Results 1 to 2 of 2

Thread: Triệu chứng thường gặp và cách chăm sóc

  1. #1
    Tự chăm sóc bản thân- lời khuyên cho những người có HIV

    - Cơ thể bạn cần có thời gian nghỉ ngơi. Cố gắng ngủ 8 tiếng một ngày và hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi.

    - Cố gắng gạt đi những buồn phiền, sầu não bởi vì căng thẳng thần kinh sé rất có hại tới khả năng miễn dịch của cơ thể bạn. Hãy nghỉ ngơi, gặp gỡ những người bạn yêu quý và làm những gì mà bạn thích, chẳng hạn như nghe nhạc, đọc sách, báo...

    - Hãy biết yêu quý bản thân mình. Cố gắng giữ những niềm tin mà bạn đang có trong cuộc sống.

    - Tìm và đón nhận sự trợ giúp và những lời khuyên tốt từ các bác sỹ,...

    - Không nên hút thuốc lá bởi nó rất có hại tới phổi và những bộ phận khác trên cơ thể bạn và sẽ làm cho các loại bệnh cơ hội khác dễ dàng tấn công hơn.

    - Rượu cũng đặc biệt có hại tới sức khoẻ của bạn, đặc biệt là ảnh hưởng tới gan. Bên cạnh đó rượu có thể làm bạn dễ dàng có những hành vi tình dục mà quên đi các biện pháp phòng tránh an toàn.

    - Cũng nên tránh những loại thuốc không cần thiết bởi chúng thường có những tác động phụ và có thể ảnh hưởng tới thức ăn và dinh dưỡng của bạn. Nếu bạn sử dụng thuốc thì hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2

    1. Sốt/ đau đầu: Sốt và đau đầu có thể do bị một nhiễm trùng cơ hội, do nhiễm các loại siêu vi trùng thông thường hoặc do cảm cúm.

    Cách chăm sóc:

    - Mặc quần áo rộng, thoáng mát
    - Uống nhiều nước (nước đun sôi, nước hoa quả, nước chín, cháo, súp)
    - Dùng khăn thấm nước lạnh rồi lau toàn thân, đặc biệt là nách, khuỷu chân và bẹn
    - Uống thuốc hạ sốt, giảm đau : Paracetamol 500mg, 1-2 viên, 4-6 giờ một lần. Một ngày không uống quá 8 viên

    Khi nào thì cần đi đến bác sỹ:
    - Sốt không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà
    - Sốt kèm theo ho và sụt cân
    - Sốt kèm theo nôn (ói) vọt, co giật hoặc co cứng, mất tri giác, không tỉnh táo
    - Sốt kèm vàng mắt, vàng da hoặc tiêu chảy
    - Sốt ở phụ nữ có thai hoặc sản phụ

    2. Tiêu chảy: Tiêu chảy có thể do nhiễm trùng từ thức ăn hoặc nước, do nhiễm ký sinh trùng, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do quá căng thẳng.

    Cách chăm sóc :

    Bù lại lượng dịch đã mất do đi ngoài bằng cách uống một hoặc nhiều loại trong các loại dịch sau:
    - Nước muối đường: pha 2 thìa (muỗng) đường và 1/2 thìa muối trong 1 lít nước đã đun sôi
    - Pha một gói oresol (ORS) trong 1 lít nước đã đun sôi
    - Nước cháo pha muối (1/2 thìa muối trong khoảng 1 lít nước cháo)

    Uống dung dịch đó thay cho nước một cách thường xuyên hoặc uống 200ml sau mỗi lần đi ngoài (trẻ em uống 50-100ml mỗi lần)

    Chế độ ăn:
    - Ăn thức ăn mềm, nấu chín và sạch như cháo hoặc canh hoặc cơm nát (ướt). Tránh các loại thức ăn cứng, dai hoặc quá ngọt, quá cay, quá béo hoặc khó tiêu.
    - Nếu tiêu chảy có kèm theo đau bụng thì giảm đau bằng cách dùng một tấm chườm ấm hoặc một chai nước nóng cuốn trong một khăn khô để chườm bụng.

    Khi nào cần đến bác sỹ?
    - Điều trị tại nhà mà các triệu chứng không đỡ
    - Có sốt
    - Tiêu chảy ra nước liên tục
    - Phân có lẫn máu hoặc nhầy mùi, kèm theo đau bụng
    - Quá yếu
    - Nôn hoặc buồn nôn hoặc không thể ăn uống
    - Đau bụng dữ dội

    3. Một số triệu chứng ngoài da: Người nhiễm HIV thường có triệu chứng ngoài da như phát ban ngứa, da khô, loét, vết thương chậm lành... Các triệu chứng này thường là mãn tính và rất khó điều trị khỏi hẳn. Tuy nhiên vẫn có thể đề phòng và xử trí để giảm bớt sự khó chịu. Nguyên nhân của các triệu chứng này có thể là do các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm hoặc vi rút, do phản ứng thuốc hoặc do nằm lâu.

    Da khô hoặc ngứa :
    - Làm mát da để giảm ngứa (đắp khăn sạch ướt)
    - Tránh để khô da (bôi kem dưỡng da, vaseline...)
    - Hạn chế tiếp xúc với xà phòng hoặc bột giặt
    - Cố gắng hạn chế gãi
    - Cắt móng tay ngắn và giữ cho tay luôn sạch để tránh gây nhiễm trùng da khi gãi
    - Tắm nắng vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn trong khoảng nửa tiếng để làm giảm các nốt ban ở tay và chân

    Vết thương chưa nhiễm trùng(chưa có biểu hiện sưng tấy hoặc có mủ):
    - Hàng ngày rửa bằng nước muối pha loãng
    - Dùng miếng gạc sạch băng hờ lên vết thương để tránh bị nhiễm vi trùng trong không khí và phòng lây lan khi tiếp xúc với người khác
    - Nếu vết thương ở chân: tránh đứng ngồi lâu ở một tư thế, nên thỉnh thoảng để chân cao
    - Đắp gạc tẩm nước muối ấm mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 20 phút

    Khi nào cần đến bác sỹ?
    - Nếu vùng da bị thương hoặc da xung quanh đỏ và sưng lên và bệnh nhân bị sốt
    - Khi có nhiều vết thương hoặc nhiều ổ áp-xe
    - Nếu vùng da bị thương có mùi khó chịu, chảy máu hoặc chuyển sang màu đen
    - Nếu vết thương rất đau
    - Nếu bị thương ở mặt
    - Nếu vết ban xuất hiện dọc theo chân, tay hoặc trên mặt sau khi dùng thuốc

    4. Một số triệu chứng ở miệng

    Các triệu chứng thường gặp ở miệng là đau, ăn nhai, nuốt khó khăn. Trong miệng hoặc họng có thể có các vết thương, mụn rộp hoặc vết loét

    Cách chăm sóc:
    - Ăn thức ăn mềm, tránh đồ ăn cay hoặc quá nóng
    - Nếu miệng bị đau, loét nhiều có thể ngâm nước đá lạnh để giảm đau
    - Luôn giữ cho miệng sach để tránh bội nhiễm
    - Uống nhiều nước
    - Ăn nhiều rau, ngũ cốc ví dụ như vừng, quả đậu, gạo lức... và tỏi

    Khi nào cần đến bác sỹ?
    - Bị đau dữ dội
    - Không nuốt được
    - Có cảm giác bỏng rát, đau sau xương ức là có thể bị nấm, thực quản, cần được điều trị bằng thuốc chống nấm

    5. Ho và khó thở: Ho, khó thở thường do bị cảm cúm, hen, lao hạc viêm phế quản, viêm phổi hoặc do bệnh tim mạch

    Cách chăm sóc:
    - Uống nước chanh pha với muối hoặc trà với đường
    - Uống các thuốc ho long đờm dạng si-rô
    - Ăn tỏi sống, hành và hạt hướng dương
    - Thường xuyên uống từng ngụm nhỏ nước ấm, nước gừng pha với đường, nước lá húng chó, nước tỏi hoặc nước rau má
    - Mát-xa vùng lưng, khum lòng bàn tay vỗ vào phần lưng phía trên của người bệnh để làm long đờm.

    Khi nào thì cần đến bác sỹ?
    - Trẻ em dưới 5 tuổi
    - Sốt cao đột ngột
    - Đau ngực nhiều
    - Có đờm màu xanh, vàng hoặc có máu
    - Ho ra máu
    - Ho kéo dài trên 3 tuần hoặc khạc ra máu kèm theo đau ngực
    - Đau ngực và khó thở mà không đỡ sau khi điều trị tại nhà
    - Thở gấp, tím tái, bệnh nhân mệt nhiều

    6. Buồn nôn, nôn (ói mửa): Buồn nôn và nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp là bệnh dạ dày- ruột, ngộ độc thức ăn, bệnh não, căng thẳng, lo lắng, trầm uất. Nôn và buồn nôn cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc. Nhiều người nhiễm HIV có thể bị nôn hoặc buồn nôn kéo dài mà không có nguyên nhân nào khác.

    Cách chăm sóc:
    - Ngừng, không ăn uống trong vòng 1-2 giờ sau khi bị nôn/ói hoặc buồn nôn/muốn ói sau đó thì tập uống nước và ăn trở lại, bắt đầu bằng một lượng nhỏ và các thức ăn khô như bánh mì hoặc cơm
    - Chườm lạnh lên chán để giúp thư giãn
    - Hít thở không khí trong lành, đặc biệt là vào buổi sáng sơm và buổi tối
    - Uống thuốc chống nôn như Dimenhydrinate, uống một viên khi có triệu chứng. Không nên uống quá 3 viên một ngày.
    - Điều trị hoặc loại trừ nguyên nhân gây buồn nôn hoặc nôn
    - Người chăm sóc nên giúp người nhiễm cảm thấy thư giãn và thoải mái

    Khi nào cần đến bác sỹ?
    - Nôn quá nhiều hoặc không thể ăn được mặc dù làm hết cách
    - Miệng khô, da khô do nôn nhiều
    - Nôn kèm theo đau bụng hoặc sốt
    - Nôn ra chất sậm màu, mùi hôi
    - Nôn ra máu

    7. Đau cơ, khớp: Trong suốt quá trình bị bệnh, người nhiễm HIV có thể bị đau cơ hoặc đau khớp bất cứ lúc nào. Nằm yên một chỗ và ít cử động sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn máu dẫn đến đau khớp và đau cơ. Làm giảm triệu chứng đau sẽ làm cho người nhiễm cảm thấy dễ chịu hơn.

    Cách chăm sóc:
    - Uống thuốc giảm đau
    - Bôi dầu cao để làm giảm đau cơ
    - Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân và lưng của người nhiễm
    - Di động các khớp sau: các khớp ngón tay, các khớp ngón chân và khuỷu tay
    - Chỉ xao bóp những vùng cơ, hỏi người nhiễm có đau không

    8. Chán ăn: Căng thẳng. lo lắng hay trầm uất đều có thể gây nên tình trạng chán ăn. Chán ăn cũng còn có thể do nhiễm trùng cơ hội

    Cách chăm sóc :
    - Ăn từng ít một và ăn nhiều lần
    - Ăn cùng với những người khác
    - Uống liên tục, từng ngụm nhỏ các loại nước có nhiều năng lượng như nước hoa quả pha đường
    - Ăn khi thức ăn còn ấm có thể làm cho ăn ngon miệng hơn
    - Giữ sạch miệng bằng cách đánh răng thường xuyên hoặc xúc miệng bằng nước muối
    - Nấu cháo hạt sen với củ mài hoặc hạt ý di
    - Uống các loại vitamin như là vitamin tổng hợp hoặc vitamin B tổng hợp để làm cho ngon miệng hơn.

    Khi nào thì cần đến bác sỹ ?

    - Nếu người bệnh không thể ăn được gì vì tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc sút cân nhanh.

    9. Mệt mỏi, mất ngủ: Tình trạng mệt mỏi, mất ngủ đều có thể do thiếu máu, bệnh tim, hen hoặc do nhiễm trùng cơ hội. Lo lắng hoặc ít nghỉ ngơi cũng có thể gây nên triệu chứng này.

    Cách chăm sóc:
    - Nghỉ ngơi
    - Người chăm sóc cần giúp người bệnh cảm thấy thư giãn và thoải mái
    - Uống các loại thuốc nam giúp ngủ dễ hơn

    Khi nào cần đến bác sỹ ?
    - Nếu tình trạng yếu, mệt kéo dài hoặc nặng thêm
    - Quá căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài

    10. Một số triệu chứng ở bộ pbận sinh dục:

    Mụn rộp: Phần lớn là do vi rút Herpet

    Nấm canida: Phụ nữ: ra nhiều khí hư như sữa, bộ phận sinh dục tấy đỏ, đau và rất ngứa. Nam giới: Rãnh bao qui đầu đau, đỏ ngứa, tiết ra dịch màu vàng

    Khi nào cần đến bác sỹ ?
    - Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
    - Đi tiểu khó
    - Phụ nữ đau bụng dưới kèm sốt
    - Kinh nguyệt thất thường
    - Mụn rộp hoặc nấm Candida kéo dài

    11. Co giật : Co giật là hiện tượng rối loạn chức năng của não, do viêm màng não do nấm, chấn thương não hoặc do di truyền

    Khi nào cần đến bác sỹ ?
    - Khi bệnh nhân lên cơn tiếp hoặc bất tỉnh
    - Khi cơn giật kéo dài trên 15 phút

    12. Mất thị lực: Mất thị lực do vi rút Cytomegalo (CMV) thường gặp ở những người hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Ban đầu người bệnh có những bất thường về nhìn, ví dụ như nhìn thấy các điểm đen trôi nổi

    Khi nào cần đến bác sỹ? Ngay sau khi thấy mất thị lực, nhìn kém hoặc thường xuyên thấy các điểm đen trôi nổi
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


Similar Threads

  1. Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS
    By heorung in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 1
    Last Post: 21-10-04, 08:41 AM
  2. Những triết lý cuộc sống
    By SuperAdmin in forum Nghệ thuật sống của đời
    Replies: 1
    Last Post: 03-10-04, 12:42 PM
  3. Chăm sóc và giúp trẻ nhiễm HIV hòa nhập với XH!!
    By lisaqn in forum Vui để sống, sống đời cho đáng sống !
    Replies: 0
    Last Post: 23-04-04, 12:36 AM
  4. đi chăm người mắc aids
    By tithuti in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 1
    Last Post: 06-04-04, 03:09 AM
  5. Thủ dâm ! bước fát triển !
    By Access_banned in forum SEX - Trao đổi về giới tính
    Replies: 12
    Last Post: 27-09-03, 03:49 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •