PDA

View Full Version : Nghìn lẻ một cách tự vệ của thực vật



catbuitinhdoi
12-04-03, 04:01 AM
Cây cối không thể đánh lại những con vật muốn nhai, nuốt hay gặm, xé chúng, nhưng bù lại, chúng biết trang bị đủ thứ mánh khoé để tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù và để hạ gục tình địch, như: tự "đông cứng", thu nhỏ cơ thể hay tiết ra độc tố...


Cây Acacia caffra không chịu nằm yên chờ chết. Khi bị tấn công, nó lập tức tiết ra chất tannin làm cho lá của mình se cứng lại và kẻ thù phải từ bỏ bữa ăn của mình mặc dù bụng đã đói cồn cào. Tinh vi hơn, để báo cho đồng loại biết về mối nguy hiểm đang rình rập, cây này còn phát ra ethylene. Láng giềng của nó khi “ngửi” thấy thứ mùi báo động trên cũng nhanh chóng tiết ra tannin, làm cho những cái miệng phàm ăn nhất cũng phải đầu hàng.

Một số loại cây khác lại thích đánh lừa kẻ thù, mà điển hình là cây đá. Động vật ăn cỏ đi qua sa mạc không mảy may nghi ngờ về những hòn sỏi nhô lên từ đất dưới chân chúng, và thế là chúng đã bỏ qua một bữa tiệc thịnh soạn. Những viên sỏi này thực chất là hai chiếc lá mọng nước duy nhất của cái cây đá này.

Thu người lại cũng là một cách tự vệ hữu hiệu. Chúng ta hãy quan sát cây mimosa pudica, mọc khắp nơi trên thế giới. Ngay khi phát hiện thấy nguy hiểm, lá của chúng vốn đã nhỏ bèn thu lại và những kẻ săn lá nghiệp dư sẽ không nhìn thấy chúng. Còn nếu con vật đói khát nào cứ lao vào thì lập tức cành của nó sẽ biến thành những cái gai gớm ghiếc chọc thủng những cái miệng phàm ăn.

Ngoài khả năng tự vệ bằng gai nhọn, một số loài cây còn có thể sử dụng vũ khí hoá học. Chúng biết tạo ra một “ắc quy” nạp đầy các phân tử chất độc. Trong khi các cây thập tự thu thập những hợp chất của lưu huỳnh có mùi khó chịu, thì một số loại cây như sắn, hạnh đào… lại biết tạo ra trong củ, hạt của nó một chất độc cực mạnh: cyanuar! Chỉ một vài quả hạnh đào tươi cũng đủ để giết chết một em bé. Sở dĩ con người vẫn ăn được các loại củ, quả này là vì qua quá trình chế biến hay nấu chín, chất độc đã bay hơi hoặc bị phân huỷ và không còn nguy hiểm nữa.

Để loại trừ kẻ thù, cây kim tước chi ở Australia còn biết ngăn cản quá trình sinh sản của chúng. Nó tạo ra một loại chất giống như hoóc môn nữ, ngăn cản quá trình thụ thai của cừu cái. Nhưng có lẽ kỹ thuật đuổi kẻ thù tinh vi nhất phải thuộc về cây phiên liên ở châu Mỹ nhiệt đới. Để không bị bướm làm tổ và đẻ trứng lên lá của mình, nó… tự "đẻ" ra một cái tổ giống y hệt tổ bướm. Khi phát hiện thấy trên lá cây đã có một tổ trước đó, bướm cái bèn bay đi tìm lá cây mới. Còn nếu một con bướm nào đó vì quá đau đẻ mà trót sinh vào chiếc lá của nó, cây phiên liên bèn tiết ra chất nectar gọi những con kiến thợ chăm chỉ đến để tiêu diệt hộ.

Một số loài cây khác cũng biết nhờ kiến tiêu diệt côn trùng có hại cho mình và ngăn cản sự phát triển của cây bên cạnh. Vì để tồn tại được, cây cối không chỉ phải tự bảo vệ khỏi con vật ăn cỏ, chúng còn phải đấu tranh với nhau. Để tận dụng được tối đa nguồn thức ăn trong môi trường, và đặc biệt là ánh sáng mặt trời, một số loài cây như sung, vả, đa... đã sử dụng bộ rễ như những cái vòi của bạch tuộc để bóp cổ kẻ thù, ngăn cho chúng không phát triển và biến thành nguồn thức ăn của mình.

bad_boy1062003
18-09-03, 06:55 AM
Clap...Clap...qúa hay,không có gì bàn cãi nữa.Anh CBTD ơi,anh có thể tiếc lộ tý ty về "công phu" post bài của mình cho pà kon học tập không anh?