Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Bi kịch của người bị coi là mắc ...AIDS

  1. #11
    tui đồng ý với ý kiến của RO đó.......nhiều nơi vẫn còn quá lạc hậu...họ chưa có đầy đủ kiến thức và chính điều đó đã làm cho người bạn tên Ngọc phải chịu nhiều oan ức.....
    BE A GOOD FRIEND!

  2. #12


    Nỗi ám ảnh về đại nạn AIDS không chỉ dừng lại ở những người bị nhiễm, mà còn len lỏi xâm nhập vào đời sống thường ngày của người dân. Trong đó, có không ít gia đình phải khốn đốn vì bị nghi ngờ liên quan đến căn bệnh thế kỷ này. Nỗi oan AIDS cứ đeo đẳng mãi đời sống thường ngày của họ...


    Tai bay họa gởi

    Chồng mất một thời gian, chị Trương Thị Mỹ Lệ lại chết đứng với tin đồn : Anh La Thiên Tài (chồng chị) chết do bệnh AIDS ! Hệ quả của tin đồn là nỗi ngờ vực từ chồng lây sang chị và từ chị lây sang hai con La Bích Dung (sinh năm 1993) và La Bích Thủy (sinh năm 2000). Lần đầu tiên trong đời, chị mới thấy sức nặng khủng khiếp của căn bệnh quái ác. Nó không hành hạ thân thể chị mà hoành hành dữ dội tinh thần của chị. Chị cười mà mắt ươn ướt :
    - Tại năm xui tôi mới bị đồn ! Nghĩ cũng buồn, phải chi mình bị bệnh, còn đằng nầy...
    Theo lời chị, anh La Thiên Tài bị bệnh ung thư máu. Chị đã năm lần bảy lượt chở anh lên Bệnh viện Chợ Quán, Đại học Y dược và Bệnh viện Chợ Rẫy. Nơi nào cũng lắc đầu và bảo chị chở anh về. Bác sĩ đồng cảm khuyên là anh muốn ăn gì rán kiếm cho anh ăn. Anh trút hơi thở cuối cùng với tấm thân gầy guộc, khẳng khiu. Dư luận xì xào ở khóm, ở phường rồi đến trường La Bích Dung đang học lớp năm. Những ánh mắt soi mói, thái độ cư xử e dè như những nhát dao xuyên vào tim chị. Chị Trương Thị Mỹ Lệ thuật lại :
    - Phường kêu mấy mẹ con tôi đi xét nghiệm máu ở Trung tâm Y tế dự phòng. Tôi vừa tức vừa mừng. Vàng thiệt sợ gì lửa ! Độ chín giờ sáng mẹ con tôi tới chỗ xét nghiệm. Chừng hai giờ chiều tôi tới lấy kết quả. Cô xét nghiệm viên nhìn tôi cười cười : "Chị và mấy cháu không có sao!". Tôi hiểu không có sao là không bị bệnh AIDS và tôi về liền, không buồn lấy kết quả.

    Chị ngưng lời, thở hơi dồn dập. Hình như nỗi uất ức đang dâng lên trong lòng chị. Đã gần một năm trôi qua mà chị còn vậy, lúc dư luận dồn dập trái tim chị đau đớn đến dường nào! Chị ấm ức nói với tôi :
    - Vừa rồi con Thủy nó bị sốt cao, ói, tôi chở vào bệnh viện. Lại xét nghiệm máu cũng đâu có gì ! Nó bị viêm họng.
    Trong câu chuyện, chị nhắc đi, nhắc lại câu "vàng thiệt sợ gì lửa" trong tiếng cười giòn giòn, chan chát. Ơ tuổi ba mươi tám, chị Lệ thay chồng nuôi con qua gần bốn năm sóng gió. Chị lạc quan :
    - Con Dung đã lên lớp sáu, chuyển trường. Con Thủy vẫn còn học mẫu giáo. Tôi bán nước giải khát đầu một con hẻm trong chợ lớn, không dư dả nhiều nhưng sống được và lo nổi cho mấy đứa nhỏ đến trường.

    Đâu chỉ một nỗi oan

    Chị Nguyễn Thị Lệ ở xã Định An, huyện Trà Cú mang nỗi oan tương tự. Anh Huỳnh Công Thắng vật lộn với chứng ung thư dạ dày cả năm trời. Chị Nguyễn Thị Lệ đưa anh đi trị hết Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Dù cố gắng đến vậy nhưng anh vẫn ra đi với cơ thể gầy đét như que củi. Ngày đám tang anh Thắng đã có tiếng xì xào: Chết vì bệnh AIDS! Tiếng đồn cứ lan dần và chị cắn răng chịu đựng. Chị nhỏ nhẹ nói với tôi:
    - Tôi cam chịu tiếng đồn tai ác. Nhưng thằng Danh (cháu Huỳnh Công Danh, sinh năm 1999) nó nằng nặc đòi đi học. Tôi liền đưa cháu đi học mẫu giáo. Nhà trường vẫn nhận cháu vào lớp mẫu giáo! Nhưng cha mẹ mấy đứa bé cùng lớp không cho chơi chung và ngồi gần nó. Họ sợ thằng Danh cắn con họ. Tôi cũng muốn cho nó nghỉ học cho yên. Nhưng thằng bé ham học quá, bữa nào cũng đòi tới trường. Tôi cắn răng nghe lời ong tiếng ve để con được tới lớp học với chúng bạn ! Một lần tôi đưa nó đi học, cô giáo lựa lời nói với tôi : "Phụ huynh học sinh yêu cầu chị đưa cháu đi xét nghiệm máu. Tôi thấy đây là chuyện nên làm. Trắng- đen rõ ràng để cháu Danh được thoải mái học tập". Ngày 15.9.2003 tôi đưa cháu Danh lên Trung tâm Y tế dự phòng xét nghiệm máu. Buổi chiều tôi lấy kết quả âm tính.

    Tôi được biết sau đó, Trạm y tế xã, nhà trường và đại diện chính quyền địa phương tổ chức họp mặt phụ huynh học sinh đọc giấy xét nghiệm hai mẹ con chị Lệ, trấn an dư luận. Từ đó đến giờ, cháu Huỳnh Công Danh đến lớp bình thường như bao đứa trẻ.

    Đôi điều đọng lại
    Ông Nguyễn Hùng Cường thuộc èy ban Phòng chống AIDS tỉnh Trà Vinh rất bức xúc với các trường hợp trên. Theo ông, giải pháp xét nghiệm máu để khẳng định có hay không nhiễm HIV/AIDS được đơn vị chức năng kịp thời thực hiện. Nếu các cháu và gia đình có nhiễm HIV thì đưa vào diện quản lý, còn không để cải chính tin đồn cho những đứa trẻ thơ vô tội. Một trong hai trường hợp trên, èy ban Phòng chống AIDS có công văn trả lời chính thức. Tuy nhiên, y sĩ Lâm Hồng Nhân ở Trạm Y tế Định An cho tôi biết một trường hợp rất khó xử : Một bé gái học lớp bốn chung với con anh có người cha chết vì bệnh AIDS. Tuy vậy, mẫu xét nghiệm máu của cháu gái đó đang là âm tính. Cháu bé đó vẫn đến lớp bình thường và nhà trường chưa có biện pháp thích hợp. Bởi vì người dù nhiễm HIV nhưng trong thời kỳ ủ bệnh vẫn âm tính đến khi phát bệnh mới dương tính. Đây là thời kỳ không xác định được nhưng không có nghĩa là không có nhiễm HIV.

    Nghe đề cập đến "biện pháp thích hợp" với trường hợp nghi ngờ, tôi rùng mình: Không lẽ nỗi oan AIDS cứ mãi treo lơ lửng trên đầu những đứa bé vô tội ấy, trong khi thời kỳ ủ bệnh (giai đoạn cửa sổ) đâu phải là vô thời hạn ( sau 3 tháng nhiễm bệnh có thể cho kết quả xét nghiệm chính xác), chẳng lẽ giữa lúc kêu gọi cả cộng đồng không được bỏ rơi những người đã nhiễm HIV/AIDS, thì ở một góc tỉnh lẻ này lại hất hủi những đứa trẻ bị nghi ngờ nhiễm phải căn bệnh thế kỷ tai ác ấy... Ơ đây, một giải pháp nhân bản, căn cơ nhất là nhanh chóng giải tỏa nỗi oan AIDS để tránh hằn sâu trong tâm hồn trẻ thơ sự kỳ thị, phân biệt đối xử nghiệt ngã của cộng đồng.
    Hoài Nhi (Lao Động)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Page 2 of 2 FirstFirst 12

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •