Results 1 to 6 of 6

Thread: Ngày cuối năm của những đứa trẻ nhiễm HIV/AIDS

  1. #1
    Ngày cuối năm của những đứa trẻ nhiễm HIV/AIDS

    Một chiều cuối năm ở mái ấm Tam Bình cũng như mọi ngày bình thường khác. Vẫn tiếng bé sơ sinh khóc đòi sữa, tiếng trẻ em nghịch đùa vô tư, vẫn dáng đi lại lặng lẽ, ân cần của những cô, những chị, những mẹ phục vụ…

    Ðó thực sự là khung cảnh bình thường của một mái ấm không bình thường…
    Cũng một lần được sinh ra, song khác với những đứa trẻ bình thường, mỗi ngày sống của các em nhỏ ở đây là một phép cộng khó khăn trong khung tính hẹp mà số phận đã tằn tiện "lập trình". Các em bị nhiễm HIV ngay từ buổi mới chào đời.

    Những tuổi thơ oan nghiệt
    57 em nhỏ ở đây mang 57 bi kịch số phận, phần lớn bị bỏ rơi sau khi được sinh ra và xác định bị nhiễm HIV từ cha mẹ. Các em được bệnh viện phụ sản, trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà…những trung tâm tư vấn bệnh xã hội chuyển về mái ấm Tam Bình này sau khi gia đình bỏ trốn, không ai tiếp nhận.

    Trong ký ức non nớt của em Nguyễn Thanh Nhi (6 tuổi) vẫn ám ảnh bởi cuộc tự tử của cha mẹ khi họ phát hiện mình đã để lây nhiễm HIV qua đứa con đầu lòng. Ba mẹ Nhi đã chết còn em được bà ngoại cứu sống.
    Nhưng trong những ngày sống ở quê cùng ngoại, em không có bạn bè. Cả làng đều xa lánh vì biết em bị nhiễm bệnh. Bà ngoại cho em vào đây với ước mong trước khi nhắm mắt được thấy một loại "thuốc tiên" giúp cháu mình lành bệnh. Bé Hoàng Lan suýt đã không được chào đời vì người mẹ khi mang thai, phát hiện mình bị lây nhiễm HIV bởi chồng, đã toan tự tử và phá thai. Nhưng chị thương đứa trẻ vô tội, nên sinh con rồi gửi vào đây, thỉnh thoảng đến thăm. Ba tháng trước, mẹ ruột của bé Quân còn tới thăm con. Lần cuối, chị không tự đi được mà phải có người dìu vào vì mắt chị đã mờ do một thời lỡ sa chân vào ma tuý. Trong những ngày nằm bệnh giai đoạn cuối, người mẹ trẻ nhớ con, nhưng tình mẫu tử có bùng lên trong những ngày cuối đời cũng chỉ làm chị đau thêm, không cứu vãn được và đứa con, một cháu bé kháu khỉnh cũng đang mang mầm bệnh cùng lớn lên…

    Nhiều cháu bé trong ngôi nhà này có ba, mẹ còn rất trẻ, mới tuổi đôi mươi nhưng sớm sa vào tệ nạn tiêm chích, mại dâm… Một chị phục vụ ở đây cho biết, cha mẹ của các cháu vào thăm con cũng thất thường lắm. Vì có thể họ bị bệnh nặng, cũng có trường hợp bị vào tù ra tội, phải nhờ bạn bè một tháng một lần, vào thăm nom giùm "xem thằng nhỏ ra sao". Cũng có nhiều người xin con về, nhưng “ở đây” không cho vì sợ họ chăm sóc không đảm bảo, các cháu dễ đau ốm và như thế ngày sống sẽ bị rút lại!

    Trong những chiếc nôi dành cho trẻ sơ sinh, nhiều đứa bé mới chỉ một tháng tuổi vừa được đưa đến. Chúng nằm còng queo và nhỏ bé đến nỗi, tiếng khóc cũng không cất lên nổi. Người mẹ sinh con xong, sợ hãi, bỏ trốn. Và em lại được chuyển về đây. Người phục vụ khoe: “Bé đã tăng lên 2 lạng mà mừng đến ứa nước mắt! Phần lớn bị suy dinh dưỡng nặng. Và cũng vì mới sinh ra đã thiếu hơi mẹ nên chậm lớn"

    Và những mơ ước
    Bước vào phòng dễ thấy trên mỗi chiếc giường đều có những con gấu, ông già Noel nhồi bông còn rất mới. Bé Hạnh Dung khoe: "Hồi Noel tụi con được phát quà vui lắm. Mấy cô còn hứa tết này cho đi Ðầm Sen, Sở Thú chơi nữa!”. Tôi chợt hiểu rằng, được giao lưu, chạy nhảy, ca hát với bạn bè bên ngoài là niềm vui, mơ ước của các em nhỏ ở đây, khi mà các em còn vô tư và hồn nhiên trước bệnh tật

    Hiện tại, có sáu em đã bảy tuổi được vào lớp một (một dạng lớp "mở” của trường tiểu học Xuân Hiệp). Hàng tuần, có cô giáo bên ngoài vào dạy các em học, chương trình giáo khoa không khác gì bên ngoài, có học bạ, sổ liên lạc hẳn hoi. Cuối năm, các em học giỏi còn được thưởng. Bé Hạnh Dung, "chị Hai" của mái ấm này cách đây bảy năm là đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi trước cổng của trung tâm trong một miếng vải bọc tạm bợ. Bây giờ Dung học giỏi, hát hay. Ngoài giờ học, "chị Hai" cứ đi hết phòng này sang phòng khác để thăm, bế các em nhỏ.

    Thể trạng của những em nhiễm HIV rất yếu. Các em, dù mập mạnh nhưng vẫn bị ghẻ lở khắp người. Bên cạnh đó, các bệnh cảm cúm, ho, sốt, thương hàn, tiêu chảy… cũng thường xảy ra. Hàng tháng có trên năm ca vào viện trong thời gian rất dài vì sức đề kháng của trẻ nhiễm HIV rất yếu! Phần lớn các em về đây trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng và thiếu tình thương của gia đình. Nên ngoài trách nhiệm chăm lo bú mớm, cái ăn, cái mặc, còn cần đến những tấm lòng người mẹ. Trong 25 chị phục vụ, phần lớn là những người từng trưởng thành từ trung tâm nên các chị coi việc phục vụ các em nhỏ bất hạnh như là một bổn phận và tình cảm của mình. Chị Minh Sen, một nhân viên ở đây tâm sự: "Nhiều lúc nghĩ lại mình cũng thấy sợ. Vì hằng ngày mình sống gần gũi và tiếp xúc với tụi nhỏ, cũng sợ lây. Nhưng khi đến đây thì quên hết!".

    Chia tay mái ấm Tam Bình trong một buổi chiều cuối năm, khi ngoài đường mọi người đang rục rịch mua sắm tết và những đứa trẻ ngoài kia đang chờ ba mẹ sắm cho những bộ quần áo mới mừng tuổi, thì lúc này những đứa trẻ trong mái ấm Tam Bình cứ quấn quýt trước ống kính máy ảnh của tôi. Chúng muốn tôi chụp hình và bế chúng tung tăng đùa nghịch vô tư. Tôi tự hỏi, trong giấc mơ của bé Dung, cu Sơn, cu Phong, bé Nhi… đêm nay sẽ có gì? Có hay không một cái tết bình yên và ấm áp với quần áo mới, với bàn tay cha và hơi ấm mẹ, với những phong bao xanh đỏ và những chuyến tham quan thú vị… như bao trẻ thơ bình thường khác được sinh ra trên đời này? Chỉ mong sao, những giấc mơ được bình yên, dù giấc mơ ấy cũng chỉ nằm trong phép tính cộng rất kỳ kèo chi chút mà số phận ứng xử với các em!
    NGUYỄN VĨNH NGUYÊN - Sàigòn tiếp thị
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2
    bun that !. nhung cuoc doi` ko buon` nhu chung ta nghi dau , vi` chinh chung ta se lam cho cuoc doi` co' y' nghia~ hon .

  3. #3

    Join Date
    Feb 2004
    Location
    Gia Lai_Sai Gon
    Posts
    166
    ui, thật tội cho những em nhỏ đó quá! Sao cũng là con người mà có người lại bất hạnh đến thế nhỉ?Hic hic, buồn quá

  4. #4
    cha mẹ sai lầm , con cái phải gánh chịu. buồn quá các bạn nhỉ. vì vậy chúng ta cần phải hành động lên các bạn à, đừng chỉ nói buồn là xong đâu.hành động như thế nào ư? truớc hết phải giữ mình không sa vào ma túy , điều này quan trọng nhất . quan tâm đến những nguời xung quanh hơn.có hàng ngàn lí do để đến với ma túy nhưng đa số đều bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm của gia đình, sự cô đơn và những nỗi buồn trong cuộc sống . vậy khi các bạn quan tam đến nguời xung quanh thì không thừa đâu bạn ạ, bạn đã góp phần làm giảm bớt nguy cơ mà nguời ta đến với ma túy. đừng tuởng rằng thằng bạn mình nó nhát quá;nó là sinh viên đại học hay chuyện của nó nhảm nhí quá. bạn bỏ mặc nguời bạn của bạn trong nỗi buồn thì chính bạn đã tạo điều kiện cho ma túy đến với nguời đó.và cả bạn nữa, khi buồn thì cũng đừng ôm nỗi buồn đó trong lòng vì làm như vậy bạn sẽ càng buồn hơn.sức chịu đựng của con nguời có hạn , như quả bóng vậy, ta cần phải xả bớt chứ cứ thổi hoài thi cho dù quả bóng đó có to mấy đi nữa thì có ngày cũng sẽ bể thôi. đó là cách phòng .còn đối với những nguời đã bị nghiện? xin các bạn hãy cho nguời ấy 1 niền tin, 1 cơ hội và 1 cánh tay để vuợt qua quá khứ. nói thì dể lắm các bạn à, nhưng khi bắ t tay vô làm rất khó.như nhà mình nè, khi mình lỡ nhắc đến 1 nguời nào đó mà nhà mình biết là bị nghiện thì ở nhà sẽ có 1 cuộc giảng đạo suốt mấy tiếng rằng "phải tránh xa thằng đó ra, nó là dân nghiện thì suốt đời cũng không thoát ra đuợc đâu , coi chừng mày bị dụ luôn thì có , coi chừng nhà cửa không thì bị mất đồ đó" mặc dù nguời ta đã cai thành công và có công việc ổn định. thiết thực hơn nữa thì chúng ta nên tham gia đóng góp hỗ trợ cho các trung tâm cai nghiện, các nhà mở và các làng nuôi dạy trẻ bị nhiểm HIV. mà sao diển đàn chúng ta lại không tổ chức 1 buổi quyên góp từ thiện hay tổ chức 1 buổi ra quân đến các trung tâm cai nghiện, các mái ấm nhỉ. hân nghĩ nếu có thì thành viên tham gia sẽ rất đông và làm cho diễn đàn của mình thêm thiết thực hơn.
    đó chỉ là ý kiến của 1 mickey thôi, còn ý kiến của nguời khác như thế nào. mickey nói nhiều quá nếu có gì sai sót mong mọi nguời bỏ qua cho.
    CÁM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG

  5. #5

    Join Date
    Aug 2003
    Location
    Tp.HCM
    Posts
    404
    Đã 2 năm rồi tôi ko ghé lại mái ấm ấy, nhưng những ánh mắt, nét mặt ngây thơ của những đứa trẻ vẫn hằn sâu trong tâm trí tôi. Tôi rât thích trẻ con, nhưng đó là lần đầu tiên tôi rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy chúng. Chúng còn nhỏ quá, dễ thương lắm nhưng cuộc đời có vẻ bất công với chúng. Ngoài những đứa trẻ bình thường, một số còn lại thì bị tật hay bị bệnh, nhìn thương lắm! Chúng chỉ là những đứa trẻ vô tội !
    Chúng tôi đến thăm (lớp tôi và ĐCTXH của tôi), bọn chúng rất mừng và như nhảy cẫng lên sung sướng khi chúng tôi pha trò chơi hay phát quà. Quà của chúng tôi chẳng có gì ngoài vài cuốn sách quyên góp, vài cái bánh hay miếng rau câu tự làm, nhưng thấy chúng vui mừng ra mặt, chúng tôi rất vui, nhưng lại nước mắt lại tự dưng ứa ra! Ko biết dịp nào tôi mới ghé lại đó để được thấy chúng vui, chúng cười như thế nữa. Chỉ mong rằng cuộc đời sẽ bù đắp sự bất hạnh của tuổi thơ chúng bằng một tuơng lai sáng lạng hơn, thành đạt hơn !

  6. #6

    Join Date
    Feb 2004
    Location
    nơi đó nỗi buồn hòa lẫn với niềm vui
    Posts
    50
    nhung dua tren do that dang thuong nhung chung ta khong the chi biet xot thuong ma chung ta co the hanh dong de mai nay se khong co nhung dua tre khac phai chap nhan canh doi eo le den the

    sống là một điệu cực kỳ khó chết mới là dễ dàng làm thằng con trai thì sống sao cho đáng sống

Similar Threads

  1. Một tiến sĩ nhiễm HIV 22 năm vẫn khỏe mạnh
    By khanhdnus in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 27-09-05, 09:17 AM
  2. Năm 2003- số bệnh nhân AIDS thiệt mạng nhiều nhất
    By heorung in forum Tổng hợp, linh tinh
    Replies: 2
    Last Post: 24-08-04, 10:32 AM
  3. Nhiều năm nữa mới có văcxin AIDS
    By chitcon289 in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 0
    Last Post: 14-07-04, 07:17 PM
  4. Thi viết về đề tài phòng chống HIV/AIDS năm 2004 d
    By heorung in forum Tuổi trẻ Việt Nam - Hãy hành động...
    Replies: 0
    Last Post: 12-07-04, 08:46 PM
  5. Năm 2005: Điều trị miễn phí cho 50% bệnh nhân AIDS
    By tranquoctuan in forum Thông tin mới - nóng hổi đây
    Replies: 1
    Last Post: 17-04-04, 06:26 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •