Results 1 to 10 of 10

Thread: Phương pháp mới tiêudiệt HIV

  1. #1

    Join Date
    Aug 2003
    Location
    Tp.HCM
    Posts
    404

    Cool


    Hôm qua (16/9), các chuyên gia thuộc ĐH California, Mỹ, đã công bố phương pháp chống AIDS 2 bước, liên quan tới việc đánh bật nó ra khỏi nơi ẩn náu rồi tiêu diệt bằng một kháng thể độc hại. Họ hy vọng kỹ thuật này có thể kiểm soát lâu dài các ca AIDS.
    Kỹ thuật định vị và tiêu diệt tế bào miễn dịch nhiễm HIV có hiệu quả trên chuột và đang được chuẩn bị thử nghiệm ở khỉ. Nó không phải là một phương thuốc chữa trị mà là kỹ thuật giúp bệnh nhân AIDS không còn phải uống nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ nghiêm trọng từ tiêu chảy cho tới bệnh tim. Nói cách khác, nó ngăn chặn HIV lây lan hơn nữa trong cơ thể.

    Liệu pháp chống retrovirus hay HAART có thể giúp bệnh nhân HIV khoẻ mạnh trong nhiều thập kỷ song không tiêu diệt được virus tiềm tàng, ẩn trốn trong các tế bào miễn dịch. Zack và đồng nghiệp đã phát triển một hệ thống 2 bước, kích hoạt tế bào miễn dịch mà virus trốn trong đó rồi tiêu diệt tế bào đó trước khi virus có thể trốn thoát.

    Tế bào mà họ nhằm vào được gọi là tế bào T. Tế bào T là tế bào của hệ miễn dịch mà HIV thích lây nhiễm nhất. Tế bào T nhiễm HIV có thể nằm im trong một thời gian dài. Khi chúng nằm im, thuốc HIV không thể tìm thấy chúng và tiêu diệt virus lẩn trốn bên trong. Zack cho biết: ''Cứ khoảng 1 triệu tế bào T thì có một tế bào chứa HIV nằm im mà các loại thuốc chống retrovirus không thể tiếp cận. Vì vậy, để có thể tấn công tế bào, bác sĩ phải kích hoạt nó''.

    Những nỗ lực để làm điều đó đã thất bại trong quá khứ bởi kích hoạt mọi tế bào T của bệnh nhân có thể làm cho họ ốm nặng, thậm chí là tử vong. Nhóm nghiên cứu của Zack đã sử dụng 2 hợp chất để kích hoạt từng phần tế bào T: interleukin-7 (IL-7) - hợp chất tự nhiên và prostratin, có nguồn gốc từ một cây bản địa ở đảo Samoa. Sau đó, 2 hợp chất này bắn ra một loại kháng thể được ghép với một phân tử độc hại. Độc tố tiêu diệt tế bào trước khi nhiều virus được tạo ra.

    Phương pháp mới có hiệu quả ở chuột, tiêu diệt 70-80% tế bào T chứa virus HIV âm ỉ. Nó không tấn công nhầm tế bào khoẻ mạnh. Tuy nhiên, rất khó thử nghiệm HIV ở động vật bởi nó là một loại virus ảnh hưởng tới con người theo một cách đơn nhất. Nhóm dự định thử nghiệm ở khỉ bị nhiễm virus SHIV. AIDS đã cướp đi sinh mạng của 28 triệu người trên thế giới kể từ những năm 1980, phần lớn số bệnh nhân này tập trung tại châu Phi nơi các loại thuốc chống AIDS là một mặt hàng xa xỉ.

    (Minh Sơn - Theo Reuters)

    Đó thật là tin mừng phải ko anh em nhà " heroin-aids" chúng ta ?!!! Mong HIV sẽ bị loại trừ vào một ngày gần đây!

  2. #2
    Trước mắt, những ai bị nhiễm HIV/AIDS nên cố giữ sức khoẻ, thăm khám bịnh và nếu cần thì uống thuốc đặc trị để ổn định sức khoẻ kéo dài thời gian chờ các loại thuốc tiêu diệt hẳn HIV
    There's the true that : we want to do so much for PHA but still can't reach our target. Can we change it if we try to do better?

  3. #3
    Phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV, bị viêm gan C


    - Viêm gan C cũng được điều trị hiệu quả ở bệnh nhân HIV/AIDS mà không ảnh hưởng gì đến việc điều trị HIV. Một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV bị viêm gan C mới công bố trên tạp chí y học Anh cho thấy như vậy.

    Một nhóm nghiên cứu ở ĐG California, San Diego do phụ trách tiến hành nghiên cứu với gần 900 bệnh nhân HIV bị viêm gan C hơn 3 năm. Các nhà nghiên cứu tiêm peginterferon alfa-2ahuốc cho các bệnh nhân vào mỗi tuần và dùng thuốc ribavirin mỗi ngày. Theo phương pháp điều trị này, khoảng 40% bệnh nhân không còn dấu hiệu của virus viêm gan C trong máu, đồng thời tình hình bệnh cũng có nhiều cải tiến.

    Các nhà nghiên cứu cũng cho biết phương pháp điều trị viêm gan C không bị ảnh hưởng bởi thuốc điều trị HIV/AIDS.

    T.L (Theo AFP)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4
    Phát hiện một protein quan trọng của virus HIV




    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, họ đã xác định được một loại protein quan trọng của virus chết người HIV, mở ra hy vọng về những thành tựu mang tính đột phá trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm HIV/AIDS.

    Protein có tên Nef đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của bệnh AIDS, nhưng chưa từng được giới khoa học khám phá trong những nghiên cứu trước đây. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California đã tạo ra một số phân tử đặc biệt, khi xâm nhập virus HIV các phân tử này làm rối loạn sự tương tác giữa Nef với các protein khác, nhờ đó mà họ phát hiện được sự tồn tại của Nef. Kỹ thuật xác định protein này đồng thời hứa hẹn sẽ dẫn tới những phương pháp điều trị mới có khả năng làm rối loạn hoạt động của virus HIV, làm chậm hoặc hoá giải khả năng phát triển của bệnh AIDS.

    Vấn đề lớn nhất hiện nay là loại phân tử nhân tạo có tác dụng phá hoại protein Nef lại có độc tính gây hại cho người. Trưởng nhóm nghiên cứu Gregory Weiss cho biết hiện nhóm của ông đang thực hiện các thí nghiệm để bào chế những hợp chất mang ít độc tính hơn nhưng vẫn có khả năng tiêu diệt Nef.

    K.T (Theo Lao động)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5
    Đích mới trong điều trị HIV

    Một protein có trong tế bào người dường như đóng vai trò quan trọng trong sự nhân lên của HIV, và ức chế protein này
    có thể giúp chống lại virus gây bệnh AIDS.
    Protein có tên là ubiquitin, chức năng của nó là gắn vào các protein đã già cỗi để phá hủy bằng proteasome-hệ thống
    tái sinh của tế bào. Tuy nhiên 3 báo cáo mới đây cho thấy protein này cũng có vai trò không ngờ trong vòng đời của
    HIV và các virus khác.
    Theo Bác sĩ UIrich Schubert và cộng sự (Viện Nghiên cứu Bệnh Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia(NIAID), Bethesda,
    Maryland), trong một nghiên cứu về tăng sinh tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, các tác giả đã sử dụng hóa chất
    để ức chế hệ proteasome và ngăn ngừa hình thành ubiquitin. Các nhà nghiên cứu thấy rằng các tiểu phân HIV
    mới-thường "nảy nở" từ bề mặt tế bào người bị nhiễm-khó tách ra khỏi tế bào nhiễm. Nếu chúng thoát khỏi đó, virus
    mới hình như khó nhiễm vào các tế bào mới. Khám phá này là một thí dụ nữa về cách HIV điều khiển tế bào T để phục
    vụ sự sống của nó và làm sáng tỏ hiểu biết ít ỏi và kiểu tương tác virus-tế bào.
    Trong nghiên cứu thứ 2, Bác sĩ Bettina Strack và cộng sự, Viện Nghiên cứu Ung thư Dana-Farber, Boston,
    Massachusetts đã cho thấy một protein HIV là Gag, có vai trò quan trọng trong nảy nở và giải phóng ra các virus mới,
    hình như hợp nhất với ubiquitin. Sự hợp nhất này có thể đóng vai trò trong sự nhân lên của các virus khác, gồm cả virus
    Ebola.
    Nghiên cứu thứ 3 của Akash Patnaik và cộng sự, Trường Đại học Y Pennylvania đã cho thấy ubiquitin cũng được sử
    dụng để làm nảy nở virus chim gây ung thư (virus sarcom Rous). Họ cho rằng ubiquitin có thể là yếu tố quan trọng
    trong vòng đời nhiều loại virus.
    Những kết quả trên đem đến một chiến lược triển khai các thuốc để cản trở quá trình nhân lên của retrovirus.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  6. #6
    Thuốc điều trị bệnh AIDS sẽ ra đời trong tương lai không xa.


    Một thông điệp mới mang lại niêm hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ đã được đưa ra tại Diễn đàn phóng chống AIDS diễn ra tại Barcelona, Tây Ban Nha. Bóng đen u ám do đại dịch AIDS bao trùm lên toàn thế giới giờ đây đang dần được xoá bỏ bởi một tuyên bố rằng, chỉ tới năm 2005, một trong số các lại vaccine phòng chống HIV hiệu nghiệm nhất do Công ty dược phẩm VaxGen sản xuất có thể sẽ được tung ra thị trường. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại trong chiến dịch phòng chống căn bệnh thế kỷ AIDS, mang lại niềm hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân nhiễm loại virus chết người này.

    Tuy nhiên, T-20, tên loại vaccine trong tương lai, chắc chắn sẽ có giá thành đắt hơn các loại thuốc phòng chống HIV khác. Theo lời nhà sản xuất, đây là loại thuốc phức tạp nhất từ trước tới nay, đòi hỏi phải qua 106 bước tổng hợp hoá học mới tạo ra được sản phẩm cuối cùng. Loại thuốc này chắc chắn sẽ được phổ biến rộng rãi tại các nước thuộc thế giới thứ ba.
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  7. #7
    Một loài cây bản xứ ở vùng Samoa giúp điều trị bệnh HIV/AIDS




    Mô hình virus HIV/AIDS

    Trường Đại học Berkeley ở California (Mỹ) và chính quyền Samoa (Nam Thái Bình Dương) vừa ký một thỏa thuận cho phép cô lập gien của một loài cây bản xứ để tìm ra một phương pháp điều trị bệnh HIV/AIDS đầy hứa hẹn. Thỏa thuận này bao gồm việc giải mã gien của prostatin, chất trích từ cây mamala (Homalanthus nutans) và các ứng dụng của chất này.

    Prostatin đã từng là mục tiêu thử nghiệm của nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới. Các cư dân Samoa có truyền thống sử dụng các chất trích từ prostatin để điều trị chứng viêm gan. Các nhà nghiên cứu Trường đại học Berkeley dự kiến nhân bản gien của cây mamala để tiêm cho loài vi khuẩn E.Coli. Loài vi khuẩn này sẽ có thể sản xuất prostatin với số lượng lớn hơn.

    Phân nửa số tiền lãi thu được sẽ được trao cho chính quyền Samoa, cùng các ngôi làng và gia đình những người đã giúp nhà thực vật học dân tộc Paul Cox phát hiện những tính năng chữa bệnh của cây mamala. Sau thỏa thuận này, Trường đại học Berkeley và Samoa sẽ thương lượng với nhau để phân phối các loại thuốc xuất phát từ prostatin cho các nước đang phát triển với lãi suất thấp nhất.

    (Theo AFP)


    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  8. #8


    Kỹ thuật mới điều trị HIV

    Trong tương lai, một chiến lược bảo vệ tự nhiên được nhiều loài sử dụng để chống đỡ tác nhân xâm nhập sẽ giúp điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Nguyên tắc của chiến lược dựa trên yếu tố di truyền ARN cản trở ngắn (ARNsi). Khi virus, gồm cả HIV, nhiễm vào tế bào, chúng sẽ "lấy" chất liệu di truyền của tế bào để tạo ra những bản sao của chúng. Nếu tế bào chất xác định được chất liệu di truyền của virus phù hợp với một ARNsi, tế bào sẽ phá hủy những phần virus này, khiến virus khó tiếp nhận. Các nhà khoa học đã tìm ra ARNsi ở thực vật và động vật không xương sống và gần đây phát hiện ra chất bảo vệ tự nhiên này ở tế bào của động vật có vú. Có thể sử dụng ARNsi để chống lại HIV, ngăn ngừa sự lan tràn của virus ở người đã bị nhiễm virus.Các tác giả đã báo cáo một loạt thử nghiệm minh hoạ việc sử dụng ARNsi chống nhiễm HIV. Một thử nghiệm nhằm vào thụ thể CD4, một phần "cửa vào" mà HIV sử dụng để xâm nhập tế bào. Các nhà nghiên cứu đã đưa một ARNsi chống lại CD4 vào tế bào. Và thấy rằng chỉ có 25% số tế bào biểu hiện CD4 trên bề mặt, ít hơn 8 lần so với những tế bào không được nhận ARNsi. Hơn nữa khi nhóm nghiên cứu thử làm tế bào có CD4 thấp nhiễm HIV thì virus gây nhiễm ít hơn nhiều so với ở tế bào có CD4 bình thường. Tác giả lưu ý rằng thụ thể CD4 là thành phần quan trọng trong cơ thể và việc làm giảm chúng sẽ gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.Tuy nhiên, ARNsi có thể là đích để chống lại một thụ thể khác mà HIV thường dùng để xâm nhập vào tế bào là CCR5, và tác dụng phụ sẽ ít hơn là nhằm vào CD4. Theo lý thuyết, có thể sử dụng ARNsi để chống virus lan rộng trong cơ thể của người đã mang virus HIV. ở người đã nhiễm virus, virus có thể ẩn nấp trong ADN của một số tế bào hệ miễn dịch, "nằm ngủ" trong một thời gian cho đến khi nó được kích hoạt để bắt đầu sản sinh ra virus. Tuy nhiên, các nhà khoa học thấy rằng ARNsi chống p24, một thành phần chính của lõi virus, ức chế lượng virus mà các tế bào "nằm ngủ" sẽ sản sinh ra khi thức dậy. Hơn nữa, có thể sử dụng ARNsi để ngăn virus lan sang những tế bào chưa bị nhiễm của bệnh nhân.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  9. #9


    Các bác sĩ Mỹ đang hoàn tất công nghệ mới giúp chống lại HIV bằng cách tiếp sức, tăng khả năng chống virus cho hệ miễn dịch. Các tế bào của hệ này sẽ được đưa ra ngoài để sửa đổi, làm cho "hiếu chiến" hơn rồi được đẩy trở lại bảo vệ cơ thể.
    Thông thường, HIV lẻn vào các tế bào, hoành hành ở đó và kết quả là hệ miễn dịch bị suy yếu. Trong phương pháp mới, các nhà nghiên cứu sẽ "giành lấy" những tế bào này từ "nanh vuốt" của virus HIV, kích thích, hoạt hóa chúng ở bên ngoài trước khi trả về chỗ cũ.

    Nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp điều trị mới có thể phong tỏa hoạt động của HIV trong nhiều tháng. Tế bào sau khi được sửa đổi sẽ đóng vai trò bảo vệ cơ thể trong một thời gian dài.

    Phương pháp này đã được thử nghiệm trên 10 người và đang trong thời gian kiểm định. Sắp tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục xem xét khả năng kết hợp kỹ thuật nói trên với các dược phẩm đang được sử dụng để điều trị HIV.

    SK&ĐS (theo BBC)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  10. #10

    Join Date
    Sep 2004
    Location
    Trường Cao Đẳng Sư Phạm HCM
    Posts
    174
    Sao những thông tin này mình ko biết vậy ta?
    Đúng là người đi sau thời đại. Cám ơn các bạn đã có nhửng thông tin bổ ích. Giúp những người như Xuân củng cố lại kiến thức HIV của mình.

    Đúng là chưa già mà đã lẩm cẩm
    <marquee behavior='alternate'>QUÀ TẶNG LÀ HIỆN TẠI
    KHÔNG PHẢI LÀ QUÁ KHỨ
    CŨNG KHÔNG LÀ TƯƠNG LAI
    QUÀ TẶNG LÀ GIÂY PHÚT ĐANG DIỄN RA&#33;

    QUÀ TẶNG LÀ NGAY LÚC NÀY ĐÂY&#33;&#33;
    </marquee>

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •