Results 1 to 2 of 2

Thread: đi chăm người mắc aids

  1. #1

    Join Date
    Dec 2003
    Location
    Trên mặt đất & dươí mặt trơì
    Posts
    84
    Một lần vào "khoa AIDS"

    Tôi đến Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) vào một ngày cuối tháng 7. Cái mùi bệnh viện vốn đã đủ sợ lại cộng thêm cái ngột ngạt oi bức của ngày hè thì càng khủng khiếp hơn. Chỉ nghĩ đến đã đủ ốm. Thế nhưng, khi bước vào khoa y học lâm sàng, nơi điều trị cho những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối thì ngoài cái cảm giác "phát ốm" kia tôi còn thấy gai gai người bởi một thứ cảm giác gì đó thật trừu tượng. ấy là tôi còn được mệnh danh là kẻ bạo gan. Vào đây tôi được chứng kiến những cảnh ngộ thật thương tâm. Những người nhiễm AIDS họ sẽ ra đi mãi mãi nay mai và có nhiều người khi vào bệnh viện đã chẳng còn cảm giác gì nữa. Nhưng những người thân của họ, những người phải đi chǎm sóc người AIDS này không biết còn bị ám ảnh, dày vò đến bao giờ...

    Chị Q. (34 tuổi) đang rướn tấm thân "cá mắm" gầy guộc của mình để thay quần áo cho chồng. Dường như bao sức lực chị đã vắt kiệt, đôi mắt trũng thâm, bàn tay run rẩy và đầu tóc bơ phờ. Chỉ mỗi cái việc là nhấc đôi chân teo tóp không bằng cẳng tay của anh chồng lên mà chị cũng phải gắng sức. Chồng chị, anh T. (40 tuổi) đã trở thành người sống thực vật, mê man bất tỉnh, ǎn uống, vệ sinh không còn tự chủ được từ vài tuần nay. Chị đưa anh từ Hưng Yên lên đây một thân một mình , chẳng có ai đi kèm vì "sợ con "ếch" lắm!". Chị Q rút cái quần mà anh đã đại tiện bỏ vào cái xô ngoài hành lang rồi trở vào lau rửa cho chồng. Chị lau đi lau lại tấm thân "không đáng xách nhẹ" vô hồn và lở loét ấy bằng xà phòng thơm. Chị bưng miệng lao ra ngoài nôn khan. Nước mắt nước dãi giàn giụa, chị nôn như rút ruột. Nhìn chị mà tôi cảm tưởng bụng dạ mình cũng lộn lên. Chị Q. quay trở vào làm nốt công việc, uể oải xách cái xô quần áo vào nhà vệ sinh, xả nước cho sạch rồi ngâm lại bằng nước tẩy javen. Khâu vệ sinh hoàn thành, chị lại vào pha sữa đút cho chồng. "Thương thì cho ǎn thế chứ mấy ngày nay anh ấy ǎn thứ gì lại cho ra bằng sạch". Chị vừa cho chồng ǎn vừa thanh minh. Nhìn đôi bàn tay nông dân thô ráp đã bợt bạt vì thuốc tẩy, thân hình và bộ dạng tiều tụy của chị, tôi thấy thương cho chị hơn là người chồng đang nằm vô hồn và huơ huơ đôi tay như "phát biểu" kia.

    Trở ra ngoài phòng, giữa chục mái đầu đen thì mái đầu bạc của bà cụ già lưng còng như là điểm "bắt mắt" khiến tôi chú ý. Bà đi chǎm con dâu bị lây AIDS từ con trai bà. Anh con trai bà thì đã chết. Giờ đến con dâu chuyển sang giai đoạn cuối. Chị bị áp xe ở đùi nên không đi lại được. Bà cụ đi lại bên giường kiểm tra labô nước tiểu rồi lập cập bưng ra nhà vệ sinh. Lấy nước lau chùi cho con dâu, bà làm cẩn thận, nhẹ nhàng tựa như trong từng hành động có sự chuộc tội cho con trai bà. Xong việc, bà móc trong làn ra nửa cái bánh mì, cho vào miệng trệu trạo nhai. Vừa được vài miếng thì cô con dâu lên cơn đau, bà cuống cuồng leo lên tầng gọi cô y tá. Sức già và sự vội vàng làm mấy lần bà vấp ngã. Y tá xuống đến nơi, do đau quá chị đạp tung mọi thứ xung quanh, ống gen bung ra, nước tiểu bắn tung toé. Đợi cô y tá tiêm giảm đau xong, cô con dâu thiếp đi, bà lấy gạc nhờ y tá thay bǎng. Gia cảnh túng quẫn, vào viện chǎm con bà phải kiêm thêm việc đun nước thuê cho các gia đình bệnh nhân khác để kiếm chút tiền mua thuốc
    [i]<span style=\'color:red\'>XIN TẶNG NHỮNG ĐÓA HOA ĐẸP NHẤT CHO ĐỜI</marquee>

  2. #2

    Join Date
    Dec 2003
    Location
    Trên mặt đất & dươí mặt trơì
    Posts
    84
    Tình thương là trên hết

    Bác sĩ L. ở Viện Lao và Bệnh phổi tâm sự: "Nhiều lúc bực mình muốn mặc kệ. Nhưng nhìn ánh mắt như van lơn, cầu khẩn của người bệnh và người thân của họ, lòng chúng tôi lại chùng xuống, lại lao vào chǎm sóc, chữa trị. Hầu hết họ còn quá trẻ, trẻ như con mình... ". Bà trưởng khoa sản 3 (Viện C) thì nói: "Mặc dù những mối nguy hiểm luôn cận kề khi chúng tôi mổ cho các sản phụ bị nhiễm HIV, nhưng không vì thế mà chúng tôi trốn tránh trách nhiệm. Mọi sản phụ đều được bình đẳng và không bao giờ có sự phân biệt đối xử". Còn một chị y tá ở Bệnh viện Đống Đa thì khẳng định: "Kể cả những người ba không (không tình, không tiền, không nhà) vào viện chúng tôi vẫn chǎm sóc chu đáo, không bao giờ bỏ mặc. Lương tâm thầy thuốc không cho phép chúng tôi làm khác".

    Đến các bác sĩ, y tá là "người dưng nước lã" còn có trách nhiệm như vậy huống chi người nhà. Ngoài trách nhiệm họ còn có tình cảm của người thân, vì thế chẳng ai bỏ mặc người bệnh. Chị vợ của bệnh nhân H. tại bệnh viện Đống Đa tâm sự: "Nghĩ đến bệnh của anh ấy em cũng ghê lắm. Nhưng anh ấy chẳng ở với mẹ con em được bao lâu nữa. Nghĩa tử là nghĩa tận". Cũng vì cái đạo lý ấy, chị H (Đống Đa) đã gửi con cho ông bà ngoại để chǎm sóc chồng, mặc dù ngày còn khoẻ anh từng đánh đập vợ con vì nghiện ngập. Đến nỗi đứa lớn phải bỏ học, đứa nhỏ thì phải đi nhặt rác kiếm tiền. Rồi anh sẽ chết, không biết chị sẽ nuôi hai đứa nhỏ bằng gì với hai bàn tay trắng. Ông bố chồng chị cũng vậy. Tuy đã từ mặt con vì "nó phá tan cơ nghiệp cả đời tôi gây dựng" - ông vừa nói vừa cười chua chát, nhưng đến khi con gần chết, hàng ngày ông vẫn lọc cọc đạp cái xe mini Tàu "ghẻ" - vật duy nhất nó để lại" - vào viện xem mình hình sức khoẻ" của cậu quý tử và về báo cho bà vợ bị tai biến mạch máu não liệt nửa người đang nằm ở nhà.

    Mỗi gia đình bệnh nhân AIDS là một hoàn cảnh nhưng hầu hết chẳng nhà nào còn khá giả vì trước khi vào "giai đoạn cuối" thì chính những bệnh nhân kia đã kịp phá đi tất cả. Nhìn cảnh những người vợ tiều tụy, những người mẹ già cực nhọc và những người cha có nụ cười chua chát đang chǎm sóc chồng, con mình, tôi cứ mường tượng tiếp ra nỗi ám ảnh của những đứa trẻ mất cha vì AIDS. Chẳng phải là người hay khóc mà sống mũi tôi vẫn thấy cay cay. Nhưng tôi vẫn được an ủi bởi tình người của những người đối với bệnh nhân AIDS...

    [i]<span style=\'color:red\'>XIN TẶNG NHỮNG ĐÓA HOA ĐẸP NHẤT CHO ĐỜI</marquee>

Similar Threads

  1. Chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS
    By heorung in forum Đọc báo cho bạn
    Replies: 1
    Last Post: 21-10-04, 08:41 AM
  2. Chăm sóc và giúp trẻ nhiễm HIV hòa nhập với XH!!
    By lisaqn in forum Vui để sống, sống đời cho đáng sống !
    Replies: 0
    Last Post: 23-04-04, 12:36 AM
  3. Triệu chứng thường gặp và cách chăm sóc
    By SuperAdmin in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 1
    Last Post: 29-09-03, 05:58 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •