Results 1 to 5 of 5

Thread: HIV/AIDS và những sinh linh bé bỏng

  1. #1

    Trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi

    HIV/AIDS và những sinh linh bé bỏng

    Trong khi Việt Nam đang mệt mỏi đối phó với sự bùng phát HIV/AIDS hoành hành ở người lớn thì một thách thức không nhỏ đang xuất hiện đối với trẻ em mới lọt lòng.

    HIV/Aids không còn xa lạ trong chúng ta. Hiểm họa của căn bệnh được tuyên truyền rộng rãi trên truyền hình, báo chí, tranh cổ động trên đường phố với hình kim tiêm, bóng ma, thậm chí cả đầu lâu.

    Thế nhưng một em bé vừa lọt lòng mẹ được xét nghiệm nhiễm HIV thì chắc vẫn còn là điều khá mới và hẳn gây sốc cho nhiều người. Nó chắc chắn tạo ra những bỡ ngỡ cho bệnh viện, cho các bậc cha mẹ và cho toàn xã hội.

    Một bệnh viện phụ sản chính ở Hà nội cho BBC hay số bé lọt lòng mẹ mà bị nhiễm HIV đa tăng vọt trong ba năm qua và trong nhiều trường hợp các em này đã bị cha mẹ bỏ rơi.

    Hiện Việt Nam chưa có bệnh viện nào chuyên điều trị bệnh nhân HIV-AIDS nói chung và trẻ sơ sinh nói riêng.

    Nơi nào che chở?

    Trung tâm bảo trợ xã hội II tại Ba Vì, Hà Tây, nơi nhận giáo dục và điều trị các đối tượng nữ nhiễm HIV-AIDS do tiêm chích ma túy và hành nghề mại dâm cũng chính là cơ sở đang lưu giữ và nuôi các trẻ nhiễm HIV này.

    Tại đây có số lượng khoảng 50 giường và đa số các cô chăm sóc cho các cháu chính là những người đang bị bệnh AIDS hoành hành hoặc vừa dứt các cơn nghiện.

    Cũng như người nhiễm HIV/Aids, sức đề kháng của các em từ 4 tháng cho tới khoảng 4 tuổi rất kém và chỉ cần một nhiễm trùng hay bệnh nhẹ cũng có thể làm các em qua đời.

    Một cô tại trung tâm này cho biết ‘các cháu bị đi ngoài lỏng, có máu mũi liên tục, nhiều cháu bị viêm, nổi hạch, ra mủ và nhiễm trùng cơ hội’

    Nhiều cô tại đây cũng bị bệnh và có người cũng bị ở giai đoạn nặng. Thế nhưng dường như các em là nguồn động viên sống cho họ và họ muốn làm một điều thiện trước khi ra đi.

    Họ bồng các em và cho các em ăn, chơi đùa với các em như con đẻ của mình. Có thể coi các cô như cô giáo và cũng có thể coi cô là mẹ nuôi của những đứa trẻ bị mẹ đẻ của chúng ruồng bỏ.

    Hiện tượng bỏ con

    Có những trường hợp các em bị bỏ tại bệnh viện, và cũng có trường hợp các em bị gói vào bọc bằng bao ni lông và bỏ ngay cổng trung tâm bảo trợ xã hội, thậm chí ở thùng rác công cộng.


    Trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị bỏ rơi

    Trung tâm ở Tam Bình, Thủ Đức Tp HCM hiện đang tiếp nhận khoảng 70 em và hiện cũng được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ của các tổ chức quốc tế và Ủy ban Nhân dân Thành phố.

    Ban lãnh đạo trung tâm Tam Bình cho hay mặc dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng các cơ sở y tế vẫn chỉ giảm 50% tiền thuốc, khám chữa bệnh cho các em chứ không phải toàn bộ chi phí và họ mong các ngành có liên quan sớm can thiệp về điều mà họ mô tả là không hợp lý này.

    Ngoài thách thức về thuốc men, tài chính của những trung tâm nuôi dưỡng trẻ nhiễm HIV như tại Ba Vì hay Thủ Đức, người ta còn thấy những vấn đề nan giải khác.

    Đó là đối với những người tình nguyện tới đây chăm sóc các em. Hầu hết là họ chưa từng có con, họ lớn lên từ môi trường mồ côi, cũng từng bị bỏ rơi, từng sống trong môi trường nghèo túng.

    Có người vừa thoát khỏi những ngõ tối của xã hội và đa số không được đào tạo chính qui về ngành y. Có người còn khỏe và không nhiễm bệnh nhưng có người cũng chẳng sống được bao ngày.

    Nhiều cô tình nguyện không cầm được nước mắt khi không cứu được các em nhiễm HIV ngay tên tay mình bởi chỉ cần thời tiết thay đổi là các em có thể bị viêm phổi hoặc rối loạn tiêu hóa.

    Số còn lại có nhiều em khỏe mạnh hơn nhưng không mắc bệnh này thì cũng nhiễm bệnh khác vì sức đề kháng tương đối kém và rất nhạy cảm với các loại bệnh.

    Những sinh linh bé bỏng vô tội và đáng thương nằm trong cũi, những đứa lớn hơn thì đứng vịn vào thành, ngước nhìn màn hình tivi nghe tiếng hát trong các video cho trẻ con mà những cháu đang hát là những đứa trẻ khỏe khoắn, có cha mẹ và không nhiễm bệnh.
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2
    Mỗi ngày trên thế giới có 6000 thanh niên từ 15 - 24 tuổi bị nhiễm HIV

    Bà Carol Bellamy, giám đốc điều hành Unicef mới đây tuyên bố như vậy và đề nghị: LHQ cần họp để xem xét những công việc cộng đồng quốc tế đang làm để ủng hộ tài chính cho việc phòng chống nạn dịch HIV/AIDS. Hai tỷ trẻ em và thanh niên, những người sẽ quyết định tương lai loài người đang bị đe doạ bởi nạn dịch này.

    HIV/AIDS đã giết chết 28 triệu người và có khoảng 42 triệu người đamg phải sống chung với nó. Nhiều thanh niên và trẻ em đang phải chứng kiến cảnh bố mẹ, người thân mình bị nhiễm HIV/AIDS. 6000 thanh niên từ 15 - 24 tuổi bị nhiễm HIV mỗi ngày gióng lên tiếng chuông khẩn thiết trên toàn cầu: phải bảo vệ thế hệ trẻ khỏi căn bệch quái ác này
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    Chừng nào bé được đến trường?</span>

    Cả hai bà mẹ M. và H. đều dưới 30 tuổi và đều nhiễm HIV/AIDS từ chồng mình. Chị M. quê Quảng Bình vào TP.HCM làm thuê, lập gia đình ít lâu mới biết chồng mình nghiện heroin.

    Chị phải đi bán vé số, bưng bê, phụ hồ để nuôi chồng con. Con mới đầy tháng thì cũng là lúc người ta thấy xác chồng chị trôi trên sông.

    Chồng chết, mỗi ngày chị đi bán vé số và gửi con vào trường mầm non, nhưng giờ thì bé K. lại tiếp tục rong ruổi kiếm sống cùng mẹ.

    Chị M. ứa nước mắt: “Thằng bé cứ hỏi sao không cho nó học nữa. Thân tôi dốt nên mới khổ, chứ cháu tội tình gì mà mới chừng ấy tuổi phải khổ như tôi&#33;”.

    Còn chị H., chuyện chồng chị chết do HIV/AIDS bị tiết lộ ra ngoài nên sau này bé T. dù không nhiễm cũng bị vạ lây. Chị H. cho biết còn gửi bé đến nhiều nhóm trẻ, nhưng chỉ được 1-2 ngày là phải nghỉ.

    Hai năm trước, chị tham gia một nhóm giáo dục đồng đẳng HIV/AIDS... Đang phải điều trị lao phổi trên giường bệnh, bà mẹ trẻ nặng trĩu tâm tư, trong đó có nỗi lo con trai thất học. Chị bộc bạch: “Nó cứ đòi đi học vì ở trường có nhiều bạn, nhiều đồ chơi, con nít xóm này ít chơi với nó”.

    Theo cô Hùng, nhiều năm qua Trường mầm non Bình Trưng Đông đã âm thầm nhận dạy một số bé nhiễm HIV, có bé nay đã vào tiểu học. Cô chia sẻ: “Nhà trường có 250 bé, tôi rất buồn khi không vượt qua được áp lực của phụ huynh để giữ lại bé T.”.

    Nhưng chẳng lẽ hễ cứ bị phụ huynh nghi ngờ thì đứa trẻ xấu số đó phải chịu cảnh thất học? Khi nào những đứa trẻ đáng thương này được đến trường?

    <span style="color:#FF0000">THÁI BÌNH

    Kể ngàn năm cơn khát cao nguyên.......

  4. #4
    Cháu Lê Anh Duy được bảo vệ "nhặt" ở cổng Trung tâm giáo dục số 2 (Ba Vì, Hà Tây) vào một sáng mùa đông 5 năm trước. Duy là một trong số 32 đứa trẻ nhiễm HIV bị người nhà bỏ rơi đang được Trung tâm chăm sóc, dạy dỗ và chữa bệnh.

    Buổi sáng 23 tháng chạp, khác hẳn với cảnh tấp nập chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền, ở Trung tâm giáo dục số 2 (Ba Vì, Hà Tây), cuộc sống vẫn lặng lẽ, chỉ có những tiếng cười, tiếng khóc, tiếng ríu rít trẻ thơ.

    Chiếc tivi 21 inch với đầu video bật to các bài hát của trẻ. Tiếng ca sĩ nhí Xuân Mai véo von hát hết bài này đến bài khác. Bên ngoài sân, những chiếc xích đu, con ngựa gỗ... dành cho trẻ không may mắn được các mẹ, các bác, cô chú sắp xếp khéo léo. Cán bộ của trung tâm mong muốn những bệnh nhân nhí có được cảm giác thân thương như đang sống với gia đình mình.

    Theo chị Nguyễn Thị Thanh, cán bộ y tế tại trung tâm, hiện nay "vườn trẻ" có 32 cháu được "nhặt" về từ khắp nơi như: bệnh viện Nhi Trung ương, chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội), bệnh viện Phụ Sản Trung ương... hoặc bị gia đình bỏ rơi (16 cháu). Trong số các cháu được trung tâm nhận về nuôi dưỡng, chăm sóc, có tới 26 trẻ bị nhiễm HIV. Các cháu lúc nhận vào từ vài tuần tuổi đến 3 tuổi.

    Chị Thanh cho biết: "Các trẻ khi sinh ra phát hiện nhiễm virus HIV, thường bị gia đình bỏ ngay tại bệnh viện. Vì thế, nhiều cháu không có tên họ, cán bộ trung tâm phải đặt tên cho. Nhưng cũng có trường hợp, các cháu bị gia đình đem đến cổng trung tâm gửi lại và "đề bút" tên tuổi, quê quán cùng với những lời gửi gắm về hoàn cảnh của cháu nhỏ".


    Cô Thủy đang giảng toán cho các em. Ảnh: Ngôi Sao.
    Trường hợp cháu Lê Anh Duy khá đặc biệt. Cách đây gần 5 năm, vào buổi sáng mùa đông. Bảo vệ trung tâm đang còn ngái ngủ thì nghe thấy tiếng khóc của trẻ nhỏ. Và bé Duy được trung tâm nhận vào nuôi từ hôm đó. Trong đống tã lót của cháu, giấy tờ "tùy thân" được gia đình họ nhét vào. Những người này viết rằng, Duy quê ở Tuyên Quang bị nhiễm HIV từ mẹ truyền sang, bố mẹ cháu bị AIDS đều đã chết, họ mong muốn sự cưu mang của trung tâm bởi hoàn cảnh khó khăn, không tự chữa trị được.

    Các nhân viên y tế ở trung tâm vẫn nhớ những ngày đầu "vật lộn" với căn bệnh quái ác mà vô tình cháu mắc phải. Thời gian ấy, cơ sở vật chất thiếu thốn, thuốc thang không đủ để chữa trị. Cán bộ đã phải đưa cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương chăm sóc hơn một tháng. Bệnh tình thuyên giảm, cháu Duy bớt đau đớn, các bác, các mẹ lại đón về trung tâm.

    Qua các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay trung tâm nhận được một số thuốc điều trị ARV của quỹ Bill Clinton. Điều đó cũng có nghĩa, cuộc sống của 26 trẻ được mạnh khỏe và cơ hội sống kéo dài.

    Bây giờ Duy đã 5 tuổi. Trong thời gian được nuôi dưỡng tại trung tâm, ông bà cháu cũng thỉnh thoảng đến thăm và cho ít quà bánh. Song những lần thăm nom đó thưa dần và lâu lắm rồi không thấy họ đến nữa. Hằng ngày, cháu vẫn chơi đùa cùng những bạn nhỏ khác. Khi được mẹ nuôi gọi chụp ảnh, Duy nhanh nhảu ngồi vào chiếc xích đu và cười hồn nhiên.

    Các cháu bị bỏ rơi thường rất ít được người nhà trở lại thăm nom. Theo chị Thanh, tâm lý chung của những người lỡ vứt con cháu mình là họ sợ ảnh hưởng đến gia đình, không đủ điều kiện chăm sóc cũng như sợ lây bệnh (vì không biết biện pháp phòng, tránh).

    Ở trung tâm có 9 cháu đến tuổi đi học (6-11 tuổi) nhưng vấn đề đưa các cháu gia nhập với cộng đồng rất khó khăn. Ban giám đốc đã quyết định tự mở ra một lớp học ngay tại trung tâm, dạy cho tất cả những cháu đủ tuổi cầm bút. Chị Đinh Thị Thủy, giáo viên chủ nhiệm của lớp học đặc biệt này cho biết: "Trong lớp, lúc nào tôi cũng phải xoay bên này, bên kia để uốn chữ, dạy toán, đọc chính tả... cho từng cháu".

    Chị Thủy tâm sự, lúc mới nhận công việc dạy học trẻ nhiễm HIV, chị bị chồng phản đối rất gay gắt. Nhưng chị đã dần thuyết phục anh bằng việc tham gia học khóa đào tạo cách thức tiếp xúc với trẻ HIV. Anh chồng tin tưởng và để chị lên lớp từ đầu năm học vừa qua. Chị nói: "Mới đầu tôi cũng hơi băn khoăn một chút vì không biết biện pháp sống chung với trẻ nhiễm bệnh. Nhưng nói thật, kể cả lúc chưa hiểu biết, tôi nhìn đám trẻ mà không cầm lòng được. Thế rồi, một mặt 'trình bày' nguyện vọng với chồng, một mặt tôi xin học lớp tập huấn do trung tâm huấn luyện".
    ko

  5. #5
    Rồi chúng sẽ được dạy dỗ thành người

Similar Threads

  1. linh' moi
    By hoaluii in forum Tổng hợp, linh tinh
    Replies: 2
    Last Post: 18-10-07, 02:42 PM
  2. Hãy cứu lấy một linh hồn
    By Cô bé dại khờ in forum Làm gì khi chính bạn là nạn nhân của sự cám dỗ chết người
    Replies: 34
    Last Post: 22-07-04, 06:11 PM
  3. chế độ sinh họa cho người nhiễm hiv/aids
    By tranquoctuan in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 0
    Last Post: 02-03-04, 10:27 AM
  4. Đệ tử lưu linh !
    By KST in forum Giải trí online
    Replies: 13
    Last Post: 30-04-03, 03:23 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •