Results 1 to 3 of 3

Thread: Đừng vội tự sát khi bác sĩ bảo bạn nhiễm HIV

  1. #1
    Khi được chẩn đoán là nhiễm HIV, David, một thanh niên 20 tuổi người Mỹ đã có ý định tự kết liễu đời mình. 10 tháng sau, anh thấy mình rất may mắn và sáng suốt vì đã không thực hiện điều này. Đó là ngày anh biết chắc trong cơ thể mình không có virus gây bệnh AIDS.

    David sống tại Chicago. Tháng 3/1991, khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính ở trung tâm y tế địa phương, anh kinh hoàng và cảm thấy bầu trời như sụp xuống trước mắt. Tuy nhiên, nhờ người người thân và bạn bè khuyên nhủ, anh từ bỏ ý định tự sát và quyết định đấu tranh chống trả bản án y khoa này. David khăn gói đến California để chữa bệnh và phải mất gần 3 tháng mới tìm được một bác sĩ tin tưởng. Trước khi điều trị, bác sĩ kiên quyết yêu cầu anh tái xét nghiệm HIV và quả tái là âm tính, xét nghiệm lần nữa vẫn vậy.

    Trường hợp bị chẩn đoán HIV nhầm như David không phải là hiếm. Bà Betty, một quả phụ 45 tuổi bang Florida (Mỹ) cũng phải chịu cay đắng suốt 2 năm trời vì bản án y khoa oan ức. Tháng 11/1990, bà được văn phòng y tế địa phương, nơi bà từng đến khám tuyến giáp và thử máu, thông báo là đã nhiễm virus gây bệnh AIDS và không chắc sẽ sống được bao lâu. Sau hung tin đó là những chuỗi ngày buồn rầu và lo lắng. Betty xem ti vi liên tục để cố xua khỏi tâm trí căn bệnh đáng sợ này. Nhưng oái oăm thay, trong đầu bà vẫn ám ảnh những câu hỏi như mình sẽ mặc áo gì khi chết, 3 đứa con côi sẽ sống ra sao khi mất nốt mẹ và mọi người sẽ nhìn chúng như thế nào?

    Năm 1992, bác sĩ cho bà dùng Didanosine (một loại thuốc kháng HIV). Tác dụng phụ của nó làm Betty bị nôn mửa, mệt mỏi thường xuyên. Khi tham gia vào hội những người bị bệnh AIDS ở địa phương, vị cố vấn ở đây nhận thấy hàm lượng tế bào T (tế bào miễn dịch) của bà khá cao nên khuyên đi tái khám. Tháng 11/1992, Betty nhận được kết quả thử nghiệm: âm tính. Thế là bà phát đơn kiện Trung tâm thử nghiệm HIV, Sở Y tế địa phương và được bồi thường Betty 600.000 USD.

    Trường hợp bị "kết án oan" khác là Susan, một phụ nữ độc thân 26 tuổi, từng dùng á phiện. Trong lần khám sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện bang Virginia giữa thập niên 1990, bác sĩ yêu cầu thử nghiệm xem cô có bị nhiễm virus HIV hay không. Kết quả thử nghiệm là dương tính. Khi nhận hung tin, Susan lam vào tình trạng chán chường, thậm chí muốn tự tử. Bạn bè biết cô bị nhiễm HIV đều xa lánh, có người còn không dám đụng đến điện thoại mà cô từng dùng.

    Sau khi bị đuổi việc vì HIV, Susan đến sống trong một chung cư dành cho những người bị HIV/AIDS. Ở đây, cô có quan hệ tình dục nhiều lần với những người bệnh vì cho rằng mình chẳng còn gì để mất. Vài tháng sau, Susan bị viêm phế quản và bác sĩ điều trị yêu cầu thử nghiệm HIV. Lần này, rồi lần sau nữa, kết quả xét nghiệm lại là âm tính. Như vậy, Susan không hề bị nhiễm HIV và kết quả thử nghiệm đầu tiên ở bệnh viện là sai. Khi truy tầm nguyên nhân, người ta phát hiện rằng khi các thông tin của Susan được nhập vào máy tính, nhân viên bệnh viện đã vô tình nhầm lẫn mẫu máu của cô với một người bị nhiễm HIV. Sự nhầm lẫn này khiến cô phải sống trong đọa đày, tuyệt vọng hơn 10 tháng trời và suýt nữa làm cô nhiễm bệnh thật sự do quan hệ tình dục với bệnh nhân nhiễm HIV. Cô quyết định khởi kiện và cũng thắng.

    Để khỏi lâm vào hoàn cảnh của 3 người nói trên, theo các chuyên gia về HIV/AIDS, bạn đừng bao giờ tin tưởng vào kết quả của một xét nghiệm duy nhất. Hãy tham vấn thêm vị bác sĩ thứ hai và thậm chí là bác sĩ thứ ba.

    Quy trình thử nghiệm HIV thường được tiến hành theo 3 bước. Đầu tiên là dùng phương pháp ELISA để phát hiện kháng thể chống lại HIV trong mẫu máu. Nếu kết quả là âm tính, bệnh nhân sẽ được báo là không nhiễm HIV. Nếu kết quả là dương tính, thì tối thiểu phải làm ELISA một lần nữa (của một hãng sản xuất khác) trong cùng mẫu máu.

    Nếu kết quả vẫn là dương tính, phải tiến hành một phương pháp thử nghiệm khác có tên Western blot, tốn kém và mất nhiều thời gian hơn so với ELISA. Bệnh nhân chỉ được khẳng định là nhiễm HIV khi kết quả lần này vẫn là dương tính. Trong một số trường hợp, các nhà khoa học cần thêm một mẫu máu thứ hai để thử nghiệm bằng Western blot trước khi thông báo "kết quả sau cùng" cho bệnh nhân.

    BS Trần Văn Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống

  2. #2
    Nghe câu chuyện này mừng ghê luôn á, cũng mong rắng SG sẽ cũng được như vậy, khỏang 3 tháng nữa SG sẽ check lại, mong rằng kết quả sẽ tốt hơn , I HOPE SO

  3. #3
    ừ. mong bạn sẽ may mắn như những trường hợp kể trên còn nếu kết quả không như mong đợi thì mong bạn cũng nên lạc quan và sống cho thật tốt.mình cũng đang cố gắng sống cho thật tốt và có ích.
    CÁM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY
    TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •