trong nhóm phụ nữ mang thai và thanh niên khám nghĩa vụ quân sự…
Cũng theo giới nghiên cứu, có hai nguyên nhân của thực trạng đáng buồn trên là:
việt baodscv+ Một bộ phận thanh thiếu niên quan hệ tình dục ngày càng sớm, sống buông thả, uống rượu, hút thuốc lá…
Trên thực tế, cả hai nguyên nhân này song hành với nhau tấn công giới trẻ một cách “không khoan nhượng”, trong bối cảnh ý thức cảnh giác của giới trẻ và toàn xã hội trong việc phòng, chống ma túy còn thiếu kiên quyết và “pháo đài” - gia đình gần như “bỏ ngỏ” hiện nay!
Yếu tố gia đình dường như đang bị “gạt” ra bên lề của cuộc chiến phòng, chống ma túy, HIV/AIDS bởi nhiều lý do, nhưng điều đáng lo ngại nhất là quan niệm sai lệch về vai trò của gia đình trong việc giáo dục, chăm sóc thanh thiếu niên hiện nay, nhiều bậc cha mẹ còn cho rằng: thanh thiếu niên đã lớn, đã trưởng thành, có nhà trường, xã hội, cơ quan, đoàn thể lo rồi, gia đình còn phải đương đầu với bao nhiêu là chuyện cơm áo, gạo tiền; cha mẹ đâu có sống hoài bên cạnh con cái để mà rầy la …”
Chúng ta từng biết, trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi ma túy, nhất là các em sinh trưởng trong các gia đình có thành viên tham gia mua bán ma túy bất hợp pháp, là những đối tượng dễ bị tổn thương; trẻ em trong khu vực này không chỉ bị tiếp xúc trong một môi trường luôn có thói hư, tật xấu mà còn bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực liên quan đến ma túy… Xuất phát từ thực trạng trên, cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hiệp quốc đã từng đưa ra chủ đề “Ma túy không phải là trò chơi của trẻ em” để kêu gọi cho chiến dịch quốc tế hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống lạm dụng và buôn lậu ma túy; huy động mọi người lớn bảo vệ trẻ em, các thành viên trong gia đình đều cùng nhau cam kết rằng ngôi nhà của mình là an toàn, là một pháo đài vững chắc phòng, chống ma túy!
Thế nhưng, bấy nhiêu vẫn chưa đủ nếu chỉ là một chủ đề hoạt động và tâỉp trung giáo dục, truyền thông trong một thời điểm nhất định mà thôi! Quan niệm lỗi thời về vai trò của gia đình ngày nay làm cho trẻ em mất đi một nguồn lực quan trọng trong cuộc sống để có thể trụ vững trong cuộc chiến quyết liệt phòng, chống ma túy, HIV/AIDS. Mất đi tiếng nói của gia đình - mất đi vai trò của “một tế bào của xã hội”, thành trì quan trọng của trận tuyến phòng, chống ma túy luôn có nguy cơ bị chọc thủng. Ma túy ngày càng trở nên là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm của xã hội, là nguyên nhân chủ yếu hủy hoại sức khỏe, nhân phẩm, là tác nhân trực tiếp dẫn đến những hành vi phạm tội trong giới trẻ!
Chúng ta đều biết, một bộ phận giới trẻ sử dụng ma túy hầu hết sống phụ thuộc vào kinh tế gia đình, họ không có sẵn tiền bạc, của cải để mua ma túy, nên giai đoạn đầu đến với ma túy họ phải giấu giếm, sợ sệt, tìm “thủ đoạn” để qua mặt gia đình, nhà trường và xã hội; trong khi đó, gia đình lại quản lý lỏng lẻo, với quan niệm sai lệch, cổ hủ như trên, nên khi phát hiện con em mình vướng vào ma túy thì đã quá muộn! Con em họ trở thành con nghiện, gia đình lúc này lại không được trang bị kiến thức tâm lý lứa tuổi, hoặc là vội vàng lên án, né tránh, đổ trút trách nhiệm cho nhà trường, xã hội và cơ quan đoàn thể nơi con em mình học tập, sinh hoạt, công tác, hoặc là giấu nhẹm, theo kiểu “tự lo”!
Trong tình huống bị “chối bỏ” như vậy, có những gia đình lại áp dụng biện pháp “dội gáo nước lạnh” lên con em mình, làm cho các em bỗng chốc trở nên khác hẳn bình thường: hung hăng, thực sự bị tha hóa bởi ma túy, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có ma túy, không hề nghĩ đến nhân cách, đạo đức bản thân, dẫn đến lối sống buông thả, ăn chơi, hút chích, quan hệ tình dục sớm, bừa bãi, bất chấp hậu quả xấu, kể cả HIV/AIDS!
Để ngăn chặn sự lan truyền của đại dịch HIV/AIDS, khơi dậy nội lực thanh thiếu niên trong cuộc vận động “Nói không với ma túy!”, một giải pháp thiết thực và có hiệu quả tổng hợp nhất là phải bằng mọi cách huy động gia đình vào cuộc chiến chống ma túy - đây sẽ là một nguồn lực quan trọng giúp một bộ phận thanh thiếu niên đã sa vào con đường ma túy đứng vững trên đôi chân của mình nhằm “Nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy”.
Điều trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất có ý nghĩa là về mặt thời gian, không gian là những “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, “Ngày quốc tế phòng, chống ma túy” lại rất gần với “Ngày Gia đình Việt Nam”. Điều trùng hợp này cho chúng ta nghĩ đến việc cần phải “thiết kế” một lộ trình mới cho trận tuyến phòng, chống ma túy trên căn bản liên kết sức mạnh toàn dân xây nên những “pháo đài” - gia đình.
Các bậc làm cha, làm mẹ hãy xác định lại vai trò, vị thế của gia đình trong công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thanh thiếu niên, phải khẳng định rằng không nơi đâu có thể tổ chức giáo dục, theo dõi, giám sát việc phòng, chống ma túy, cảm hóa thanh thiếu niên nghiện ngập, cai nghiện ma túy có hiệu quả bằng gia đình!
Thiết nghĩ, cần phải quan tâm đầu tư cho nguồn lực gia đình thông qua việc tổ chức trang bị kiến thức giáo dục, nhấât là những kiến thức cần thiết về phòng, chống ma túy, truyền thông giáo dục sức khỏe cho các bậc cha mẹ; chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nâng cao hiệu quả, tốc độ, tính bền vững của công cuộc giảm nghèo, của thế trận đấu tranh phòng, chống tội phạm, của chất lượng dân số, chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chất lượng giáo dục và đào tạo…
Có như vậy mới đem lại cho gia đình một thứ “quyền uy tối cao” giữ chặt các thành viên trong mái nhà thân yêu, tạo nên sức mạnh đoàn kết, xây dựng lớp lớp gia đình Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, văn minh, hiện đại, không có ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn xã hội!