Results 1 to 5 of 5

Thread: Ma túy tấn công học đường

  1. #1
    Từ buông lỏng đến buông thả.Tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống ma tuý trong học sinh, sinh viên vừa được ngành giáo dục và công an tổ chức tại Hà Nội, một thông tin khiến nhiều người lo ngại là ma tuý đã thâm nhập đến vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thậm chí ở những vùng này, có cả giáo viên nghiện hút và có người còn là tội phạm ma túy.


    Học viên thanh niên ở trường cai nghiện ma túy

    Không còn chỗ bình yên !

    Theo báo cáo của hai ngành công an và giáo dục-đào tạo, cả nước hiện nay đã phát hiện 979 học sinh (HS), sinh viên (SV) và giáo viên (GV) nghiện ma tuý, gồm 503 HS, 177 SV và 299 GV. Đáng lưu ý là trong khi tình hình HS, SV nghiện ma tuý giảm thì thời gian gần đây tình trạng GV nghiện ma tuý lại tăng lên: chỉ trong 2 năm 2002-2003 đã có tới 299 thầy cô nghiện ma tuý, trong đó 14 GV phạm tội ma tuý. Tỉnh Sơn La đã phát hiện hai GV phạm tội ma tuý đặc biệt nghiêm trọng là Nguyễn Duy Sơn, Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở Bó Mười, Thuận Châu; và Cao Diệp Thành, GV tiểu học xã Chiềng Khơi, Mai Sơn đã thường xuyên tổ chức sử dụng và bán lẻ ma tuý ngay tại cổng trường cho các em HS. Tại Lào Cai, một phó hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Mường Khương còn vận chuyển 4 000 ống tân dược gây nghiện từ Trung Quốc qua Lào Cai về Hà Tây, Hà Nội để tiêu thụ. Tại Lai Châu phát hiện một phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở Điện Biên Đông vừa nghiện vừa phạm tội ma túy...

    Một điều đáng báo động khác là số HS, SV, GV nghiện ma tuý ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn phát triển nhanh. Dẫn đầu là Sơn La: 197 người (gồm HS, SV, GV); Thanh Hoá: 102; Yên Bái: 67... Một số địa phương trước đây được coi là "bình yên" như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai...thì đến nay cũng đã phát hiện HS, SV nghiện ma tuý .


    “Cái gốc” của bệnh


    Thanh niên ra quân phòng chống ma túy

    Theo nhận định của cơ quan chuyên môn thì những địa bàn có đông HS, SV và GV nghiện ma túy là do thiếu quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự yếu kém của các tổ chức đoàn thể, phong trào quần chúng, nhất là mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cũng theo thống kê của ngành giáo dục thì 52% HS, SV nghiện là do gia đình thiếu quan tâm hoặc quá chiều chuộng, buông lỏng quản lý; 28% thích đua đòi, lêu lổng, sống buông thả; 14% do tò mò, hút thử rồi nghiện; chỉ có 6% có bố mẹ bỏ nhau hoặc kinh tế khó khăn...

    Như vậy, có thể thấy rằng phần lớn các nguyên nhân dẫn đến việc ma tuý xâm nhập vào học đường - một môi trường lẽ ra an toàn nhất - thì lý do chính là do sự buông lỏng quản lý của từng gia đình, từng nhà trường. Điều này cũng có nghĩa là trách nhiệm của ngành giáo dục và của các bậc cha mẹ không thể xem nhẹ. Đáng lên án là một số gia đình ngại "mang tiếng" nên đã che giấu tình trạng nghiện hút của con em mình; một số trường thì sợ mất thành tích nên khi phát hiện HS, SV nghiện ma tuý thì đuổi học ... Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ HS, SV (Bộ GD-ĐT) thừa nhận: "Công tác giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường là một yêu cầu bức xúc. Việc giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường chỉ đạt kết quả tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền, gia đình và xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò quan trọng; phải dấy lên cho được phong trào quần chúng lên án mạnh mẽ tệ nạn ma túy để từ đó họ tự quản lý, giáo dục chặt chẽ con em mình."
    Tôi có một tham vọng, một tham vọng nhưng không bao giờ vô vọng. Tôi mơ ước một ngày nào đó một người nào đó nghiện heroin hay nhiễm HIV, hoặc một gia đình nào có người thân như vậy thì điều đầu tiên họ nghĩ điến sẽ là heroin-aids.com chứ không phải bất cứ trường cai hay trung tâm tư vấn nào khác

    Bằng mọi giá, bằng tất cả, bằng tình yêu thương chúng ta hãy đoàn kết đứng lên bảo vệ và dành tiếng nói cho người nghiện hoàn lương. Kịch liệt phản đối thái độ phân biệt đối xử. THANH NIÊN HEROIN-AIDS.COM hãy làm sao cho cộng đồng có một cái nhìn đúng và thiện cảm hơn đối với những con người có một thời lầm lỡ


  2. #2
    uhm...( suy nghĩ ) hổng biết nói sao . chỉ cảm nhân đựoc sức hút ghê sợ của ma túy thôi .
    i solemnly swear that i am up to no good .

    ~-~-~- www.mensa.org~-~-~ Go and Text ! ^_^

    ... vũ trụ có muôn ngàn tinh tú , sao tôi lại chọn cho mình ngôi sao diêm vương ? một ngôi sao cô độc , một hành tinh chết ! Bạn muốn biết vì sao ?! hãy vào www.vuonthienthan.net

  3. #3
    Báo động tình trạng học sinh nghiện ma túy
    Hiện nay đối tượng nghiện và sử dụng ma túy vẫn gia tăng và ngày càng xâm nhập sâu vào tầng lớp thanh niên, học sinh. Theo số liệu điều tra gần đây của chương trình kiểm soát ma túy (UNDCP) của Liên hợp quốc với gần 20 nghìn HS tại hơn 100 trường THCS, THPT và Trung học dạy nghề trên cả nước đã cho một kết quả đáng lo ngại: 44% HS được khảo sát cho biết, các em đã từng sử dụng chất gây nghiện ít nhất một lần. Theo kết quả điều tra, quá trình dẫn đến việc HS nghiện ma túy có nhiều nguyên nhân khác nhau như: khủng hoảng tâm lý lứa tuổi vị thành niên; chán học, học kém; gia đình "có vấn đề" hoặc bị thành kiến ở trường; có khi đơn giản chỉ vì tò mò, muốn chứng tỏ mình là người lớn, bị bạn bè xấu rủ rê lôi kéo. Điều đã xảy ra là: cái các em định "thử" thì nay đã thành "thật" là đẩy các em tới nghiện hút và sâu hơn là dẫn các em đến những hành vi vi phạm pháp luật, trộm cắp cướp của... để thỏa mãn cơn nghiện.

    Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu các biện pháp quản lý hiệu quả của gia đình, thiếu sự liên kết thiết thực giữa cha mẹ HS với nhà trường. Vì vậy, để trẻ em không phạm tội và giảm bớt các tệ nạn xã hội, cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là gia đình, nhà trường, xã hội cùng quan tâm tổ chức những hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt, lao động cho các em, phù hợp với nhu cầu giới tính và sở thích của các em. Nên khích lệ những hoạt động tích cực, tránh kiểu "thương con một chiều", thỏa mãn mọi đòi hỏi ít mang tính giáo dục, cần giáo dục con biết chia sẻ với gia đình, bạn bè, xã hội. Nhà trường cần có những thay đổi trong hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể để thu hút HS, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần nắm được những biểu hiện khác thường của HS để có biện pháp kết hợp với gia đình giúp đỡ các em kịp thời. Nên bớt những khẩu hiệu chung chung như: "Hãy tránh xa ma túy", nên thay bằng những khẩu hiệu cụ thể hơn như: "Đừng bao giờ thử ma túy", "Ma túy là tên giết người" v.v...Đồng thời cần bố trí thời gian và các môn học ngoại khóa để HS được tìm hiểu kỹ hơn những điều cơ bản về ma túy, góp phần giảm số trẻ em mắc vào ma túy, thực hiện tốt chương trình "Nhà trường không có ma túy" vào năm 2005.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4
    Ma tuý đem lại siêu lợi nhuận nên không ít thanh thiếu niên lao vào buôn bán ma tuý kiếm lời. Khi qua biên giới Việt Lào giá 5.000 - 6.000 USD nhưng lọt về Hà Nội lên tới 14.000 - 15.000 USD/cặp. Môi trường giáo dục của gia đình và nhà trường có tác động rất lớn tới sự hình thành nhân cách. Gia đình là nền tảng đầu tiên, là yếu tố căn cốt của đời người, gia đình về mặt xã hội là tế bào cơ bản, là "màng lọc" giúp các em tạo rào cản ngăn chặn tệ nạn xã hội. Thanh niên là nguồn nhân lực giàu tiềm năng, là lực lượng lao động chính của xã hội. Song thực tế thì còn nhiều bất cập và thất nghiệp, thiếu việc làm, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mắc nghiện, phạm tội. Trong số nghiện hút 92% là thất nghiệp. Thêm vào đó chưa coi trọng vấn đề giáo dục nếp sống văn minh, hoài bão cao đẹp cho thanh niên để 1 số không nhỏ TN ngày nay coi đồng tiền là trên hết, sa vào ăn chơi đua đòi dẫn đến phạm tội.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5
    Đợt hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại trường SPKT


    - Vừa qua đông đảo sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đã hào hứng tham gia đợt hoạt động “Tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/ AIDS”.

    Chương trình do Trung tâm Hỗ trợ sinh viên (Hội Sinh viên VN TP.HCM) phối hợp cùng Đoàn, Hội SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Đoàn phường Linh Chiểu (Thủ Đức) tổ chức với nhiều hoạt động: phát tờ bướm trong trường, trên đường phố, giải đáp về HIV/AIDS trực tiếp tại sảnh lớn Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật...

    Trung tâm Hỗ trợ sinh viên sẽ tiếp tục tiến hành nhiều đợt hoạt động tương tự ở Gò Vấp, Phú Văn và nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM.
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •