Bộ Y tế đang kiến nghị để có thể tăng diện tích lời cảnh báo thuốc lá lên 30% diện tích vỏ bao, thay cho một "lời cảnh báo nhỏ, vị trí khó đọc" như hiện nay. Quyết định này dựa trên các căn cứ khoa học và kinh nghiệm phòng chống tác hại thuốc lá tại nhiều nước.

Ngày nay, gần 80 nước trên thế giới yêu cầu phải có lời cảnh báo sức khỏe in trên bao thuốc lá. Theo các công bố của Liên minh Phòng chống các tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á, người hút thuốc lá và người hút thuốc lá tiềm năng không hiểu hết những nguy hại khi sử dụng thuốc lá. Các khảo sát từng được thực hiện tại Úc, Canada và Ba Lan cho thấy lời cảnh báo trên vỏ bao thuốc lá là có hiệu quả, nhưng các cảnh báo này phải có kích cỡ lớn, dễ thấy và chứa thông tin thực tế, cụ thể và gây ấn tượng.

Với tỷ lệ 63% người hút thuốc cho biết "tin vào lời cảnh báo", các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá tin tưởng rằng diện tích lời cảnh báo tăng lên với nội dung đề cập thuyết phục sẽ tác động tích cực hơn đến ý thức bảo vệ sức khỏe của những người hút thuốc lá.

Tuy nhiên các tổ chức phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đề cập đến những cách thức làm "yên lòng" người sử dụng thuốc lá của các công ty sản xuất. Các công ty này thường in những thông tin "nhẹ" và "dịu" ("light" và "mild") trên bao bì. Thực tế không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc chuyển sang những sản phẩm "nhẹ" có thể giảm nguy cơ bệnh tật đáng kể. Vì lẽ đó khá nhiều nước đã cấm việc in các chữ "nhẹ" và "dịu" trên bao thuốc lá. Vừa qua Thái Lan quy định từ năm 2005, lời cảnh báo trên bao thuốc lá sẽ phải chiếm 50% diện tích của bao. Tại thời điểm này, diện tích dành cho lời cảnh báo "hút thuốc lá có hại cho sức khỏe" ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và hầu như chưa có tác động tới người tiêu dùng. Khảo sát mới nhất do các chuyên gia thuộc Viện Lao và bệnh phổi cho biết: 52,8% người hút thuốc không quan tâm, không để ý tới lời đến lời cảnh báo. Nguyên nhân: "không nhìn thấy" (15%), "lời cảnh báo quá nhỏ" (27,9%); "vị trí khó đọc" (15%); "trình bày và mẫu chữ khó nhìn" (8,8%).

Liên Châu

Thêm một thông tin nữa:

Hút thuốc lá gây bất lực

Đàn ông hút thuốc lá sễ bị đau họng, thực quản, giản cuống phổi, viêm phế quản mãn tính, ung thư thanh quản... là chuyện bình thường nhưng bất lực mới là chuyện đáng phải đề cập.

Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu khỏang 120.000 đàn ông trong độ tuổi từ 30-50 đã đưa ra kết luận: họ bị bất lực do hút thuốc lá. Hội Y học Anh đã cảnh báo tình trạng bất lực và vô sinh do hút thuốc lá với lời giải thích như sau: các độc chất thù khói thuốc vào máu có thể làm ảnh hưởng hệ tùân hoàn và làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục. Người ta còn nghiên cứu và nhận thấy nam giới hút thuốc có số luợng tinh trùng giảm, đáng lo hơn nữa là tăng số lượng tinh trùng dị dạng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Như, bệnh viện bình dân: " Khi điều trị ngưòi bị yếu sinh lý, tôi luôn hỏi bệnh nhân có hút thuốc lá không? Nếu người bệnh trả lời có, thì sẽ nhận được lời khuyên là nên bỏ để xem tình hình có được cải thiện không?". Vì sao như vậy, theo bác sĩ Như : chất nicotine trong thuốc lá làm co thắt mạch máu trong cơ thể - kể cả " chỗ ấy" ... Ngoài việc bị tước bỏ sức ... lực, người hút còn có thể trở thành tàn phế".

Thuốc lá không chỉ gây bệnh bất lực, mà tác hại của nó đã khiến Anh Lê văn Búp phải đành đi đến quyết định "đoạn chi". Anh cho biết, biểu hiện của bệnh bắt đầu từ đau 2 chân, dần dần đi vài mét đã đau. Đến lúc chịu không nổi nữa anh phải nhập viện. Tại đây, anh đã được tiến hành phẫu thuật 3 lần, chân đã phải cắt đến nữa đùi... Anh cho biết, thà đoạn chi còn hơn phải chịu đựng cơn đau hành hạ suốt ngày đêm! Điều đáng nói là rất nhiều ngưòi bị bệnh nhập viện vì mạch máu co thắt chết dần - nhất là những mach máu li ti vùng bàn chân, kể cả các tế bào trong cơ bắp không được thực hiện trong quá trình nuôi dưỡng!

Theo bác sĩ Lê Thiện Anh Tuấn, việc cai nghiện thuốc lá thực sự là khó khăn vì không có thứ thuốc nào giúp cai được thuốc lá. Tuy nhiên, quá trình bỏ thuốc lá tùy thuôc vào nghị lực. Việc cai nghiện thuốc lá có thể thực hiện từ từ, giảm đến mức tối thiểu số điếu thuốc hút mỗi ngày, vứt điếu thuốc còn cháy nữa chừng; hãy cố quên bằng cách nhai kẹo cao su hay uống nước nhiều hoặc tập trung làm một công việc nào đó, và không mang theo thuốc trong người. Đó là lời khuyên dành cho những người muốn bỏ thuốc lá.