BỆNH GIANG MAI


Phát ban ở lưng

Phát ban ở lòng bàn tay


Triệu chứng : Triệu chứng thường khó thấy trong giai đoạn đầu. Sau khi bị nhiễm 2 đến 5 tuần, vùng tiếp xúc khi quan hệ có vết loét nhưng không đau, và thường biến mất chiêu sau 2-3 tuần, tuy vi khuẩn vẫn còn. Phụ nữ có thể không nhận thấy triệu chứng vì vết loét có thể không đau do nằm khuất trong thành âm đạo.

Ở giai đoạn 2, vài người có thể nhận thấy các nốt phát ban ở gan bàn tay hoặc bàn chân và trên cơ thể, thường xảy ra từ 3 đến 12 tuần sau khi bị nhiễm.

Nguyên nhân : Do xoắn khuẩn bệnh giang mai (Treponema Pallidum) xâm nhập khi tiếp xúc với vết loét hoặc nốt ban trong giai đoạn đầu của bệnh.

Chuẩn đoán : Nếu có vết loét, có thể phết lên kính để xét nghiệm. Ngoài ra cần thử máu, nhưng kết quả có thể không đáng tin cậy do phải chờ 6 tuần sau khi nhiễm mới có kết quả chắc chắn.

Chữa trị : Nên đi bác sỹ nếu thấy có triệu chứng kể trên. Hoặc : Tiêm Penicillin một đợt 10 đến 15 ngày. Không quan hệ cho đến khi điều trị xong.

Nếu không chữa trị thì sao ?

Trong nhiều năm, mầm bệnh có thể tấn công bất cứ bộ phận nào, nhưng nếu chữa trị bệnh khó có thể phát triển đến giai đoạn nguy hiểm. Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục nói chung bao gồm xét nghiệm máu để phát hiện bệnh giang mai. Thường thường xét nghiệm máu khi mang thai cũng có kết hợp xét nghiệm bệnh giang mai để phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi.

Về phía bạn tình : Nam và nữ khi phát hiện bị bệnh giang mai nên báo cho các bạn tình trong các tháng vừa qua và ngay cả nhiều năm về trước - tùy theo bản thân đã bị nhiễm bao lâu. Người nhiễm thường lây chủ yếu trong 2 năm đầu. Kết quả thử máu có khả năng cho biết đã bị lây từ bao lâu.