Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 52

Thread: Tái nghiện ma túy sau cai....

Hybrid View

  1. #1
    Tái nghiện ma túy sau cai: Nguyên nhân phần lớn từ gia đình!?

    Gặp gỡ gia đình các học viên cai nghiên ma túy
    Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Sở LĐTB & XH TP Đà Nẵng, đến nay toàn thành phố đã có 729 người nghiện có hồ sơ, trong đó có 392 người đang được tổ chức cai nghiện tập trung.

    Tuy nhiên, một bộ phận khá đông, tập trung vào lớp trẻ, sau cai nghiện được trở về địa phương vẫn tiếp tục lao vào con đường nghiện ngập, hút chích. Nguyên nhân vì sao? Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, một phần thuộc về các cơ quan chức năng, các ngành, các đoàn thể, các địa phương chưa làm tốt công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm má túy...; nhưng rõ ràng, một nguyên nhân quan trọng, khá phổ biến khiến tình trạng tái nghiện tăng cao lại nằm ở gia đình.

    Nhiều gia đình coi nhẹ quản lý, giáo dục con cái, khi con em sa ngã họ phó mặc cho xã hội, thậm chí ruồng bỏ, né tránh trách nhiệm. Mặc khác, do quá nuông chiều con, nhiều gia đình khi phát hiện con em mình nghiện ngập lại bao che, dung túng, giấu giếm. Thậm chí, có gia đình khi đến thăm con đang cai nghiện tại Trung tâm giáo dục dạy nghề 05 - 06, trong những quả cam, trái xoài mang theo... còn gởi kèm vài tép heroin cho con đỡ nhớ, chứ tội nghiệp nó lắm!

    Chưa hết, theo quy định cai nghiện tập trung, phải ở lại Trung tâm ít nhất 12 - 24 tháng. Thế nhưng, có những em mới vào cai nghiện vài ngày thì gia đình đến năn nỉ, gây áp lực... cho em nó về, chứ lâu nay nó không quen sống theo kiểu tự lo cho bản thân được! Ngoài ra, có trường hợp cha, mẹ, vợ tiếp tay cho chồng, con trong việc mua bán, sử dụng ma tuý hoặc đối phó với sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng.

    Việc cai nghiện là một quá trình với thời gian tối thiểu 3 năm. Trong thời gian này, bản thân người nghiện rất cần nhận được sự cảm thông, chia xẻ của gia đình và xã hội. Trong đó, gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc để họ phấn đấu vươn lên.

    Tuy nhiên, nếu như các tổ chức tội phạm về ma túy không bị trừng phạt thích đáng và gia đình các đối tượng nghiện hút vẫn bảo lưu tư tưởng “nhất con, nhì trời” thì xem ra bài toán tái nghiện cũng khó tìm ra lời giải tốt nhất
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2
    Liệu pháp mới chống tái nghiện
    (VietNamNet) - Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội đã nghiên cứu thành công liệu pháp chống tái nghiện bằng Naltrexone. Khi sử dụng liệu pháp này bệnh nhân phục hồi nhanh, tác dụng phụ của thuốc không đáng kể. Đặc biệt, sau khi sử dụng trên gan của người bệnh không có độc tính của Naltrexone.
    Đây là một liệu pháp đối kháng với các chất dạng thuốc phiện, nghĩa là khi sử dụng Naltrexone sẽ phong tỏa các thụ thể của các chất dạng thuốc phiện ở não, làm cho bệnh nhân không còn cảm giác thèm hay đói thuốc. Dùng liệu pháp Naltrexone không cần phải xét nghiệm nước tiểu tìm chất gây nghiện nhưng phải kiểm tra chức năng gan trong quá trình điều trị. Thuốc được hấp thụ gần như hoàn toàn qua đường uống và dùng sau cai.


    Các chất dạng thuốc phiện.
    Trước đây, Việt Nam đã đưa Methadone vào điều trị cai nghiện ma túy. So với Methadone, thời gian điều trị của Naltrexone ngắn hơn, chi phí phục vụ bệnh nhân thấp hơn. Methadone phải uống thuốc 7 lần/ tuần còn Naltrexone 3 lần/ tuần.

    Hiện Việt Nam có tỷ lệ tái nghiện chất dạng thuốc phiện chiếm trên 90%. Sau khi cắt cơn nghiện, xác định bệnh nhân đã cai chất dạng thuốc phiện 7-10 ngày cho bệnh nhân dùng thuốc theo liều lượng quy định. Mỗi lần dùng 3 tuần, bệnh nhân đến cơ sở điều trị uống thuốc. Sau 3 tháng, dựa vào mức độ còn thèm chất dạng thuốc phiện và mức độ tuân thủ điều trị, xét kéo dài thời gian uống thuốc.

    Theo BS. Nguyễn Minh Tuấn, Viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội: ''Liệu pháp này đã được Việc Sức khỏe tâm thần Hà Nội thử nghiệm trên 50 trường hợp có các chất gây nghiện. Sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân phục hồi nhanh. Trong quá quá trình dùng thuốc bệnh nhân không được dùng chất dạng thuốc phiện, tự nguyện tham gia điều trị lâu dài. Người nhiễm HIV, men gan tăng cao, có các bệnh cơ thể và rối loạn tâm thần nặng không điều trị bằng thuốc''.

    Lệ Hà
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    TP HCM thử nghiệm điều trị phòng tái nghiện kiểu mới
    Tháng 10 này, lần đầu tiên tại Việt Nam, việc kết hợp dùng Naltrexone và liệu pháp nhận thức hành vi cho bệnh nhân nghiện ma túy được đưa vào áp dụng tại Trung tâm Xanh (301 Trần Hưng Đạo, quận 1). Tại nước ngoài, phương pháp này cho kết quả rất khả quan ở các bệnh nhân có động cơ cao: chỉ 20% tái nghiện sau 6 tháng điều trị.

    Theo các nhà chuyên môn, việc cắt cơn cho người nghiện ma túy không khó, cái khó nhất chính là ngừa tái nghiện. Để làm việc này, tại nước ta hiện nay, người nghiện hút được tập trung vào các trường, trại, trung tâm nhằm cách ly khỏi môi trường quen thuộc. Ở đây, bệnh nhân được học nghề, lao động, được giáo dục bằng các biện pháp tâm lý để biết quý trọng giá trị lao động và quên đi cảm giác thèm thuốc. Các phương pháp này có những giá trị tích cực (ít tốn kém, áp dụng được cho đa số người...), nhưng cũng có mặt hạn chế là khi trở về với cuộc sống bình thường, bệnh nhân rất dễ tái nghiện do gặp lại môi trường và con người cũ.

    Phương pháp sử dụng Naltrexone (được Cục Quản lý Dược cho phép lưu hành từ tháng 11/2001) và liệu pháp nhận thức hành vi giúp giải quyết vấn đề trên. Sau khi được điều trị cắt cơn (nội trú 7 ngày), bệnh nhân sẽ được điều trị ngừa tái nghiện qua hai giai đoạn: nội trú trong 3 ngày và ngoại trú trong 6 tháng.

    1. Sử dụng Naltrexone

    Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Châu, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần - Tâm lý y khoa của Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP HCM, đây là công cụ rất quan trọng. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, việc uống Naltrexone 20-200 mg/ngày có thể hủy các đáp ứng với heroine từ 24-72 giờ ở phần lớn bệnh nhân. Hơn thế nữa, thuốc còn làm giảm sự thèm khát heroine.

    2. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-Cognitive behavorial coping skills treatment)

    Liệu pháp này có thể tóm tắt ngắn gọn bằng 3 từ: nhận thức, tránh né và đương đầu. Trong suốt thời gian trị liệu, bệnh nhân sẽ học cách nhận thức những tình huống mà trong đó họ thường phải sử dụng ma túy, cách tránh né những tình huống đó và cuối cùng là cách đương đầu một cách hiệu quả với những vấn đề và hành vi liên quan đến việc nghiện ma túy.

    Do được hai chiếc “áo giáp” Naltrexone và CBT “che chở” trong quá trình điều trị, bệnh nhân không lo sợ khi tiếp cận với môi trường và con người cũ. Phương pháp rất thích hợp cho những đối tượng không thể tập trung trong trường trại (đang có một việc làm tốt đẹp, học sinh, sinh viên...) và có động cơ cai nghiện cao (sợ bị mất việc, bị đuổi học...). Tuy nhiên, nó cũng có một số điểm hạn chế như khá tốn kém, không áp dụng cho người có chống chỉ định dùng Naltrexone (bệnh nhân viêm gan cấp hoặc suy gan, suy thận, dị ứng với Naltrexone, người đang điều trị giảm đau với opioid). Liệu pháp này cũng chỉ có hiệu quả cao đối với những người thật sự mong muốn từ bỏ ma túy.

    Chương trình điều trị phối hợp tại Trung tâm Xanh sẽ được thực hiện dưới sự theo dõi trợ giúp của bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Châu (cố vấn chuyên môn), ông Alain Bergeron (chuyên gia tâm lý người Canada) và cô Nguyễn Thị Xuân Đào (nhà xã hội học).

    Người Lao Động



    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4

    Làm gì khi thanh thiếu niên nghiện ma túy?

    Khi biết các em nghiện ma túy, ta cần thật bình tĩnh tìm hiểu lý do vì sao các em sử dụng ma túy.
    Ta nên nói cho các em rõ những tác hại cực kỳ nguy hiểm của ma túy và sự nghiêm cấm mua bán, sử dụng ma túy của luật pháp.

    Hãy cho các em biết ta sẵn sàng tha thứ nhưng dứt khoát các em phải cai nghiện. Cai nghiện chính là vì các em! Ta hãy thuyết phục các em cho dù các em có tỏ ra cho ta biết rằng các em đã biết trước tất cả những gì ta định nói. Nếu các em do dự, chần chờ, trì hoãn việc cai nghiện, ta hãy hỏi các em nguyên nhân. Thông thường nguyên nhân khiến các em chưa muốn cai nghiện là do cơ thể các em đã bị lệ thuộc thể chất vào ma túy. Chỉ cần ma túy chậm đưa vào cơ thể thôi, các em đã thấy bứt rứt, khó chịu, vã mồ hôi, đau nhức, bị thôi thúc bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nguyên nhân nữa khiến các em chưa muốn cai nghiện là các em đã bị lệ thuộc về tâm lý vào ma túy, nghĩa là đã quen với cảm giác dễ chịu tức thời của ma túy mà nếu thiếu nó thì ủ rủ, buồn bực.

    Ma túy có thể đã khiến các em trở thành một con người khác. Các em không còn là một thanh thiếu niên có chí tiến thủ và tự lập mà trở thành một người yếu đuối, bạc nhược, cam chịu lệ thuộc vào ma túy. Vì vậy, để cắt đứt sự lệ thuộc đó, các em rất cần đến chúng ta. Ta hãy giải thích cho các em hiểu vật vã khi ngưng sử dụng ma túy chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ bớt dần và khỏi hẳn khi cai nghiện. Bình tĩnh, khoan dung, độ lượng, phân tích điều hay lẽ phải và cảm hóa các em để các em chấp nhận, tự nguyện cai nghiện sẽ là điều kiện tiên quyết để các em có thể dứt bỏ được ma túy.

    Cai nghiện ma túy gồm có cắt cơn nghiện và phòng ngừa tái nghiện.
    Cắt cơn nghiện là vượt qua sự đau đớn thân xác khi ngưng sử dụng ma túy. Cắt cơn nghiện không khó, chỉ cần các em tự giác ngưng sử dụng ma túy, ráng chịu vật vã, bứt rứt một ít ngày là khỏi. Cha mẹ, người thân nên ân cần động viên các em, hầu xoa dịu phần nào nỗi đau, cơn vật vã mà các em phải trải qua. Cắt cơn nghiện chừng mươi ngày là đủ nhưng phòng ngừa tái nghiện là suốt đời. Một số các bậc cha mẹ đã hiểu cai nghiện chỉ đơn thuần là cắt cơn, đã suy nghĩ đơn giản là cứ gởi các em đến các trung tâm cai nghiện là bỏ được ma túy nhưng thực tế cho thấy tất cả chỉ bỏ được ma túy khi còn ở trung tâm, còn khi về lại gia đình, nhiều em đã tái nghiện ngay. Vậy thì vấn đề chính là làm thế nào để các em có thể đối đầu được với ma túy trong môi trường cuộc sống.

    Phòng ngừa tái nghiện chính là để các em dứt bỏ được sự lệ thuộc về tâm lý vào ma túy. Để phòng ngừa tái nghiện, nên khuyên bảo các em không giao du lại với bạn bè nghiện ma túy, tránh đến những nơi gợi nhớ, nơi mua bán sử dụng ma túy. Nếu có lúc nào nảy sinh ý định dùng lại ma túy, các em cần đến ngay bác sĩ hoặc chuyên viên về cai nghiện ma túy để được tham vấn vì thực tế cho thấy việc nghiện lại ma túy bắt đầu trước hết chính từ trong ý nghĩ. Về phần chúng ta, ta nên tách rời các em ra khỏi môi trường bạn bè, nhóm sinh hoạt cũ, thậm chí có thể chuyển các em sang trường khác. Ta cần quan tâm chặt chẽ giờ giấc, tiền bạc, mối quan hệ bên ngoài xã hội và tạo môi trường hoạt động mới cho các em, để các em có được niềm vui, sự đam mê lành mạnh, hữu ích thay thế hoàn toàn sự u mê tăm tối của ma túy. Nhưng nếu lỡ các em nghiện lại thì sao? Ta đừng nản chí nghĩ rằng không còn cách nào để các em bỏ được ma túy mà hãy thật bình tĩnh tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có hướng giải quyết thích hợp và tiếp tục động viên các em cai nghiện ngay, càng sớm càng tốt.


    BS. Đoàn Trọng Hiệp

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5

    thực tế là thế nào?

    Tôi vóm là 1 vcon người có học. Đã từng là 1 kỹ sư mà hầu như xin vào đâu cũng đc trọng vọng. Vậy mà tôi lại dính và ma tuý. Tôi đã từng bỏ nhiều lần. Làn dài nhất là tren 2 năn. Sau đó tôi lấy vợ và có 1 gia đình yên âmms. Nhưng rồi, tự nhiên, ko ai rủ rê, ko ai lôi kéo vì từ trứơc tôi vẫn chơi 1 mình, không ai biét cả.tôi cũng ko hiểu tại sao tôi quayu lại con đường đó nữa. Chỉ biết rằng, đén bây giờ, nếu ko bỏ đc thì tất cảe chỉ còn con số 0 tròn chĩnh.tôi nói có thể hơi quá đáng 1 chút nhưng kể cả tôi cũng như những ai đang chơi, nếu ko tự mình quyết tâm, chỉ có chét gục ở đâu đó mà thôi.

  6. #6
    Quote Originally Posted by man_hn33 View Post
    Tôi vóm là 1 vcon người có học. Đã từng là 1 kỹ sư mà hầu như xin vào đâu cũng đc trọng vọng. Vậy mà tôi lại dính và ma tuý. Tôi đã từng bỏ nhiều lần. Làn dài nhất là tren 2 năn. Sau đó tôi lấy vợ và có 1 gia đình yên âmms. Nhưng rồi, tự nhiên, ko ai rủ rê, ko ai lôi kéo vì từ trứơc tôi vẫn chơi 1 mình, không ai biét cả.tôi cũng ko hiểu tại sao tôi quayu lại con đường đó nữa. Chỉ biết rằng, đén bây giờ, nếu ko bỏ đc thì tất cảe chỉ còn con số 0 tròn chĩnh.tôi nói có thể hơi quá đáng 1 chút nhưng kể cả tôi cũng như những ai đang chơi, nếu ko tự mình quyết tâm, chỉ có chét gục ở đâu đó mà thôi.
    ban man_hn33 oi, hoàn cảnh của chồng mình cũng giống như bạn, chỉ khác một đièu là lần dài nhất mà chồng minh cai dược là tận 4 năm ( nhờ sự hỗ trợ cua thuoc chong tai Naltrexone trong 1nam dau) sau đó cưới mình và vợ chồng mình có một bé trai gần 10 tháng tuổi. Gần 3 tháng nay chồng mình lại tái nghiên ( theo mình biết thì cũng không do ai rủ rê cả nhưng hôm đó chồng mình uống rượu say ). Anh ấy cũng đang có công viêc ổn định, thu nhập cao và cơ hội thăng tiến. ngay lần đầu tiên sử dụng lại mình đã phát hiện ra và tìm mọi cách để khuyên nhủ và ngăn chăn nhưng không có kết quả, mình đã lên mạng tìm mọi thông tin để giúp chồng mình , mình đã mua thuốc cai nghiện được cho la " thần dược cai nghiên ma tuý"của anh Tieu Vinh NGoc o Cam Pha, Quang Ninh về nhà tự cai cho chồng nhưng vừa uống thuốc được vài tiếng là anh ấy lại đi sử dụng matuy. Mình cũng không hiểu anh ấy có thực sự quyết tâm cai không nữa, uống thuốc cai nghiện 2 lần đều chỉ được vài tiếng là bỏ đi ( nhưng cả 2 lần đều tự nguyên và còn đi vay tiền để đưa mình mua thuốc cai nghien nữa), đến lần thứ 3, 4 thì mình chẳng còn tin là chồng mình sẽ tự làm được ở nhà nữa nhưng chồng mình vẫn cố thuyết phục mình và còn tự đi mua thuốc cai nghiện. Và sau khi uống 4 lần thuốc cai nghiên trong 2 tuần thì cũng chẳng có kết quả gì. Minh buồn và giận chồng mình lắm, có vẻ như rất muốn thoát khỏi matuy nhưng chẳng cố gắng được đến ngày thứ 2. Mình cũng đã mua Naltrexone để cho chồng uống sau khi cắt cơn nhưng chẳng biết đến ngày nào mới sử dụng đến nó nữa.

    Thực sự mình buồn và cảm thấy tuyệt vọng lắm, mới gần 3 tháng mà chồng minh nghiện có vẻ nặng rồi, một ngày minh thấy chích đến 4 hay 5 lần gì đó và lúc nào cũng nói năng lung tung không kiểm soat được lời nói và hành động, cả ngày chỉ ăn một bát mì, mình động viên mãi nhưng nói là mệt không ăn được. Minh thấy lạ lắm, người nghiện nếu có đur thuốc thì sẽ khoẻ lên chứ còn chồng mình ngày nào cũng dùng hết mấy trăm nghìn mà trông gầy lăm, da xanh mét, không làm được bất cứ việc gi, không ăn được, giống như một người ôm rất năng. Hiện nay ở cơ quan đã nhiều người nghi ngờ vì biểu hiện của chồng mình trông lộ liễu lắm, chắc chỉ một vài tuần nữa chồng mình sẽ bị đuổi việc mất thôi.

    Ban hãy cố gắng lên vì vợ vì con và vì cả bản thân mình nữa, mình là một người vợ nên mình hiểu nỗi cơ cưc của một người vợ có chồng nghiẹn ma tuý. Đúng như bạn nói: nếu không tự mình từ bỏ được ma tuý thì chỉ có chết gục ở đâu đó mà thôi, nhưng mình xin bổ xung thêm là không chỉ bản thân bạn mà kéo theo cả gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.

    Mong bạn quyết tâm từ bỏ matuy nhe.

    Thân,
    Noi buon oi, chao mi

  7. #7
    Nghiện rồi cai rồi lại tái nghiện rồi lại cai ... thì cai làm gì. Ăn thua là bản lĩnh mỗi người. Người có học chưa chắc có thể cai được và người lao động bình thường vẫn có thể cai được đấy . Theo mình thì nếu đã cương quyết thì gia đình chỉ là một phần. Bằng chứng là vẫn có gia đình gia giáo lại có người nghiện đấy thôi. Quan trọng là ở bản lĩnh. Sao ta không lập một phần về rèn luyện bản lĩnh mỗi người ? :rolleyes: Mình nói thật lòng đó.

  8. #8
    Quote Originally Posted by Mai la ban tot View Post
    Nghiện rồi cai rồi lại tái nghiện rồi lại cai ... thì cai làm gì. Ăn thua là bản lĩnh mỗi người. Người có học chưa chắc có thể cai được và người lao động bình thường vẫn có thể cai được đấy . Theo mình thì nếu đã cương quyết thì gia đình chỉ là một phần. Bằng chứng là vẫn có gia đình gia giáo lại có người nghiện đấy thôi. Quan trọng là ở bản lĩnh. Sao ta không lập một phần về rèn luyện bản lĩnh mỗi người ? :rolleyes: Mình nói thật lòng đó.
    chỉ cần ghe ban noi minh biet ban chua phai trai qua no that buon do ban 2 cái từ <bản lỉnh> voi ma tuy % lai nhỏ bạn à

  9. #9
    Vậy phải làm thế nào đây nhỉ! Cuộc sống thì càng ngày càng nhiều cám dỗ. Hix! Bỏ rùi cũng cứ phập phồng nỗi lo tái nghiện. Nhưng không thể bỏ mặc tất cả được, hy vọng với những tình cảm của người thân thì sẽ không còn ai tái nghiện lại nữa!

  10. #10
    Quote Originally Posted by man_hn33 View Post
    Tôi vóm là 1 vcon người có học. Đã từng là 1 kỹ sư mà hầu như xin vào đâu cũng đc trọng vọng. Vậy mà tôi lại dính và ma tuý. Tôi đã từng bỏ nhiều lần. Làn dài nhất là tren 2 năn. Sau đó tôi lấy vợ và có 1 gia đình yên âmms. Nhưng rồi, tự nhiên, ko ai rủ rê, ko ai lôi kéo vì từ trứơc tôi vẫn chơi 1 mình, không ai biét cả.tôi cũng ko hiểu tại sao tôi quayu lại con đường đó nữa. Chỉ biết rằng, đén bây giờ, nếu ko bỏ đc thì tất cảe chỉ còn con số 0 tròn chĩnh.tôi nói có thể hơi quá đáng 1 chút nhưng kể cả tôi cũng như những ai đang chơi, nếu ko tự mình quyết tâm, chỉ có chét gục ở đâu đó mà thôi.
    Việc lạm dụng ma tuý huỷ hoại con người. Không những sức khoẻ cơ thể suy giảm, trí tuệ không còn minh mẫn nữa mà ý thức đánh giá tốt về bản thân cũng tiêu tan. Cho đến bây giờ tôi vẫn tin là như thế. Bất kỳ với loại ma tuý nào, việc lạm dụng nó cũng là một căn bệnh ung thư trong xã hội chúng ta

    Việc sử dụng ma tuý là một trong những sự lừa dối ghê gớm. Nó tạo ra một thứ khoái lạc giả tạo, thực tế là huỷ hoại con người, biến ta thành một thứ vỏ sò rỗng ruột.

    Từ chối sử dụng ma tuý - đây là công việc cần làm ngay của bạn. Điều đáng tiếc là khuyên người khác từ chối thì dễ nhưng làm được thì rất khó.

    Nghị lực để từ chối thật ra cao hơn việc đưa đẩy lưỡi và thở không khí ra ngoài. Dám nói "không" thể hiện một sức mạnh nội tâm dựa trên nền tảng biết đánh giá tốt về mình, có lòng tự trọng và tự tin ở mình. Đó cũng là sự thừa nhận những giá trị của bạn đó, bạn thân mến ạ.
    Hãy từ bỏ ma túy để tìm lại giá trị đích thực của mình.

Page 1 of 2 12 LastLast

Similar Threads

  1. GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHIỆN CAI NGHIỆN TẠI GIA
    By cind in forum Hoạt động offline có định hướng của NIEMTIN Group
    Replies: 28
    Last Post: 06-08-13, 04:17 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •