Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Kiến thức cơ bản về giới tính cho bạn nữ

  1. #1
    Hệ sinh dục nữ

    Chỉ cần một cái gương nhỏ, bạn gái có thể thấy rõ cơ quan sinh dục của mình. Toàn bộ khu vực sinh dục bên ngoài gọi là âm hộ. Nhìn vào đây, trước tiên bạn sẽ thấy cặp môi lớn, phía trong là cặp môi nhỏ. Hai bộ phận này che chở cho toàn bộ hệ sinh dục.

    Ngay đầu trên môi nhỏ có một cái mỏm nhô lên, đó là âm vật (còn gọi là âm hạch). Nói chính xác thì mỏm nhỏ bạn nhìn thấy chỉ là đầu âm vật, còn toàn bộ âm vật nằm bên trong cơ thể, có hình dài. Bào thai nam nữ ở những tuần đầu có cơ quan sinh dục giống nhau, âm vật và dương vật chỉ là một, sau đó mới phát triển phân biệt thành nam nữ. Tương tự như dương vật ở nam giới, âm vật là vùng nhạy cảm nhất của cơ thể nữ giới. Song, khác với dương vật đa năng, âm vật chỉ có duy nhất chức năng mang lại khoái cảm sinh dục.

    Phía dưới âm vật và lỗ tiểu là cửa âm đạo. Cửa âm đạo dẫn vào đường sinh dục trong. Âm đạo là một khoang rỗng dài, xẹp lép, có độ co giãn rất lớn. Khi giao hợp, âm đạo giãn ra đón nhận dương vật. Khi sinh đẻ, nó giãn rộng để đưa em bé ra.

    Bên trong cơ thể bạn, ngoài âm đạo còn có hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng, tử cung, mỗi cơ quan một việc mà hoạt động phối hợp rất nhịp nhàng.

    Hai buồng trứng hình bầu dục dự trữ khoảng 400.000 trứng từ khi bạn ra đời. Mỗi trứng nằm trong một cái vỏ gọi là nang. Từ khi dậy thì trở đi, theo chu kỳ, trứng phát triển và rụng (thoát ra khỏi nang và rời khỏi buồng trứng). Buồng trứng cũng kiêm luôn nhiệm vụ tiết ra các hoóc môn sinh dục.

    Hai ống dẫn trứng, mỗi ống có một đầu loe ra như bàn tay nhiều ngón gọi là loa vòi (có chức năng đón nhận trứng khi trứng rụng). Hai ống này dẫn trứng vào tử cung (còn gọi là dạ con). Đây là một khoang rỗng, là nơi ở của em bé khi chưa chào đời. Tử cung thông với âm đạo qua lỗ tử cung, một cái lỗ rất bé, đường kính chỉ khoảng 1- 2 mm, nhưng khi sinh nở có thể mở rất rộng để em bé trong tử cung ra được bên ngoài.

    Một số bạn có thể thắc mắc về bộ phận gọi là “màng trinh”. Đây là một màng da ở cửa âm đạo, ngay phía trong môi nhỏ. Nhiều người lầm tưởng rằng cô gái nào khi giao hợp lần đầu cũng chảy máu vì màng này bị rách. Thực tế không phải như vậy. Một số bạn gái sinh ra đã không có màng trinh. Còn ở những bạn có màng trinh, nó có nhiều hình dạng, độ dày mỏng, độ co giãn, số lỗ và độ rộng các lỗ khác nhau.

    Một số kiểu màng trinh rất khó rách khi giao hợp, nhất là nếu nó có độ co giãn cao. Còn những kiểu dễ rách thì cũng không chắc phải chờ đến khi giao hợp, mà có thể rách từ khi còn bé, trong lúc bạn chạy nhảy, đi xe đạp, ngã... Do vậy, không phải bao giờ bạn gái cũng chảy máu khi giao hợp lần đầu.
    Hiện tượng chảy máu khi giao hợp lần đầu cũng đa dạng, có thể là một hai giọt máu, hoặc chảy máu ròng ròng, hoặc chỉ thấy dịch sinh dục pha màu hồng...
    (Hy vọng không ai còn sai lầm coi không chảy máu trong giao hợp lần đầu là không còn trinh nữa).

    * Dịch tiết âm đạo

    Chất dịch này xuất hiện ở cửa âm đạo nên thường gọi là “dịch tiết âm đạo”, nhưng vì xuất xứ từ cổ tử cung nên nó còn có tên gọi là “dịch tiết cổ tử cung”. Dịch thường có màu trắng trong, trắng đục hoặc hơi ngả vàng, có thể nhiều hay ít tùy từng cơ thể.

    Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, dịch tiết âm đạo còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng. Do đó nó thay đổi theo thời gian trong chu kỳ.

    Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình và không có dịch tiết. Bạn cũng có thể thấy một trong 2 dạng chất dịch: đặc dính hoặc loãng ướt. Nó trong như lòng trắng trứng, có thể hơi hồng. Cầm giữa hai ngón tay, bạn có thể kéo dài ra được. Trứng rụng trong khoảng thời gian này. Khi thấy dịch tiết nhiều trong khoảng thời gian này, nhiều bạn có thể nghĩ mình bị bệnh, như vậy là nhầm đấy.

    Sau khi rụng trứng, dịch tiết dần mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn nó biến mất hẳn. Một số bạn có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau. Một số bạn khi sắp hành kinh lại có dịch loãng nên cảm thấy ướt át ở cửa mình.

    Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo. Còn nếu bạn bị viêm nhiễm ở đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo ngứa ngáy cơ quan sinh dục. Lúc đó bạn cần đi khám.

    Một điều nữa, bạn đừng nhầm chất trơn sinh dục với dịch tiết thông thường. Chất trơn sinh dục là chất nhờn tiết ra khi có kích thích sinh dục (có thể là kích thích về tâm lý, có thể do cơ quan sinh học được kích thích), có chức năng làm trơn đường sinh dục, tạo điều kiện cho giao hợp (nếu có).

    * Cấu tạo vú nữ giới

    Cặp vú trưởng thành của nữ giới có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ, nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và bởi các dây chằng liên kết nó với xương ở cổ, xương cánh tay và xương sườn. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích.

    Bên trong vú là hệ thống sinh sữa gồm các khoang sinh sữa trông như chùm nho và các ống dẫn hình cây nối vào ống dẫn chính đưa ra đầu vú. Khi bạn gái dậy thì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Khi mang thai, hệ thống này phát triển hoàn thiện để sau khi sinh nở, sữa từ các khoang sinh sữa đổ vào các ống dẫn để em bé bú.
    [SIZE=7]CHÚC MỘT ĐÊM NHIỀU ÁC MỘNG

  2. #2
    * Hành kinh và chu kỳ kinh nguyệt

    Khi được hỏi: “Tại sao hằng tháng bạn gái thấy kinh?”, nhiều bạn trả lời đúng, nhưng không ít bạn trả lời “hú hoạ”: “Đấy là chất độc của cơ thể đi ra ngoài” hay “Đấy là trứng vỡ rơi ra”. Vậy thực ra hành kinh là gì?

    Giải đáp một số thắc mắc về kinh nguyệt:
    - Tại sao máu kinh có màu đỏ tươi, có khi đỏ sẫm, có lúc như màu nâu, và còn có những cục?
    - Máu kinh màu có thể không giống máu tươi, vì nó không chỉ là máu mà còn có các chất tiết và mô niêm mạc tử cung. Hơn nữa, niêm mạc đã bong ra thì không còn được máu trong mạch nuôi dưỡng, lại đi cả chặng đường từ tử cung qua âm đạo ra ngoài nên có thể đổi màu. Các cục trong máu kinh chỉ là những mảnh nhỏ niêm mạc tử cung.

    - Tại sao khi hành kinh có người đau bụng, đau lưng, đau ngực, đau đầu? Làm thế nào để khỏi đau? Có phải ai bị đau bụng khi hành kinh thì khó có con không?
    - Đây là hiện tượng do prostaglandin, chất gây co rút tử cung gây ra. Rất nhiều người may mắn không đau, nhưng cũng có nhiều bạn gái phải khó chịu vì những cơn đau có thể là ngâm ngẩm nhẹ nhàng, có thể rất dữ dội. Không thể nói đau bụng khi hành kinh thì khó có con. Đau bụng dù nhiều vẫn có thể là hiện tượng hoàn toàn lành mạnh. Còn vô sinh là do một yếu tố bệnh lý nào đó gây ra. Nhiều người đau bụng hành kinh nhưng vẫn đẻ dễ dàng. Cũng có người chẳng đau bao giờ lại phải vất vả mới được mẹ tròn con vuông. Đẻ dễ hay khó không là quy luật với bất cứ ai, có thể bạn đẻ con trước dễ, con sau khó, hoặc ngược lại.

    - Tại sao khi hành kinh tôi hay buồn nôn và lên nhiều trứng cá?
    - Đó là do tác động của các hoóc môn trong cơ thể. Tuy khó chịu nhưng bạn vẫn khoẻ chứ không hề ốm bệnh. Các hiện tượng này sẽ giảm khi bạn ra kinh nhiều hơn, và hành kinh xong thì hết.

    - Có phải bạn gái hành kinh thì tính khí thất thường không?
    - Rất nhiều bạn gái không có gì khác ngày thường trong ngày hành kinh. Nhưng cũng có một số bạn mệt mỏi hoặc khó tính đôi chút trong những ngày này, có bạn tự nhiên thấy bồn chồn, lo lắng... Người thân, bạn bè cần thông cảm.

    - Có người nói hành kinh phải kiêng tắm gội, có đúng không?
    - Ngày xưa nông thôn ta ít có nhà tắm kín, nước tắm thì múc ở nước giếng, ao, sông nên lạnh và không hợp vệ sinh. Khi hành kinh, người phụ nữ thấy cơ thể khó chịu nên gặp lạnh dễ bị cảm. Do vậy mà các cụ mới sợ tắm gội khi hành kinh và nghĩ ra đủ những viễn cảnh đáng sợ như: đau bụng, mắt nhạt màu đi, tay nổi gân, về già hay bị rét, tóc cứng lại, rụng tóc... Những điều này đều không có cơ sở khoa học. Khi hành kinh bạn nên tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu mệt, bạn hãy tắm nước ấm ở nơi kín gió. Còn nếu không khó chịu khi hành kinh thì bạn hãy cứ sinh hoạt bình thường, không cần thay đổi gì cả.

    - Khi hành kinh nên ăn uống thế nào?
    - Nên ăn uống bình thường cho đủ chất, nhất là nên ăn nhiều rau xanh, thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan để bù lại chất sắt làm sinh máu. Theo khoa học, hành kinh không đòi hỏi phụ nữ phải kiêng khem. Riêng đối với một số thứ mà cơ thể bạn có thể không ưa trong những ngày này là nước trà, cà phê, nước uống có gas. Nếu chúng làm bạn khó chịu, bạn hãy tạm “nghỉ” vài ngày.

    - Hoạt động nặng có hại gì không?
    - Hãy nghe theo tín hiệu của cơ thể bạn. Nếu thấy mệt mỏi, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng nếu vẫn khoẻ mạnh bình thường, dĩ nhiên bạn không cần thay đổi nhịp sinh hoạt thường ngày. Có nhiều bạn còn nghiệm thấy, hoạt động thể thao giúp thoải mái hơn khi hành kinh.

    - Khi hành kinh có được sinh hoạt tình dục không?
    - Khi hành kinh có thể sinh hoạt tình dục như bình thường. Tất nhiên, việc tránh thai, tránh bệnh cũng cần thực hiện như bình thường.
    [SIZE=7]CHÚC MỘT ĐÊM NHIỀU ÁC MỘNG

  3. #3

    Join Date
    Aug 2003
    Location
    Tp.HCM
    Posts
    404
    ĐIỀU KO THỂ THIẾU TRONG CUỘC SỐNG : VỆ SINH PHỤ NỮ

    Phụ nữ thường yêu sự sạch sẽ, chính vì thế, nhiều người đã sử dụng vô số sản phẩm mà ko biết được tác hại của chúng đối với màng dịch cơ thể vốn rất mỏng manh.Do đó, có ko ít những trường hợp nấm và nhiễm trùng phát sinh ở những phụ nữ kỹ lưỡng, vệ sinh nhất. Âm đạo tự nó đã có một hệ thống tự rửa ráy, đương nhiên , bảo vệ nó chống lại sự lây nhiễm. Và mặt khác, chỉ cần những phương tiện thâậ đơn giản thôi cũng đủ phòng tránh bệnh. Một số những giải đáp sau đây sẽ giúp các bạn giải toả phần nào những thắc mắc thầm kín của mình:


    1) Phải chăng thường cũng có tác dụng như xà phòng trung tính?

    - Sai. Xà phòng thường chứa nhiều axit hay kiềm. Nếu nó có mùi thơm và nhiều sản phẩm màu, nó có thể gây kích ứng âm hộ và âm đạo. Xá phòng trung tính ko mắc những bất lợi trên.

    2) Lau rửa thường xuyên sẽ gây kích ứng?

    - Đúng. Rửa bộ phận sinh dục quá 2 lần 1 ngaỳ sẽ làm mất sự quân bình sinh sản vi khuẩn của âm hộ và âm đạo. Âm đạo ko có tính vô trùng. Nó chứa nhiều mầm khẩun, nhất là khuẩn Doderlein giúp bảo vệ tự nhiên chống lại lây nhiễm bằng một lượng acid nhất định.

    3) Việc xịt rửa âm đạo đều cần thiất cho mọi phụ nữ?

    - Sai. Nó có thể gây tái nhiễm. Hệ thống tự vệ âm đạo có thể bị tiêu huỷ bởi những tia nước xịt không đúng lúc, chỉ cần thiết trong trường hợp bị nhiễm trùng.

    4) Có thể dùng sản phẩm đặc trị để rửa bộ phận sinh dục mỗi ngày hay ko?

    - Ko. Các sản phẩm đặc trị thường có tính trị liệu, chỉ nên deùng lúc mắc bệnh. Nếu ko, sự quân bình sinh sản bình thường vi khuẩn của âm hộ hoặc âm đạo sẽ biến thoái.

    5) Ban đêm có thể vẫn mang BVS trong kỳ kinh?

    - Đúng. Một BVS có` thể dùng trong 8 giờ mà ko gây kích ứng hay nhiễm trùng. Nếu kinh huyết ra nhiều nên tìm mua loại băng siêu thấm hoàn toàn, như Whisper chẳng hạn.

    6) Có nên dùng loại băng dán?

    - Ko bắt buộc. Vài bác sĩ phụ khoa khuyên nên vệ sinh tay cẩn thận. Loại băng ko dán đựoc đặt đúng vị trí bằng ngón tay vẫn có thể được ưa chuộng với điều kiện phải rửa tay thật sạch.

    7) Có thể dùng BVS khi bị ra huyết trắng ko bình thường?

    - Ko. Việc này có thể gây nguy hiểm. Huyết trắng ko bình thường biểu hiện tình trnạg nhiễm trùng. Do đó, băng lại sẽ tạo điều kiện cho mầm khuẩn dễ phát triển lây lan đến tử cung, vòi trứng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn tới trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.

    8) Trong trường hợp huyết kinh ra nhiều, nên thay BVS thường xuyên hơn là để ứ huyết?

    - Đúng. Như thế sẽ vệ sinh hơn.Băng đóng máu nhiều sẽ gây mất thẩm mỹ và còn có thể "in dấu" lên quần áo.

    9) Nên lau rửa bằng tay?

    - Đúng. Găng tắm có thể nhanh chóng trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bám vào. Dùng tay ít có nguy cơ nhiễm trùng hơn.

    10) Ko bao giờ dùng thuốc khử mùi để tránh mùi hôi bộ phận sinh dục?

    - Đúng. Thuốc khử mùi hôi, Eau de Toilette hay nước hoa đều bị khuyên ko nên dùng trogn trường hợp này vì có thể gây dị ứng, ngứa ngáy bộ phận âm hộ. Mùi hôi ở đây do vi khuẩn sinh ra, có thể khử đơn giản bằng nước và xà phòng trung tính.

    11) Nên rửa bộ phận sinh dục sau khi giao hợp?

    - Sai. Không có tính bắt buộc và tuỳ theo ý thích của mỗi người. Trái lại, tiểu sau mỗi lần giao hợp là một điều nên làm để phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu.

    12) Có cần phải xịt rửa bộ phận âm đạo sau khi giao hợp ko?

    - Ko. Âm đạo có hệ thống tự tẩy rửa, nước kịt rửa chẳng mang lại lợi ích nào rõ rệt trong trường hợp này.

    13) Có cách nào phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu ko?

    - Có, Uống nước nhiều (1,5-2 lít nước mỗi ngày) xả trống bàng quang trước và sau khi giao hợp, lau rửa tỉ mỉ sau mỗi lần đại tiện, tránh mặc quần quá chật.

    14) Những người mắc chứng tiểu tiện ko kiềm chế được có cần phải dùng loại xà phòng đặc trị?
    - Ko. Việc tắm rửa "kín" ở những người mang quần áo lót đặc biệt phải được thực hiện sau mỗi lần thay, với nước và xà phòng trung tính. Để tránh kích úưng nên rửa sạch và lau khô. Đừng quên rửa tay thật sạch trước và sau khi làm vệ sinh.

    15) Phụ nữ mang thai ko nên thường xuyên xịt rửa BPSD?

    - Sai. Chỉ cấm đối với nước quá nóng. Nước xịt ấm ko những gây cảm giác dễ chịu mà còn làm săn da, giãn cơ bắp và kích thích tuần hoàn huyết khi được tia nước xịt vào chân từ dưới lên.

    16) Thai phụ cần dùng loại xà phòng PH acid?

    -Sai. Thông thường chỉ cần dùng loại xà phòng PH trung tính. Xà phòng acid dùng lâu ngày có thể sinh nấm. Suốt thai kỳ , các nhiễm trùng nấm rất dễ phát sinh, cần loại xà phòng có chất kiềm, dưới dạng lỏng.

    17) Sau thủ thuật cắt âm hộ khi sanh, thai phụ cần được người chuyên môn trong nghề chăm sóc?

    - Sai. Chỉ cần những ngày đầu hậu sản. Sau đó người mẹ có thể làm vệ sinh theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một cách tổng quát nên lau rửa vết sẹo bằng sản phẩm tẩy trùng nhẹ và nhất là hong khô bằng máy sấy tóc.

    18) Âm mao có thể được tẩy bỏ bằng sáp?

    - Đúng. Sự tẩy lông bằng điện đem đến kết quả đẹp mắt hơn. Tẩy lông bằng kẹo hay nhíp cũng có thể được áp dụng trên những vùng lông ít với điều kiện phải tẩy trùng nơi đó bằng thuốc sát trùng. Sau đó, có thể phát sinh vài nốt mụn đỏ. Tránh dùng dao cạo và kem tẩy lông.

    19) Vệ sinh " kín" sau khi tắm hồ giúp phòng được bệnh nấm?

    - Đúng. Nên tắm rửa lại thật sạch bằng nước trong, nhất là xịt rửa vùng âm hộ. Giặt giũ kỹ áo tắm cũgn là việc cần thiết để tránh nấm. Vệ sinh tại chổ bằng xà phòng có chất kiềm.

    20) Loại gel xịt gây kích ứng âm hộ?

    - Đúng. Cũng cần dè dặt hơn đối vối loại xà phòng gôm tẩy. Những vùng kín chỉ phù hợp với xà phòng trung tính. Tốt hơn hãy để dành những loại xà phòng kia cho những phần cơ thể ít nhạy cảm.

    21) Tắm nước nóng ko có lợi cho đôi vú?

    - Đúng. Một cách tổng quát, nước nóng ko được dùng cho da, vì nó làm giãn da, giảm tính săn dẻo mà còn làm rạn da ở thai phụ. Hậu quả là ngưc sẽ mau xệ. Trái lại, tia nước ấm giúp ngực săn chắc.

    22) Sau khi đại tiện nên lau rửa từ trước ra sau?

    - Đúng. Nếu ko, các mầm khuẩn và chất bã được thải qua hậu môn sẽ lây sang lỗ tiểu.

    23) Nên mặc quần lót bằng cotton?

    - Đúng. Vải cotton có sức chịu đựng bền bỉ hơn sợi tổng hợp vốn là nguyên nhân gây dị ứng, ngứa ngáy và nấm.

    Chuyên đề Phụ nữ Ấp Bắc.

  4. #4
    Tìm hiểu về màng trinh !

    Về phương diện cơ thể học, từ "màng trinh" dùng để chỉ miếng da mỏng chắn ở cửa âm đạo. Màng trinh có các đặc tính khác nhau tùy từng người, như:

    - Về độ dày, mỏng: Có người màng trinh quá mỏng, đã bị rách vô tình từ thời thơ ấu. Có người màng trinh quá dày, không thể giao hợp được (phải giao hợp trong tư thế đặc biệt hay phải nhờ bác sĩ can thiệp để rạch màng trinh).

    - Lỗ màng trinh (để hàng tháng máu kinh nguyệt thoát ra) cũng có nhiều dạng:

    Dạng một lỗ: có thể có lỗ hình bán nguyệt, hình trăng lưỡi liềm hay hình tròn.

    Dạng nhiều lỗ: hình tròn

    Cũng có trường hợp màng trinh không có lỗ, khi hành kinh máu không có chỗ thoát ra; vì vậy, từ khi bắt đầu tuổi dậy thì, hàng tháng tới kỳ kinh thiếu nữ bị đau bụng dữ dội. Do máu ứ đọng trong âm đạo nên khi khám ở tư thế phụ khoa sẽ thấy màng trinh căng phồng lên, màu trắng ngà giống như trứng vịt luộc đã lột vỏ. Điều trị bằng phẫu thuật để lấy hết máu ứ đọng ở âm đạo ra, sau đó tạo hình cho lỗ màng trinh cho kinh nguyệt có chỗ thoát ra thì hàng tháng thiếu nữ sẽ hết đau bụng. Cũng có trường hợp đặc biệt, người con gái sinh ra đã không có màng trinh bẩm sinh. Vì vậy không có màng trinh không có nghĩa là không còn trinh nguyên.

    Trinh nguyên là khái niệm về xã hội hay luân lý, vì thế không thể hoàn toàn đem y học phán xét sự trinh nguyên được. Y học chỉ có thể nhận biết thiếu nữ còn màng trinh hay không mà thôi, bằng cách khám ở tư thế phụ khoa. Tuy nhiên, còn màng trinh lại không có nghĩa là người con gái còn trinh nguyên, chưa hề quan hệ tình dục với đàn ông. Vì có thể quan hệ qua một vài cơ quan, bộ phận khác... hay là đã giao hợp rồi nhưng lại nhờ bác sĩ chuyên khoa vá màng trinh.

    Về câu các bạn hỏi: Thế nào là người con gái còn trinh nguyên thì quá rộng.
    Như đã nói: trinh nguyên là một khái niệm xã hội học, do đó thay đổi theo quan điểm của từng người, từng thời đại. Thiển cận và hẹp hòi như anh chàng Thân đối với cô Loan trong tác phẩm Đoạn Tuyệt, là tìm vết máu trong đêm tân hôn. Nếu gặp một cô gái không còn trinh, cố tình "đối phó" bằng cách dự tính sao cho ngày cưới (hay lễ hợp cẩn) xảy ra sau khi vừa dứt kinh thì vẫn còn một ít máu sau giao hợp. Còn cho rằng "đau và có máu" xảy ra ở trinh nữ thì nếu gặp ông chồng quá mạnh bạo hoặc người phụ nữ đang viêm âm đạo thì khi giao hợp vừa đau lại vừa có máu. Vì vậy, có vết máu và đau không nhất thiết chỉ xảy ra ở người con gái lần đầu tiên giao hợp.
    [SIZE=7]CHÚC MỘT ĐÊM NHIỀU ÁC MỘNG

  5. #5
    Trong thời kỳ dậy thì, cơ quan sinh dục bạn gái phát triển mạnh. Tất cả các bộ phận như: môi lớn, môi nhỏ âm vật, âm đạo của bạn đều lớn lên, lông mu mọc xung quanh âm hộ và màu sắc âm hộ sẫm hơn trước. Bên trong cơ thể, âm đạo, tử cung cũng lớn lên. Hai buồng chứng bắt đầu thực hiện chức năng tiết hóc môn sinh dục và phóng noãn (rụng trứng). Niêm mạc tử cung bắt đầu tăng trưởng và tự thải theo chu kỳ (hành kinh

    Môi lớn, môi nhỏ
    Chỉ cần một cái gương nhỏ bạn có thể nhìn thấy rõ cơ quan sinh dục của mình.Toàn bộ khu vực sinh dục bên ngoài gọi là âm hộ.. Nhìn vào đây bạn thấy cặp môi lớn, bên trong là cặp môi nhỏ. Môi lớn và môi nhỏ che chở cho hệ sinh dục

    Âm vật (âm hạch)
    Ngay nơi đầu trên của môi nhỏ có một mỏm nhô lên, đó là âm vật. Chính xác đây chỉ là đầu của âm vật, còn toàn bộ âm vật nằm bên trong cơ thể, có hình dài. Âm vật rất nhạy cảm, là nơi tập trung số đầu dây thần kinh lớn nhất cơ thể.

    Âm đạo
    Âm đạo nằm ngay dưới âm vật và lỗ niệu đạo. Âm đạo là một khoang rỗng dài, xẹp lép, có độ co giãn rất lớn. Khi người phụ nữ giao hợp, âm đạo giãn ra đón nhận dương vật. Khi sinh đẻ, nó giãn rộng để đưa em bé đi ra.

    Buồng trứng
    Buồng trứng hình bầu dục nhỏ bé. Chúng chứa khoảng bốn trăm nghìn trứng (tế bào sinh dục nữ) từ khi bé gái sinh ra. Tuổi dậy thì cũng là khi trứng bắt đầu hoạt động. Theo chu kỳ, trứng phát triển và rụng. Buồng trứng cũng kiêm nhiệm vụ quan trọnglà sản xuất ra các chất nội tiết sinh dục, điều khiển mọi quá trình sinh lý tính dục của cơ thể.

    Vòi trứng
    Vòi trứng hay còn gọi là ống dẫn trứng có đầu loe ra như bàn tay nhiều ngón gọi là loa vòi. Loa vòi đón nhận trứng khi trứng rụng.

    Tử cung
    ống dẫn trứng dẫn vào tử cung (còn gọi là dạ con). Tử cung chính là nơi ở của em bé khi chưa chào đời. Tử cung thông với âm đạo qua lỗ tử cung, là một lỗ bé, đường kính chỉ khoảng 1- 2 mm, nhưng khi người phụ nữ sinh nở, nó mở ra rất rộng cho em bé trong tử cung đi ra ngoài.
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  6. #6
    Vú phát triển:
    Dấu hiệu đầu tiên là quầng vú (vùng sẫm quanh núm vú) dày lên, sẫm lại. Sau đó bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dấn và tròn trịa dần. Trong thời gian này, bạn có cảm giác ngứa và đau tức một chút. Mỗi cơ thể phát triển ở một thời điểm riêng, nên cùng trang lứa sẽ có bạn ngực “đã lớn” và cũng có bạn “chưa thấy gì”. Hình dạng cấu tạo của vú cũng khác nhau ở mỗi người, có bạn núm vú chĩa thẳng về phía trước, có bạn núm vú hướng sang hai bên, bạn vú tròn, bạn vú ngang, bạn có vài sợi lông trên vú, bạn không...

    Tuyến vú của một người phụ nữ trưởng thành


    Bắt đầu hành kinh:

    Bạn gái có thể bắt đầu hành kinh từ năm 10 tuổi và cũng có bạn đến năm 17, 18 tuổi mới diễn ra quá trình này. Hành kinh bắt đầu là dấu hiệu bạn bắt đầu rụng trứng, có khả năng thụ thai và sinh con. Khi mới bắt đầu có kinh, kinh nguyệt bạn gái có thể thất thường, sau vài năm mới ổn định. Số ngày hành kinh có thể nhiều, có thể ít, thường trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Lượng máu kinh cũng vậy, người nhiều, người ít.


    Dịch tiết âm đạo:
    Bước vào tuổi dậy thì, bạn gái thấy cửa mình nhiều khi ướt át, quần lót có dịch dính. Đây là hiện tượng bình thường, gọi là dịch tiết âm đạo hay dịch tiết cổ tử cung. Nó thường có màu trắng trong, trắng đục hoặc hơi ngả vàng. Bạn gái có người có nhiều, người có ít, tuỳ thuộc vào cơ thể của mỗi bạn. Chất dịch này có chức năng giữ ẩm cho âm đạo và làm sạch âm đạo. Ngoài ra, ở cổ tử cung nó còn có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng đi vào tử cung khi có trứng rụng và ngăn cản tinh trùng khi không có trứng. Đó là hiện tượng bình thường, còn nếu có viêm nhiễm ở đường sinh dục, bạn sẽ thấy chất dịch có biểu hiện bất thường như có: màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh, khó chịu, tiết ra nhiều hơn bình thường, có thể kèm theo ngứa. Nếu thấy có dấu hiệu này bạn cần phải đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.

    Lông:
    Cơ thể bạn gái bắt đầu xuất hiện nhiều lông, cơ bản là lông mu xung quanh khu vực sinh dục dưới. Lúc đầu chỉ lơ thơ mấy sợi, sau nhiều hơn, quăn hơn. Ngoài lông mu, bạn gái còn thấy mọc thêm lông chân và lông nách, và số lượng ít hay nhiều cũng tuỳ thuộc vào mỗi người
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  7. #7


    Tổng quan về những thể viêm âm đạo thường gặp

    Ra khí hư, ngứa, đau khi quan hệ tình dục là những phàn nàn thường gặp ở nhiều phụ nữ. Chỉ có sự hiểu biết là cách tốt nhất để tự bảo vệ hay phòng bệnh. Có 6 thể viêm âm đạo thường gặp nhất, đó là: viêm âm đạo do nấm Candida; do loạn khuẩn; do ký sinh trùng doi; do vi khuẩn Chlamydia; do virus và không do nhiễm khuẩn. Mặc dù mỗi nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể có những triệu chứng khác nhau nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận biết mình mắc thể bệnh nào. Trên thực tế, ngay cả những thầy thuốc kinh nghiệm đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc chẩn đoán do có hơn một thể bệnh cùng kết hợp. Hơn nữa nhiều khi viêm âm đạo lại không thể hiện triệu chứng gì.

    Viêm âm đạo do nấm: Ðây là thể thường gặp, do một trong số nhiều chủng nấm có tên là Candida gây ra. Nấm Candida là loại nấm vốn có với số lượng ít trong âm đạo cũng như trong miệng và ống tiêu hóa của cả nam và nữ. Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, có màu trắng, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ và rất ngứa. Nhưng tại sao nấm vốn có trong âm đạo, nay lại phát triển nhiều để gây ra viêm âm đạo?

    Ðó là do có sự mất cân bằng trong cơ thể người phụ nữ, ví dụ phải dùng kháng sinh để chữa trị viêm nhiễm đường tiết niệu, và kháng sinh đã diệt luôn cả những vi khuẩn "bạn" trước nay vẫn chung sống "hòa bình" với nấm ở âm đạo. Do những vi khuẩn này bị tiêu diệt nên nấm có điều kiện phát triển và gây viêm. Những yếu tố khác cũng có thể gây ra sự mất cân bằng là tình trạng thai nghén (do thay đổi về nồng độ hormone)-bệnh tiểu đường (gây có đường trong nước tiểu và âm đạo); dùng thuốc tránh thai có hàm lượng cao estrogene; dùng thuốc ức chế miễn dịch; rối loạn nội tiết hay bệnh của tuyến giáp; điều trị bằng corticoid.

    Viêm âm đạo do loạn khuẩn: Do sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn chứ không phải là nấm khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nhưng nguyên nhân đích thực của sự phát triển quá mức các loại vi khuẩn vẫn chưa rõ. Có lẽ đây là thể viêm âm đạo hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Thường ra khí hư có màu trắng như sữa và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn, càng rõ hơn sau quan hệ tình dục. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là nhiều phụ nữ bị bệnh nhưng lại không thể hiện triệu chứng gì, chỉ được chẩn đoán khi đi khám phụ khoa theo định kỳ. Ðiều trị phức tạp hơn vì có nhiều loại vi khuẩn phối hợp.

    Viêm âm đạo do ký sinh trùng roi, do Chlamydia và do virus: Nếu do ký sinh trùng roi thì khí hư màu vàng xanh, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo, âm hộ, tiểu buốt. Có thể có cảm giác khó chịu ở bụng dưới và đau ở âm đạo khi giao hợp, những triệu chứng này có thể tăng lên sau giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên cũng có nhiều phụ nữ không thấy có triệu chứng gì. Những thể viêm âm đạo này có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Ðể điều trị có hiệu quả, cần đồng thời chữa cho cả bạn tình.

    Nhiều phụ nữ bị viêm âm đạo do Chlamydia nhưng hầu hết không thể hiện triệu chứng gì, vì thế việc chẩn đoán rất khó khăn. Thể viêm âm đạo này đôi khi không gây ra khí hư, chỉ thấy ra máu chút ít nhất là sau quan hệ tình dục, đau bụng dưới và vùng tiểu khung. Hay gặp ở phụ nữ trẻ 18-35 tuổi có nhiều bạn tình, những người thuộc diện này cần được xét nghiệm tìm Chlamydia khi được khám phụ khoa. Dùng bao cao su là cách tốt nhất để giảm nguy cơ không chỉ với Chlamydia mà cả những bệnh lây truyền theo đường tình dục khác, nhất là HIV (gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch).

    Có nhiều virus gây viêm âm đạo: Virus herpes I và II gây mụn rộp sinh dục với những tổn thương nhìn thấy ở âm hộ, âm đạo. Khi nhiễm loại virus này thường kèm theo stress hoặc những biến động về xúc cảm. Một loại virus khác là HPV-virus gây u nhú ở người, cũng lây truyền do quan hệ tình dục, làm mọc ở âm hộ, âm đạo, vùng cổ tử cung (có khi cả trực tràng và bẹn) một hoặc nhiều u nhú không cuống, không đau. Tuy nhiên có khi không có u nhú và chỉ phát hiện ra khi thấy phiến đồ tế bào âm đạo (Pap smear) bất thường.

    Viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân thường gặp là do dị ứng với thuốc xịt âm đạo; do bơm rửa hoặc do thuốc diệt tinh trùng; vùng da quanh âm đạo nhạy cảm với xà bông, chất tẩy trắng và chất làm mềm vải. Phụ nữ tuổi mãn kinh hoặc bị cắt 2 buồng trứng có sự suy giảm hormone bị khô hoặc "teo" âm đạo cũng có những triệu chứng của thể viêm âm đạo không do nhiễm khuẩn như: đau (nhất là khi quan hệ tình dục), ngứa và nóng rát.

    Mấy nguyên tắc về điều trị viêm âm đạo:

    Với thầy thuốc

    - Chủ yếu là xác định đúng căn nguyên (đôi khi không dễ dàng vì cùng một triệu chứng lại có ở nhiều thể viêm âm đạo).
    - Hợp tác với người bệnh để đánh giá đúng tính chất của khí hư (màu sắc, độ dính, mùi, lượng).
    Với người bệnh
    - Không bơm rửa âm đạo trước khi đi khám phụ khoa (để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm).
    - Cần khám lại khi mọi triệu chứng không hết hoàn toàn, tái phát sớm hoặc có bệnh tiểu đường, có thai.
    - Không ngừng thuốc khi thấy đỡ mà cần theo hết đợt điều trị đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc.
    - Ngừng sử dụng loại xà bông, thuốc xịt, băng vệ sinh gây ngứa dị ứng ở vùng âm hộ, âm đạo. Nếu do thay đổi về hormone, dùng thêm estrogene có thể có tác dụng tốt.

    Phòng bệnh: Tránh mặc đồ nóng, ẩm (đồ lót bằng ni-lông hay quần bò...). Vệ sinh toàn thân và vùng sinh dục là rất cần nhưng không bơm rửa vào âm đạo. Thực hành tình dục an toàn có thể tránh được nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục từ bạn tình (dùng bao cao su). Ðến tuổi tiền mãn kinh hay đã bị cắt buồng trứng, có thể dùng thêm hormone estrogene dạng viên hay kem để giữ âm đạo không bị khô





  8. #8
    Originally posted by Thao2t_lq@Feb 1 2004, 02:55 PM
    * Hành kinh và chu kỳ kinh nguyệt

    Khi được hỏi: “Tại sao hằng tháng bạn gái thấy kinh?”, nhiều bạn trả lời đúng, nhưng không ít bạn trả lời “hú hoạ”: “Đấy là chất độc của cơ thể đi ra ngoài” hay “Đấy là trứng vỡ rơi ra”. Vậy thực ra hành kinh là gì?

    Giải đáp một số thắc mắc về kinh nguyệt:
    - Tại sao máu kinh có màu đỏ tươi, có khi đỏ sẫm, có lúc như màu nâu, và còn có những cục?
    - Máu kinh màu có thể không giống máu tươi, vì nó không chỉ là máu mà còn có các chất tiết và mô niêm mạc tử cung. Hơn nữa, niêm mạc đã bong ra thì không còn được máu trong mạch nuôi dưỡng, lại đi cả chặng đường từ tử cung qua âm đạo ra ngoài nên có thể đổi màu. Các cục trong máu kinh chỉ là những mảnh nhỏ niêm mạc tử cung.

    - Tại sao khi hành kinh có người đau bụng, đau lưng, đau ngực, đau đầu? Làm thế nào để khỏi đau? Có phải ai bị đau bụng khi hành kinh thì khó có con không?
    - Đây là hiện tượng do prostaglandin, chất gây co rút tử cung gây ra. Rất nhiều người may mắn không đau, nhưng cũng có nhiều bạn gái phải khó chịu vì những cơn đau có thể là ngâm ngẩm nhẹ nhàng, có thể rất dữ dội. Không thể nói đau bụng khi hành kinh thì khó có con. Đau bụng dù nhiều vẫn có thể là hiện tượng hoàn toàn lành mạnh. Còn vô sinh là do một yếu tố bệnh lý nào đó gây ra. Nhiều người đau bụng hành kinh nhưng vẫn đẻ dễ dàng. Cũng có người chẳng đau bao giờ lại phải vất vả mới được mẹ tròn con vuông. Đẻ dễ hay khó không là quy luật với bất cứ ai, có thể bạn đẻ con trước dễ, con sau khó, hoặc ngược lại.

    - Tại sao khi hành kinh tôi hay buồn nôn và lên nhiều trứng cá?
    - Đó là do tác động của các hoóc môn trong cơ thể. Tuy khó chịu nhưng bạn vẫn khoẻ chứ không hề ốm bệnh. Các hiện tượng này sẽ giảm khi bạn ra kinh nhiều hơn, và hành kinh xong thì hết.

    - Có phải bạn gái hành kinh thì tính khí thất thường không?
    - Rất nhiều bạn gái không có gì khác ngày thường trong ngày hành kinh. Nhưng cũng có một số bạn mệt mỏi hoặc khó tính đôi chút trong những ngày này, có bạn tự nhiên thấy bồn chồn, lo lắng... Người thân, bạn bè cần thông cảm.

    - Có người nói hành kinh phải kiêng tắm gội, có đúng không?
    - Ngày xưa nông thôn ta ít có nhà tắm kín, nước tắm thì múc ở nước giếng, ao, sông nên lạnh và không hợp vệ sinh. Khi hành kinh, người phụ nữ thấy cơ thể khó chịu nên gặp lạnh dễ bị cảm. Do vậy mà các cụ mới sợ tắm gội khi hành kinh và nghĩ ra đủ những viễn cảnh đáng sợ như: đau bụng, mắt nhạt màu đi, tay nổi gân, về già hay bị rét, tóc cứng lại, rụng tóc... Những điều này đều không có cơ sở khoa học. Khi hành kinh bạn nên tắm gội để giữ vệ sinh. Nếu mệt, bạn hãy tắm nước ấm ở nơi kín gió. Còn nếu không khó chịu khi hành kinh thì bạn hãy cứ sinh hoạt bình thường, không cần thay đổi gì cả.

    - Khi hành kinh nên ăn uống thế nào?
    - Nên ăn uống bình thường cho đủ chất, nhất là nên ăn nhiều rau xanh, thịt có màu đỏ như thịt lợn, thịt bò, gan để bù lại chất sắt làm sinh máu. Theo khoa học, hành kinh không đòi hỏi phụ nữ phải kiêng khem. Riêng đối với một số thứ mà cơ thể bạn có thể không ưa trong những ngày này là nước trà, cà phê, nước uống có gas. Nếu chúng làm bạn khó chịu, bạn hãy tạm “nghỉ” vài ngày.

    - Hoạt động nặng có hại gì không?
    - Hãy nghe theo tín hiệu của cơ thể bạn. Nếu thấy mệt mỏi, bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng nếu vẫn khoẻ mạnh bình thường, dĩ nhiên bạn không cần thay đổi nhịp sinh hoạt thường ngày. Có nhiều bạn còn nghiệm thấy, hoạt động thể thao giúp thoải mái hơn khi hành kinh.

    - Khi hành kinh có được sinh hoạt tình dục không?
    - Khi hành kinh có thể sinh hoạt tình dục như bình thường. Tất nhiên, việc tránh thai, tránh bệnh cũng cần thực hiện như bình thường.
    [snapback]21165[/snapback]
    Có nhiều người nói ngày đầu tiên hành kinh nên ăn nhiều đồ chua để lượng máu ra nhiều và sạch còn những ngày sau thì ko nên ăn,vậy có đúng ko.Bạn có thể cho mình biết về cấu tạo bộ phận sinh dục của nam giới được không?

  9. #9
    Originally posted by chitcon289@Feb 29 2004, 05:46 PM
    ĐIỀU KO THỂ THIẾU TRONG CUỘC SỐNG : VỆ SINH PHỤ NỮ

    Phụ nữ thường yêu sự sạch sẽ, chính vì thế, nhiều người đã sử dụng vô số sản phẩm mà ko biết được tác hại của chúng đối với màng dịch cơ thể vốn rất mỏng manh.Do đó, có ko ít những trường hợp nấm và nhiễm trùng phát sinh ở những phụ nữ kỹ lưỡng, vệ sinh nhất. Âm đạo tự nó đã có một hệ thống tự rửa ráy, đương nhiên , bảo vệ nó chống lại sự lây nhiễm. Và mặt khác, chỉ cần những phương tiện thâậ đơn giản thôi cũng đủ phòng tránh bệnh. Một số những giải đáp sau đây sẽ giúp các bạn giải toả phần nào những thắc mắc thầm kín của mình:
    1) Phải chăng thường cũng có tác dụng như xà phòng trung tính?

    - Sai. Xà phòng thường chứa nhiều axit hay kiềm. Nếu nó có mùi thơm và nhiều sản phẩm màu, nó có thể gây kích ứng âm hộ và âm đạo. Xá phòng trung tính ko mắc những bất lợi trên.

    2) Lau rửa thường xuyên sẽ gây kích ứng?

    - Đúng. Rửa bộ phận sinh dục quá 2 lần 1 ngaỳ sẽ làm mất sự quân bình sinh sản vi khuẩn của âm hộ và âm đạo. Âm đạo ko có tính vô trùng. Nó chứa nhiều mầm khẩun, nhất là khuẩn Doderlein giúp bảo vệ tự nhiên chống lại lây nhiễm bằng một lượng acid nhất định.

    3) Việc xịt rửa âm đạo đều cần thiất cho mọi phụ nữ?

    - Sai. Nó có thể gây tái nhiễm. Hệ thống tự vệ âm đạo có thể bị tiêu huỷ bởi những tia nước xịt không đúng lúc, chỉ cần thiết trong trường hợp bị nhiễm trùng.

    4) Có thể dùng sản phẩm đặc trị để rửa bộ phận sinh dục mỗi ngày hay ko?

    - Ko. Các sản phẩm đặc trị thường có tính trị liệu, chỉ nên deùng lúc mắc bệnh. Nếu ko, sự quân bình sinh sản bình thường vi khuẩn của âm hộ hoặc âm đạo sẽ biến thoái.

    5) Ban đêm có thể vẫn mang BVS trong kỳ kinh?

    - Đúng. Một BVS có` thể dùng trong 8 giờ mà ko gây kích ứng hay nhiễm trùng. Nếu kinh huyết ra nhiều nên tìm mua loại băng siêu thấm hoàn toàn, như Whisper chẳng hạn.

    6) Có nên dùng loại băng dán?

    - Ko bắt buộc. Vài bác sĩ phụ khoa khuyên nên vệ sinh tay cẩn thận. Loại băng ko dán đựoc đặt đúng vị trí bằng ngón tay vẫn có thể được ưa chuộng với điều kiện phải rửa tay thật sạch.

    7) Có thể dùng BVS khi bị ra huyết trắng ko bình thường?

    - Ko. Việc này có thể gây nguy hiểm. Huyết trắng ko bình thường biểu hiện tình trnạg nhiễm trùng. Do đó, băng lại sẽ tạo điều kiện cho mầm khuẩn dễ phát triển lây lan đến tử cung, vòi trứng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn tới trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.

    8) Trong trường hợp huyết kinh ra nhiều, nên thay BVS thường xuyên hơn là để ứ huyết?

    - Đúng. Như thế sẽ vệ sinh hơn.Băng đóng máu nhiều sẽ gây mất thẩm mỹ và còn có thể "in dấu" lên quần áo.

    9) Nên lau rửa bằng tay?

    - Đúng. Găng tắm có thể nhanh chóng trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bám vào. Dùng tay ít có nguy cơ nhiễm trùng hơn.

    10) Ko bao giờ dùng thuốc khử mùi để tránh mùi hôi bộ phận sinh dục?

    - Đúng. Thuốc khử mùi hôi, Eau de Toilette hay nước hoa đều bị khuyên ko nên dùng trogn trường hợp này vì có thể gây dị ứng, ngứa ngáy bộ phận âm hộ. Mùi hôi ở đây do vi khuẩn sinh ra, có thể khử đơn giản bằng nước và xà phòng trung tính.

    11) Nên rửa bộ phận sinh dục sau khi giao hợp?

    - Sai. Không có tính bắt buộc và tuỳ theo ý thích của mỗi người. Trái lại, tiểu sau mỗi lần giao hợp là một điều nên làm để phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu.

    12) Có cần phải xịt rửa bộ phận âm đạo sau khi giao hợp ko?

    - Ko. Âm đạo có hệ thống tự tẩy rửa, nước kịt rửa chẳng mang lại lợi ích nào rõ rệt trong trường hợp này.

    13) Có cách nào phòng tránh nhiễm trùng đường tiểu ko?

    - Có, Uống nước nhiều (1,5-2 lít nước mỗi ngày) xả trống bàng quang trước và sau khi giao hợp, lau rửa tỉ mỉ sau mỗi lần đại tiện, tránh mặc quần quá chật.

    14) Những người mắc chứng tiểu tiện ko kiềm chế được có cần phải dùng loại xà phòng đặc trị?
    - Ko. Việc tắm rửa "kín" ở những người mang quần áo lót đặc biệt phải được thực hiện sau mỗi lần thay, với nước và xà phòng trung tính. Để tránh kích úưng nên rửa sạch và lau khô. Đừng quên rửa tay thật sạch trước và sau khi làm vệ sinh.

    15) Phụ nữ mang thai ko nên thường xuyên xịt rửa BPSD?

    - Sai. Chỉ cấm đối với nước quá nóng. Nước xịt ấm ko những gây cảm giác dễ chịu mà còn làm săn da, giãn cơ bắp và kích thích tuần hoàn huyết khi được tia nước xịt vào chân từ dưới lên.

    16) Thai phụ cần dùng loại xà phòng PH acid?

    -Sai. Thông thường chỉ cần dùng loại xà phòng PH trung tính. Xà phòng acid dùng lâu ngày có thể sinh nấm. Suốt thai kỳ , các nhiễm trùng nấm rất dễ phát sinh, cần loại xà phòng có chất kiềm, dưới dạng lỏng.

    17) Sau thủ thuật cắt âm hộ khi sanh, thai phụ cần được người chuyên môn trong nghề chăm sóc?

    - Sai. Chỉ cần những ngày đầu hậu sản. Sau đó người mẹ có thể làm vệ sinh theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một cách tổng quát nên lau rửa vết sẹo bằng sản phẩm tẩy trùng nhẹ và nhất là hong khô bằng máy sấy tóc.

    18) Âm mao có thể được tẩy bỏ bằng sáp?

    - Đúng. Sự tẩy lông bằng điện đem đến kết quả đẹp mắt hơn. Tẩy lông bằng kẹo hay nhíp cũng có thể được áp dụng trên những vùng lông ít với điều kiện phải tẩy trùng nơi đó bằng thuốc sát trùng. Sau đó, có thể phát sinh vài nốt mụn đỏ. Tránh dùng dao cạo và kem tẩy lông.

    19) Vệ sinh " kín" sau khi tắm hồ giúp phòng được bệnh nấm?

    - Đúng. Nên tắm rửa lại thật sạch bằng nước trong, nhất là xịt rửa vùng âm hộ. Giặt giũ kỹ áo tắm cũgn là việc cần thiết để tránh nấm. Vệ sinh tại chổ bằng xà phòng có chất kiềm.

    20) Loại gel xịt gây kích ứng âm hộ?

    - Đúng. Cũng cần dè dặt hơn đối vối loại xà phòng gôm tẩy. Những vùng kín chỉ phù hợp với xà phòng trung tính. Tốt hơn hãy để dành những loại xà phòng kia cho những phần cơ thể ít nhạy cảm.

    21) Tắm nước nóng ko có lợi cho đôi vú?

    - Đúng. Một cách tổng quát, nước nóng ko được dùng cho da, vì nó làm giãn da, giảm tính săn dẻo mà còn làm rạn da ở thai phụ. Hậu quả là ngưc sẽ mau xệ. Trái lại, tia nước ấm giúp ngực săn chắc.

    22) Sau khi đại tiện nên lau rửa từ trước ra sau?

    - Đúng. Nếu ko, các mầm khuẩn và chất bã được thải qua hậu môn sẽ lây sang lỗ tiểu.

    23) Nên mặc quần lót bằng cotton?

    - Đúng. Vải cotton có sức chịu đựng bền bỉ hơn sợi tổng hợp vốn là nguyên nhân gây dị ứng, ngứa ngáy và nấm.

    Chuyên đề Phụ nữ Ấp Bắc.
    [snapback]22829[/snapback]
    Việc lau rửa sau khi tiểu tiện là điều cần thiết,nhưng mình lại thấy có lời khuyên là không nên rửa quá 2 lần 1 ngày.Có thể giải thích cho mình rõ hơn không!

  10. #10
    Âm đạo ở phụ nữ là một cơ quan rất sạch vì môt trường ở đây rất acid nên có khả năng tự tiêu diệt các vi sinh vật .Cho nên việc rửa là cần thiết nhưng chỉ cần 1-2 lần là đử
    Sống trên đời cần có một tấm lòng

Page 1 of 2 12 LastLast

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •