Năm 2002: nhập thuốc đặc trị cho 1.000 - 2.000 bệnh nhân AIDS

(Tuổi Trẻ) Văn phòng UBQG phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn ma tuý, mại dâm cho biết trong năm 2001 ngành y tế sẽ tiến hành đấu thầu và mua thuốc đặc trị đủ để điều trị cho 1.000-2.000 bệnh nhân. Được biết, một số tỉnh thành có số người nhiễm HIV được phát hiện trong mười tháng đầu năm 2001 gấp 1,5-2 lần so với cùng kỳ 2000 như Hải Dương, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Hưng Yên, Thừa Thiên - Huế, Lào Cai.

Hy vọng cho người nhiễm HIV muốn sinh con

(SK&ĐS) Vừa qua, Bệnh viện Tottori University (Kyodo,Nhật Bản) thông báo ca thụ tinh nhân tạo giữa trứng của một người phụ nữ bình thường với tinh trùng từ người chồng nhiễm HIV của bà ta đã thành công tốt đẹp.

Cả người mẹ lẫn đứa bé (vừa được sinh ra trong mùa hè này) đều không bị mắc bệnh. Đây là lần đầu tiên một ca thụ tinh như thế này thành công tại Nhật Bản. Cha của đứa trẻ đã bị nhiễm bệnh do truyền máu đã nhiễm HIV khi chữa căn bệnh hemophilia.

Tháng 11/1999, Bệnh viện đã gửi đơn tới Uỷ ban nhân chủng học Trường đại học Tottori đề nghị cho phép tiến hành ca thụ tinh bằng tinh dịch của người đàn ông này. Tháng 5/2000, Uỷ ban đã chấp thuận đề nghị đó sau khi nhận được bản thư viết tay của vợ ông ta về việc chị muốn mang thai theo phương pháp này.

Tinh dịch bị nhiễm bệnh đã được đựng trong một ống nghiệm và quay ly tâm để tách hết virut, hạch lympho và các chất bẩn ra khỏi tinh dịch. Quá trình này làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con đến 10000 lần.

Tháng 8/2000, Khoa y tế của Trường đại học Niigata cũng thông báo họ đã thành công việc thụ tinh nhân tạo cho hai người phụ nữ với tinh dịch từ người chồng mang HIV (+). Một người sẽ sinh con vào mùa thu, còn người kia sẽ sinh vào mùa xuân.

Một số chuyên gia y tế cho biết tuy đã được làm giảm các nguy cơ lây nhiễm, nhưng không thể loại trừ hết khả năng nhiễm bệnh từ mẹ của trẻ. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì sự thành công này cũng mở ra ra hy vọng cho những người nhiễm HIV muốn sinh con.

Châm cứu và bệnh AIDS

(SK&ĐS) Đứng trước sự lan tràn mạnh của cǎn bệnh thế kỷ AIDS, nhiều người tỏ ra bǎn khoǎn: liệu châm cứu hay cụ thể là những chiếc kim châm có thể làm lây lan và phát triển bệnh AIDS không?

Như chúng ta đã biết, môn châm cứu đã ra đời cả từ ngàn nǎm nay, trong thời kỳ cổ xưa, cũng như các nền y học phương Tây khác , người thầy thuốc châm cứu chưa biết đến vấn đề vô khuẩn , khử khuẩn cây kim châm . Nhưng ngày nay, những kiến thức vệ sinh thường thức được giảng dạy từ các lớp phổ thông, nên các thầy thuốc châm cứu, nhất là các y sĩ, bác sĩ làm châm cứu đã áp dụng những kiến thức vô khuẩn, tiệt khuẩn vào châm kim. Nhưng cũng còn số ít các thầy châm cứu chưa biết đến, hoặc có biết nhưng không thực hiện đúng quy tắc vô khuẩn. Để chủ động phòng ngừa lây nhiễm HIV, trong Chiến lược cơ bản phòng chống AIDS đã đề cập đến trách nhiệm của người thầy thuốc châm cứu đối với người bệnh được châm cứu. Vì H IV là một virus có sức sống rất yếu, khi sống ngoài cơ thể, có thể dễ dàng bị diệt. HIV bị diệt ở nhiệt độ 56oC trong 30 phút, hoặc trong nước javel 1/1000, cồn 50 độ.

Như thế, những thầy thuốc châm cứu có thể diệt khuẩn phòng tránh nhiễm H IV một cách đơn giản không đòi hỏi trang thiết bị gì đặc biệt. Cách tốt nhất là mỗi người bệnh châm cứu cần có bộ kim riêng không dùng kim của người này châm cho người khác. Có thể dùng một cái nồi hoặc một cái xoong nhôm , sau khi rửa kim châm cho kim châm vào xoong đổ ngập nước và đun sôi liên tục trong 20-30 phút kể từ lúc nước bắt đầu sôi. Làm như vậy chẳng những diệt được H IV mà còn diệt được các vi khuẩn hay vi rút gây bệnh khác. Khi châm kim, nên sát khuẩn bằng bông gòn tẩm cồn tại vùng châm trước và sau khi châm kim.

Bà mẹ mang thai nhiễm HIV được chọn ưu tiên trong điều trị bằng các thuốc kháng virus

(Tiền phong) Đó là định hướng của Chương trình Hành động Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2001-2005. Kế hoạch hành động của chương trình dự phòng lây truyền mẹ - con tập trung vào 4 vấn đề chính như giáo dục nam nữ thanh niên về nguy cơ lây nhiễm HIV và về kỹ nǎng sống, cung cấp cho nữ thanh niên các kiên thức về kế hoạch hóa gia đình, sức khoẻ sinh sản, dự phòng và điều trị các bệnh lây truyền qua tình dục; Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện, giúp thanh niên, phụ nữ mang thai tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV. Đảm bảo 100% bà mẹ mang thai nhiễm HIV được áp dụng các phác đồ điều trị thích hợp để đề phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; v.v... Tính đến nay, cả nước có 37.975 ca nhiễm HIV trong đó 5.720 tiến triển thành AIDS và 3.085 trường hợp tử vong do AIDS. Hơn 61% số nhiễm HIV là qua tiêm chích ma tuý. Tỷ lệ nhiễm HIV qua đường tình dục có xu hướng tǎng nhưng ở mức độ chậm.

Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?

(SK&ĐS) Mới đây các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra được một loại vacxin mới có khả nǎng ngǎn chặn H IV phát triển ở loài khỉ. Loại vacxin mới này được sản xuất từ ADN lây từ vỏ và nhân của virut có thể kích thích tốc độ sản xuất các tế bào miễn dịch có tên gọi là CD8 và CD4 là loại tế bào đặc trị tấn công HIV trong cơ thể, từ đó ngǎn chặn HIV phát triển. Mặc dù không thể ngǎn chặn sự lây nhiễm của HIV, nhưng loại vacxin này có ưu điểm là giúp tǎng cường sức mạnh cho hệ miễn dịch trong cơ thể, hạn chế gần như 1 00% nguy cơ phát triển thành bệnh AIDS.

Các nhà khoa học của Trung tâm y học Beth Israel Deaconess thuộc Trường đại học tổng hợp Harvard ở thành phố Boston (Massachusettles, Hoa Kỳ) đã tiến hành thực nghiệm hai nhóm khỉ đã bị nhiễm HIV.

Nhóm 1 được tiêm vacxin. Nhóm 2 (đối chứng) không được tiêm vacxin. Kết quả quan sát và nghiên cứu sau 140 ngày thử nghiệm cho thấy nhóm 1 không thấy có biểu hiện phát triển của bệnh AIDS. Trong khi đó, ở nhóm đối chứng có tới 1/2 số khỉ đã bị chết, số còn lại đều bị ốm yếu và có nguy cơ không sống được. Khi tiến hành nghiên cứu chi tiết, các nhà khoa học đã phát hiện là số lượng tế bào miễn dịch CD8 và CD4 của nhóm 1 được sản xuất cao gấp 4 lần so với lượng tế bào CD8 và CD4 của nhóm 2.

Đây mới chỉ là thành công bước đầu bởi lẽ theo lời giáo sư Dan Barouch, người phụ trách chính cuộc thử nghiệm, hiện nay họ vẫn chưa biết được tác dụng của loại vacxin mới này diễn ra trong thời gian bao lâu. Vì thế giải pháp tốt nhất là định kỳ tiêm vacxin để đảm bảo hiệu quả đề kháng của cơ thể được liên tục, không bị ngắt quãng. ông Dan Barouch hy vọng một khi biết được thời gian tác dụng của vacxin mới này đối với cơ thể người thì việc áp dụng loại vacxin này có thể trở thành hiện thực. Đây là một hướng nghiên cứu quan trọng nhằm tiến tái một liệu pháp chữa trị cǎn bệnh AIDS hiện nay.

Báo động nguy cơ nhiễm HIV ở giới trẻ Việt Nam

Những thông báo mới đây nhất của Vǎn phòng thường trực Quốc gia phòng chống AIDS cho thấy tình hình nhiễm HIV/AIDS trong giới trẻ đang gia tǎng với tỷ lệ 80 - 90% trong tổng số người nhiễm HIV cả nước ở tuổi dưới 30. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 20.000 người sử dụng ma túy mà phần lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên. Đối tượng sử dụng hêrôin nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 10 lần so với người thường. Con đường lây truyền HIV trong nhóm nghiền ma túy thật đáng ghê rợn. Đó là nguy cơ lây giữa những người cùng nhóm trong thời gian đầu mới sử dụng ma túy và nguy cơ qua dùng chung bơm kim tiêm ở giai đoạn cuối khi số tiền sử dụng ma túy đã cạn kiệt phải chuyển từ dạng hút, hít sang tiêm chích. Trong khi đó thế giới chưa tìm ra loại vắc xin hữu hiệu phòng chống HIV, ngân sách dành cho công tác này còn rất hạn hẹp. Vì vậy để ngǎn chặn đại dịch này chỉ còn biện pháp duy nhất là tǎng cường truyền thông, giáo dục các hành vi an toàn ngay trong các nhà trường.

Triển khai tiểu dự án phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

(SK&ĐS) Mới đây tại Hà Nội, Bộ y tế và UNICEF đã tổ chức hội thảo triển khai Tiểu dự án phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.Tham dự hội thảo về phía Việt Nam có đại diện của các Vụ,Cục,Vǎn phòng thường trực Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS,Viện bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh,lãnh đạo và các cán bộ chuyên trách của 5 tỉnh,thành phố tham gia dự án;Về phía quốc tế có bà đại diện UNICEF khu vực Đông Nam á,đại diện UNICEF tại Hà Nội ,bà Pascal Brudon - Đại diện WHO.Thứ trưởng Bộ y tế Trần Chí Liêm đã tham gia và chủ trì hội nghị.

Ở nước ta, trường hợp phụ nữ mang thai đầu tiên bị nhiễm HIV được phát hiện vào nǎm 1993. Hàng nǎm con số này tǎng dần và tính đến nǎm 2000,tích luỹ các trường hợp này là 260.Tương ứng với sự tǎng lên của phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV,số trẻ em bị nhiễm HIV từ mẹ có xu hướng gia tǎng.Trường hợp đầu tiên được phát hiện vào nǎm 1994, đến nǎm 2000 số trường hợp trẻ dưới 5 tuổi được phát hiện nhiễm HIV cao nhất kể từ đầu vụ dịch đến nay là 63 trường hợp. Dự án phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con là chương trình hợp tác giữa Bộ y tế và UNICEF được triển khai từ nǎm 2001-2005, tại 5 địa điểm : Huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn;thành phố (TP) Hạ Long tỉnh Quảng Ninh; huyện Thuỷ Nguyên TP Hải Phòng; quận 10 TP.Hồ Chí Minh; TP.Long Xuyên tỉnh An Giang - đây là những địa phương có tỷ lệ mắc HIV/AIDS cao nhất nước ta. Dự án có các mục tiêu là :

- Đảm bảo tất cả phụ nữ có thai ở 5 quận,huyện đều được chǎm sóc thai nghén, đỡ đẻ an toàn và thử máu tự nguyện.

- 100 % cán bộ y tế xã,huyện được đào tạo về chǎm sóc thai nghén, đỡ đẻ an toàn và tư vấn về thử máu tự nguyện.

- 100 % các xã, phường được tập huấn cho đại diện các tổ chức đoàn thể cộng đồng về hỗ trợ và chǎm sóc cơ bản cho bệnh nhân và tư vấn về phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Cung cấp hỗ trợ dụng cụ thiết yếu cho các hoạt động phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con: que thử HIV nhanh, bơm kim tiêm tự hoại, thuốc điều trị HIV...

Hiện có 260 phụ nữ mang thai nhiễm HIV

(LĐ) Người phụ nữ mang thai đầu tiên nhiễm HIV được phát hiện vào nǎm 1993, nǎm 1994 có thêm 4 trường hợp, nǎm 1999 tǎng lên 49 trường hợp và nǎm 2000 có 108 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Tính đến ngày 26.7, đã có 260 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Có 4,5% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV dưới 19 tuổi, 71% phụ nữ nhiễm trong khoảng từ 20-29 tuổi và 18% ở lứa tuổi từ 30-39. Nơi có số phụ nữ mang thai nhiễm HIV cao nhất là TP.Hồ Chí Minh chiếm 18%, Kiên Giang: 10%, An Giang: 7,3%... Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai đang tǎng: Nǎm 1994 chỉ là 0,04%, tǎng lên 0,12% vào nǎm 1997 và tǎng cao nhất vào nǎm 2000: 0,2%. Đặc biệt, số trẻ em bị nhiễm HIV từ các bà mẹ mang thai nhiễm HIV có xu hướng tǎng. Từ nǎm 1994 đến nǎm 2000 đã có 63 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi được phát hiện có HIV. Phát biểu tại Hội thảo Triển khai dự án phòng chống lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 26-27.7, Thứ trưởng Y tế Trần Chí Liêm cho biết: Từ nǎm 2001, công tác phòng chống HIV từ mẹ sang con là một trong những hoạt động ưu tiên, bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV được ưu tiên điều trị bằng các thuốc kháng virus.

Theo số liệu báo cáo chính thức của Vǎn phòng thường trực phòng chống AIDS, đến ngày 26.7, cả nước đã có 37.975 người nhiễm HIV, 5.720 bệnh nhân AIDS và 3.085 người tử vong. 10 tỉnh có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh, Lạng Sơn... VN hiện nay đang ở trong giai đoạn dịch tập trung, tỉ lệ nhiễm HIV tập trung cao nhất ở người nghiện chích ma tuý (61%), gái mại dâm, bệnh nhân hoa liễu (5%), phụ nữ trước đẻ và tân binh: 1%...

Các trung tâm y tế quận, huyện không được khẳng định các trường hợp HIV dương tính

(LĐ) Bộ Y tế vừa chỉ thị các đơn vị trực thuộc về việc xét nghiệm HIV. Theo đó, đối với các trường hợp nghi ngờ HIV dương tính, các cơ sở phải gửi mẫu máu đến nơi có đủ điều kiện khẳng định. Các trung tâm y tế quận, huyện không được xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính. Sở y tế hoặc trung tâm y tế dự phòng được sở uỷ quyền thông báo cho người bị nhiễm, gia đình họ và cán bộ ở địa phương sau khi đã làm tốt công tác tư vấn. Việc xét nghiệm sàng lọc HIV phải được thực hiện bằng các sinh phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đǎng ký lưu hành.

Dự báo đến nǎm 2005: Việt Nam sẽ có 200-250 nghìn người nhiễm HIV

(LĐ) Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/ AIDS giai đoạn 1990 - 2000 do Uỷ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm - Bộ Y tế tổ chức diễn ra trong 2 ngày (5 và 6.4). Hơn 10 nǎm phòng chống AIDS, nhiều thành tựu và bài học kinh nghiệm của nước ta đã được thế giới công nhận, nhưng cũng còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục và nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ. Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa phủ hết mọi vùng miền khu vực, chưa đến được hết các đối tượng. An toàn trong các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội có xuyên chích qua da chưa có sự giám sát chặt chẽ. Mục tiêu phòng chống AIDS trong giai đoạn 2001 - 2005 là: 40 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có khả nǎng tự đánh giá và tự dự báo về diễn biến của HIV/ AIDS ở địa phương. Đảm bảo 100% các túi máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến. 90% số người nhiễm HIV được quản lý, chǎm sóc và tư vấn tại các tuyến. 70% số xã, phường triển khai công tác phòng chống HIV/ AIDS... Dự báo, nǎm 2005 luỹ tích sẽ có từ 200 - 250 nghìn trường hợp nhiễm HIV, trong đó có trên 50 nghìn trường hợp tiến triển thành AIDS và khoảng 46 nghìn trường hợp tử vong do AIDS.

Châu Á có thể vượt qua châu Phi về AIDS

Hôm thứ hai, Liên hiệp quốc cho biết châu Á có thể sẽ vượt qua châu Phi về số lượng người nhiễm HIV/AIDS trong thập niên tới nếu châu lục này không có biện pháp tức thời để chặn đứng sự lây lan của cǎn bệnh.

Nǎm 2000, hơn 900.000 người bị nhiễm bệnh và 490.000 người thiệt mạng bởi HIV/AIDS tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, so với 3,9 triệu người bị nhiễm bệnh và 2,4 triệu người chết ở châu Phi. Tính trên toàn thế giới, 36,1 triệu người đang sống với HIV/AIDS, khoảng 70% số này thuộc châu Phi và 18% thuộc về khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

Trong 20 nǎm sẽ có 16 triệu nông dân châu Phi chết vì bệnh AIDS

Ngày 10-5, Tổ chức Lương nông của LHQ (FAO) đã đánh giá trong một báo cáo rằng, trong vòng 20 nǎm, sẽ có khoảng 16 triệu nông dân ở 24 nước châu Phi bị thiệt mạng vì bệnh AIDS. Con số này chỉ liên quan đến những nhà nông, và 10 nước bị tấn công nhiều nhất bởi cǎn bệnh này sẽ giảm 26% số nhân công trong khoảng thời gian này. Trong báo cáo này - chuẩn bị cho hội nghị của ủy ban an toàn thực phẩm quốc tế, sẽ được tổ chức tại Roma từ ngày 28-5 đến 1-6 - FAO nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ cuộc khủng hoảng trong lịch sử nhân loại đe dọa sức khỏe của loài người và sự tiến bộ kinh tế và xã hội nghiêm trọng bằng dịch bệnh AIDS. Loài virus này ảnh hưởng mạnh đến chế độ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp và các vùng nông thôn của nhiều nước. Để đấu tranh chống việc lây lan của dịch bệnh và giảm các hậu quả của nó, báo cáo đã đưa ra một số biện pháp sẽ được xem xét tại Roma, trong đó có việc đề nghị các cuộc vận động mạnh nhằm làm nhạy cảm các chính quyền, quan chức chính trị, dự luận quần chúng về ảnh hưởng của dịch bệnh. FAO sẽ đề nghị việc tài trợ đặc biệt cho trẻ em và các thành viên khác trong các gia đình nạn nhân của bệnh AIDS, đưa ra các chương trình an toàn thực phẩm và dinh dưỡng và kêu gọi các nước giàu tài trợ cho việc phòng chống bệnh AIDS...

Sẽ có 400.000 trẻ em khu vực sông Mê Kông mồ côi vì HIV/AIDS

Ngày 14.5, đoàn đại biểu VN do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và Chǎm sóc trẻ em Trần Thị Thanh Thanh dẫn đầu, đã tham dự Hội nghị tư vấn cấp bộ trưởng Đông á - Thái Bình Dương lần thứ 5 nhằm xây dựng tương lai cho trẻ em. Theo UNICEF, trong thập niên qua VN đã đạt nhiều thành tích trong việc cải thiện phúc lợi cho trẻ em. Tuy nhiên, VN vẫn còn gặp nhiều thách thức, như: Khoảng 33% số trẻ em VN dưới 5 tuổi còn bị suy dinh dưỡng, 2,4 triệu trẻ em bị thiếu cân, 2,6 triệu trẻ em bị còi cọc, trẻ em nghèo nông thôn chưa được chǎm sóc sức khoẻ đầy đủ... Hội nghị Bắc Kinh sẽ đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, cách ngǎn chặn sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính, trong nǎm tới riêng ở khu vực sông Mê Kông sẽ có 400.000 trẻ em mồ côi vì HIV/AIDS.

Mỹ là nước có số bệnh nhân AIDS cao nhất thế giới

Theo UNAIDS, đến 15/11/2000, 210 nước trên thế giới đã có báo cáo chính thức cho Tổ chức Y tế thế giới về số bệnh nhân AIDS của nước mình, trong đó có 10 nước được xếp vào loại "Topten" là Mỹ (733.374 ca); Brazil (145.324 ca); Thái Lan (128.606 ca); Tanzania (112.052 ca); Kenya (81.492 ca); Zimbabwe (74.782 ca); Tây Ban Nha (56.491 ca); Coted Ivore (55.957 ca); Uganda (54.712 ca); Malawi (50.975 ca).

Liên Hợp Quốc thông qua tuyên bố về phòng chống HIV/AIDS

(TTXVN) - Kết thúc khoá họp đặc biệt Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS ngày 27.6, các đại biểu từ 160 nước đã thông qua tuyên bố phòng chống HIV/AIDS khẳng định "phòng ngừa là biện pháp hữu hiệu nhất", đồng thời đặt ra những mục tiêu và thời hạn cụ thể trong việc phòng chống HIV/AIDS.

Theo tuyên bố, đến nǎm 2005, phải đảm bảo để ít nhất 90% nam, nữ tuổi từ 15 đến 24 được thông tin và giáo dục về AIDS để có thể tự bảo vệ mình trước cǎn bệnh thế kỷ; đến nǎm 2005, giảm tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong thanh niên các nước bị nhiễm nhiều nhất xuống còn 25%, giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm bệnh xuống còn 20%, đảm bảo 80% số phụ nữ mang thai được tuyên truyền về AIDS. Sau hai mươi nǎm nǎm kể từ trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện, đến nay trên thế giới đã có 22 triệu người chết vì AIDS và 36 triệu người nhiễm HIV/AIDS. Trong ba ngày làm việc của Khoá họp, Quỹ toàn cầu chống bệnh AIDS cho các nước nghèo đã nhận được cam kết đóng góp của nhiều nước.

Tại hội nghị, lần đầu tiên các công ty xuyên quốc gia cam kết tham gia cuộc chiến chống HIV/AIDS và các nhà nghiên cứu thông báo sẽ sản xuất đại trà vacin chống AIDS trong 5 nǎm tới.