Results 1 to 5 of 5

Thread: xin hỏi về luật hôn nhân gi đình

  1. #1
    các bạn cho tôi hỏi về luật hôn nhân nhé nêu bên a yêu câu ly dị bên b không đồng ý thì sao,khi tòa triệu tập không lên có sao không ?ben b đơn phưong đòi ly dị, bên a không biết chỉ nhận được giấy báo mới biết thôi,,giấy kết hôn bên a cầm...mong các bạn tư vấn dzum nhé
    note : học học nữa , cưới vợ hỏng học nữa , mà râu mọc mãi ( đang học tin học căn bản lấy bằng A hic.. )


    nhất trụ thần bút

  2. #2

    Join Date
    Mar 2003
    Location
    HCM
    Posts
    790
    ÐIỀU KIỆN LY HÔN
    Năng lực hành vi của người xin ly hôn. Người yêu cầu Tòa án quyết định cho ly hôn phải có năng lực hành vi. Người mất năng lực hành vi không thể nộp đơn xin ly hôn và hình như người giám hộ của người mất năng lực hành vi cũng không thể làm việc đó thay cho người được giám hộ. Người không nhận thức được hành vi của mình nhưng lại chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một quyết định của Tòa án
    Sự tự nguyện của người xin ly hôn. Việc nộp đơn xin ly hôn phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của người đứng đơn. Nếu người viết đơn xin ly hôn hoặc ký vào đơn xin ly hôn trong điều kiện không có sự ưng thuận hoặc sự ưng thuận không được hoàn hảo, thì Tòa án có thể bác đơn.
    Không có điều kiện về duy trì hôn nhân trong thời gian tối thiểu. Khác với luật của nhiều nước, luật Việt Nam, trong trường hợp thuận tình ly hôn, không áp đặt một thời kỳ hôn nhân bắt buộc mà sau thời ký đó, đơn xin ly hôn mới có thể được Tòa án thụ lý[1]. Về mặt lý thuyết, vợ hoặc chồng hoặc cả hai có thể xin ly hôn ngay sau khi kết hôn. Tuy nhiên, trong khung cảnh của tục lệ trong lĩnh vực gia đình, khả năng này khó xảy ra trong thực tiễn.
    Trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 85 khoản 2, trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Cần lưu ý rằng:
    - Ðiều luật không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn lại là người vợ. Tuy nhiên, bởi vì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, có vẻ như việc ly hôn do cả vợ và chồng cùng yêu cầu không không thể được Toà án thụ lý chừng nào người vợ còn đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Càng khó có thể được Tòa án tiếp nhận, đơn yêu cầu của người chồng có chữ ký chấp nhận của người vợ trong hoàn cảnh đó.
    - Ðiều luật dườìng như được áp dụng, ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sinh ra do quan hệ xác thịt với người khác[1].
    - Ðiều luật dường như cũng không được áp dụng trong trường hợp con chết trước khi được sinh ra hoặc sau khi được sinh ra một thời gian ngắn. Tuy nhiên, hầu như không có thẩm phán nào chấp nhận tiến hành xét xử trong trường hợp này chừng nào người vợ chưa thực sự phục hồi sức khỏe.
    - Luật không phân biệt con dưới 12 tháng tuổi là con ruột hay con nuôi. Có thể hình dung: vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của chồng; do giận dữ, người chồng quyết định xin ly hôn. Trong khung cảnh của luật thực định, dường như Tòa án không thể tiếp nhận đơn xin ly hôn của người chồng trong trường hợp này, chừng nào con nuôi của người vợ chưa đủ 12 tháng tuổi.
    - Luật không cấm người vợ xin ly hôn trong trường hợp người chồng nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của mình.

    Trường hợp vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi. Sự kiện vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi không gây trở ngại cho việc xin ly hôn của người còn lại. Tuy nhiên, công việc của thẩm phán sẽ trở nên khá tế nhị trong điều kiện việc tiến hành hòa giải là không thể được do người mất năng lực hành vi không thể bày tỏ ý chí của mình. Thông thường, người xin ly hôn với vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi không chịu thực hiện chức năng giám hộ đương nhiên đối với người mất năng lực hành vi. Thực tiễn ghi nhận rằng hầu như không thấy có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chỉ định người giám hộ thay thế trong trường hợp này; dù có đi nữa, thì vai trò của người giám hộ của bên không xin ly hôn cũng chưa được xác định rõ nét trong khung cảnh của luật viết.
    Trường hợp vợ hoặc chồng bị hạn chế năng lực hành vi. Một khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi, thì nhiều khả năng chồng hoặc vợ còn lại sẽ được chỉ định làm người đại diện. Bởi vậy, muốn xin ly hôn, thì vợ hoặc chồng là người đại diện phải xin chấm dứt vai trò đại diện của mình.

    Vấn đề đặt ra: nếu việc ly hôn là do sáng kiến của chình người bị hạn chế năng lực hành vi, thì liệu người này có thể tự mình đứng đơn yêu cầu hoặc phải thông qua vai trò của người đại diện ? Cùng một vấn đề được đặt ra trong trường hợp cả người bị hạn chế năng lực hành vi và vợ hoặc chồng còn lại đều đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân, cũng như trong trường hợp vợ chồng còn lại mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân và người bị hạn chế năng lực hành vi cũng chấp nhận. Sự đồng ý hoặc chấp nhận của người bị hạn chế năng lực hành vi tự nó có giá trị hay còn phải được sự phê chuẩn của người đại diện ?

  3. #3

    Join Date
    Mar 2003
    Location
    HCM
    Posts
    790


    Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Phát triển thành thuận tình ly hôn. Ỡ bất cứ giai đoạn nào của tố tụng dân sự, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên đều có thể phát triển thành việc ly hôn theo yêu cầu của cả hai bên. Nếu khả năng phát triển ấy xảy ra, thì bản án ly hôn phải dựa vào các căn cứ như đã được phân tích ở trên, tức là phải có ý chí thực, chắc chắn và nghiêm túc cũng như phải có thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn.

    Không phát triển thành thuận tình ly hôn. Trái lại, sẽ có nhiều khó khăn một khi một bên kiên quyết xin ly hôn trong khi bên kia lại kiên quyết phản đối hoặc tỏ ra do dự, cam chịu hoặc thậm chí giữ im lặng. Tất nhiên, người kiên quyết ly hôn là người nộp đơn xin ly hôn. Chính người này phải chứng minh trước rằng có những sự việc có tác dụng dẫn đếún sự đổ vỡ của cuộc sống chung[1]. Có thể tóm tắt ý kiến của một số thẩm phán ở điểm này:

    - Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng việc ly hôn có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi người và nhất là của con chung, thì không thể nói rằng đời sống chung không thể kéo dài; dù hòa giải không xong, thẩm phán cũng có thể bác đơn xin ly hôn.
    - Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết xin ly hôn chỉ viện dẫn những sự việc mà trước đây người này đã bỏ qua với thái độ rộng lượng và người kiên quyết không muốn ly hôn đã không lặp lại các việc làm tương tự, thì thẩm phán có thể coi việc bác đơn xin ly hôn như là một biện pháp nhắc nhở người đứng đơn về sự cần thiết của việc loại trừ tính cố chấp. Muốn xin ly hôn, người đứng đơn phải viện dẫn các sự việc khác.
    - Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng sự vi phạm nghĩa vụ của mình có nguồn gốc từ sự kích động của người còn lại[1], thì thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn, sau khi đã cho các bên những lời khuyên về cung cách cư xử.
    - Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết không muốn ly hôn vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng và chỉ coi hôn nhân như một nguồn lợi[1], thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn. Việc thanh toán và phân chia tài sản chung có thể do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được, thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
    - Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kia vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng, nhưng người kia lại tỏ ra ăn năn, hối cải và kiên quyết không muốn ly hôn, thì thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn, nếu đã động viên người xin ly hôn rút đơn mà không thành công.
    - Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ mong muốn được giải thoát còn người kia do dự hoặc cam chịu, thì, một khi xét thấy việc duy trì quan hệ hôn nhân là vô ích, thẩm phán quyết định cho ly hôn nhưng sẽ quan tâm đến việc xây dựng những thỏa thuận sau ly hôn như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người còn lại (và của con, nếu có). Nếu các bên không đạt được sự thỏa thuận cần thiết, thì thẩm phán tự mình quyết định.
    - Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ muốn được giải thoát, còn người kia giữ im lặng, thậm chí không màng đến chuyện ra trước Tòa án, dù được triệûu tập hợp lệ, thì thẩm phán cũng thường xử cho ly hôn và giải quyết vấn đề con cái, nếu có, nhưng lại không giải quyết vấn đề tài sản[1].

  4. #4

    Join Date
    Mar 2003
    Location
    HCM
    Posts
    790
    Một số trường hợp đặc biệt của ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Trường hợp người không nộp đơn là người không nhận thức được hành vi của mình. Ta đã nói rằng vai trò của người giám hộ đối với người không có năng lực hành vi trong các vụ án ly hôn chưa được rõ ràng; việc bảo vệ quyền và lợi ích của người không nhận thức được hành vi của mình càng trở nên khó khăn trong trường hợp người này không bị tuyên bố mất năng lực hành vi bằng một bản án mà cũng không có người giám hộ thay thế người giám hộ đương nhiên. Dẫu sao, nếu xét thấy cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ do tình trạng bệnh tật về tâm thần kéo dài của vợ hoặc chồng, thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn, đồng thời quyết định cả những biện pháp cần thiết nhắm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người mất khả năng nhận thức, sau khi hôn nhân chấm dứt[1].

    Trường hợp vợ chồng thực sự không sống chung với nhau trong một thời gian dài. Có thể một trong hai người không màng đến chuyện nộp đơn xin ly hôn, người kia lại mong muốn được giải thoát và tự mình nộp đơn xin ly hôn. Nếu có đủ bằng chứng cho thấy các đương sự không thực sự chung sống trong một thời gian đủ dài để kết luận rằng hôn nhân không còn tồn tại trên thực tế, thì thẩm phán có thể quyết định cho ly hôn, ngay nếu như người không nộp đơn không màng đến chuyện bày tỏ ý chí. Thông thường, các bên trong trường hợp này đã sống liên tục trong tình trạng ly thân thực tế trong một thời gian dài và hầu như không có quan hệ về tài sản giữa vợ chồng trên thực tế: họ thường tự thỏa thuận được về việc thanh toán và phân chia khối tài sản chung.

    Trường hợp người không nộp đơn đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã. Luật chỉ dự kiến khả năng xét cho ly hôn trong trường hợp hôn nhân không đạt được mục đích. Bởi vậy, riêng việc một người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị truy nã không đủ để lập cơ sở cho quyết định ly hôn ra theo đơn yêu cầu của người còn lại. Muốn có được quyết định đó, người yêu cầu phải chứng minh rằng cuộc sống chung đã thực sự đổ vỡ.

  5. #5
    đầy đủ wa troai qh09 uyen bác ghê: thiếu ch1t đỉnh heeeeeeeee: phải thử coi bạn kết hôn năm nào vì theo tui coi ti vi đó hiện nay quốc hội đưa ra bộ luật mới rùi và nếu bạn kết hôn lâu rùi thì áp dung bộ luật cũ nếu không sẽ áp dụng bộ luật mới. có rất nhiều thay đổi trong 02 bộ luật này (liên quan tới quyền lợi của đương sự)vd:nhu bộ luật mới bạn mà không có giấy kết hôn toa sẽ ko thụ lý đâu===>nhưng thường là giông qh09 đã nói như trên.

    to qh09: nói nghe nay qh09 ui: tui thấy chủ đề mại dâm, luật hôn nhân gia đình ,ma túy , hiv/aids rất được nhiều người qua tâm đó sao mà kiến thức đó trong đây ít wa troai, tui copy - paster hoài ngại lắm heeeeeeeee
    <span style=\'color:blue\'>Dù bạn đang nghĩ gì, hãy yêu điều bạn đang nghĩ.
    Dù bạn đang làm gì, hãy yêu việc bạn đang làm.
    </span>

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •