Từ khi xây dựng Web đến giờ các hoạt động của chúng ta (kể cả offline) đều nói chung chủ yếu mang tính tự phát, chưa có được xây dựng hay hoạch định cụ thể trước. Bằng tất cả tấm lòng và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ chúng ta hoạt động quá đa dạng cho nên đôi khi 01 số việc đã vượt quá khả năng và tầm kiểm soát của Ban Quản Trị Web.
Sau khi nhìn lại những thực tế mà chúng ta đã thiếu sót 01 cách công tâm trong những việc gần đây. BQT nhận thấy là đã đến lúc cần phải tổ chức, phân định trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân trong việc quản lý điều hành Web cũng như trong những hoạt động offline. Để làm được các việc đó, cụ thể trước tiên là xây dựng lại một website hoàn chỉnh hơn trên nền những cái đã có (Giữ lại và phát huy tối đa những ưu điểm và kiên quyết loại bỏ hay chỉnh sửa thật nghiêm chỉnh những khuyết điểm mà lâu nay ta vẫn chần chờ), nhất là các giải pháp phát sinh kinh phí cho hoạt động của Web nếu như chúng ta còn muốn tồn tại và phát triển. BQT kêu gọi tất cả các bạn hãy mạnh dạn đưa ra những đề án của cá nhân mình hay bỏ thêm ít thời gian để đọc, nghiên cứu rồi góp ý cho những giải pháp mà người khác đề xuất, để có một CLB ngày càng vững mạnh chúng ta phải chung sức cùng nhau.



Đây là 01 trong các giải pháp khá thực thi trong điều kiện hiện tại do Heals-Niềmtin Hà nội đã gửi về cho BQT cáh nay 05 ngày " Đề Án Xây Dựng Mô Hình Giúp Đỡ Người Nghiện Điều Trị Tại Cộng Đồng ".

I- Tình hình chung:

1, Xã hội: Hiện có rất nhiều đối tượng nghiện Ma túy muốn cai nghiện nhưng chưa đủ nghị lực và hiểu biết về cách thức cai nghiện. Nhiều gia đình có con em nghiện nhưng vì thể diện của cả gia đình hay 01 điều kiện khách quan khác nên không thể đưa con em đi cai nghiện...
2, Chính quyền: đề cao các hoạt động xã hội về Ma túy + AIDS
3, CLB chúng ta: Có đầy đủ nhân lực, đội ngũ thành viên nhiệt tình, tích cực. Sẵn sàng lăn xả vào các hoạt động đem lại lợi ích chung cho cộng đồng và nhất là "rất" hiểu biết về Ma túy và Aids

II- Mục tiêu của dự án:

1, Giảm thiểu đối tượng nghiện Ma Túy
2, Ngăn chặn sự phát sinh người nghiện mới
3, Đưa người nghiện tái hòa nhập cộng đồng

III- Thực trạng:

- Không ai có thể hiểu và thương người nghiện hơn chính những người thân trong gia đình
- Chỉ có những người thân trong gia đình mới có đủ tình cảm, thời gian, kinh phí giúp đỡ con em mình cai nghiện
- Chỉ khi người nghiện tự giác ngộ, ý thức và quyết tâm mới có thể đoạn tuyệt với ma túy vĩnh viễn.

IV- Giải pháp:

- Xây dựng đội ngũ thành viên tình nguyện tham gia đề án, tổ chức các buổi hướng dẫn, huấn luyện thành viên trong việc xử lý cắt cơn và các tình huống thường xảy ra khi cai nghiện. In ấn tài liệu hướng dẫn cai nghiện, cấp phát cho thành viên.
- Tiến hành khảo sát, lập danh sách các đối tượng sử dụng MT và chia nhỏ thành từng loại để có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nhóm đối tượng (Trên từng địa bàn xóm, phường, quận dưới sự giúp đỡ của các Đoàn thể hay chính quyền địa phương):
+ Có quyết tâm cai nghiện.
+ Có thể giác ngộ.
+ Cần giác ngộ.
+ Khó giác ngộ.
- Tiếp cận gia đình, thân nhân người nghiện, nâng cao nhận thức cho gia đình và bản thân đối tượng nghiện.
- Lập hồ sơ cai nghiện tại gia theo nguyện vọng của gia đình và đối tượng nghiện
- Tiến hành giúp đỡ các đối tượng nghiện cắt cơn, hướng dẫn gia đình chăm sóc, theo dõi con em mình.
- Thường xuyên theo dõi hồ sơ cai nghiện, đối tượng cai nghiện, tiến trình cai nghiện để có thể kịp thời xử lý, giác ngộ, động viên người nghiện.
- Phối hợp gia đình người nghiện tiếp tục quản lý đối tượng cai nghiện sau khi cắt cơn, không cho tiếp cận bạn nghiện va môi trường có khả năng ảnh hưởng.
- Từng bước đưa đối tượng tái hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động bổ ích, bố trí lao động, học tập theo khả năng của từng gia đình.
- Thường xuyên động viên đối tượng đấu tranh tư tưởng tránh tình trạng tái nghiện cho đến khi đối tượng thực sự tiến bộ và ý thức rõ rệt.
- Kết thúc hồ sơ cai nghiện.

V- Các tổ chức cần phối hợp:

- Các cán bộ đoàn, trung tâm y tế, chính quyền địa phương, chi hội phụ nữ, các tổ chức liên quan đến Ma Túy - Aids, cơ quan pháp luật...
VI- Các hoạt động kết hợp:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, các cuộc vận động tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về Ma túy - Aids, giới thiệu các gương cai nghiện tiêu biểu...

VII- Nơi nộp đề án:

- Các ủy ban phòng chống Ma túy - Aids, thành đoàn Thành phố và các cơ quan chức năng liên quan.

VIII- Kinh phí:

- Dựa trên sự đóng góp của web, các tổ chức quan tâm, và sự tự nguyện của gia đình đối tượng nghiện.

************************************************** ************************