Results 1 to 7 of 7

Thread: Con Đường Kháng Thuốc của Virus HIV

  1. #1
    Hãng thông tấn AP trích thuật tin của BBC cho hay hầu hết các loại dược phẩm trị HIV hiện nay đều không có tác dụng triệt để, do vẫn còn một số virus gây bệnh có khả năng né tránh ảnh hưởng của thuốc. Chúng tích tụ ở một góc nào đó trong cơ thể và chờ cơ hội nhất loạt tấn công. Các nhà khoa học Mỹ vừa khám phá ra cách kháng thuốc của những virus nàỵ

    Thông thường, virus HIV chỉ tấn công các tế bào T (tế bào bạch cầu lympho), khi những tế bào này đã được kích hoạt để làm nhiệm vụ vây bắt và tiêu diệt "kẻ xâm nhập". Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc Trường Y Massachusetts (Hoa Kỳ) lại phát giác ra rằng virus HIV còn tấn công cả những tế bào T chưa được kích hoạt, bằng một con đường vòng.

    Đầu tiên, virus kích thích một đại thực bào, khiến cho đại thực bào này tiết ra một chất làm thay đổi hành vi của các tế bào có tên là tế bào B. Khi các tế bào B tiếp xúc với tế bào T chưa được kích hoạt, thì thay vì hỗ trợ, chúng lại làm tổn thương tế bào T và tạo điều kiện cho virus tấn công. Như vậy, đại thực bào và tế bào B là những "quân cờ" trung gian trong kế hoạch tấn công của virus HIV. Còn các tế bào T chưa "thức tỉnh" lại trở thành tấm lá chắn hữu hiệu, giúp nó ẩn mình và né tránh sự tấn công của dược phẩm. Trong thời gian người bệnh dùng thuốc, virus HIV sẽ tích tụ lại và nằm chờ cơ hội trỗi dậỵ

    Phát giác trên đã làm thức tỉnh giới chuyên môn, giúp họ nhận ra rằng, chỉ bằng cách phá tan "chiến lược" này của virus HIV mới có thể hy vọng chữa bệnh triệt để. Nếu không, người bệnh buộc phải dùng những loại thuốc đắt tiền cho đến phút cuối đời, mà vẫn còn thấp thỏm lo âu đến lúc nào đó thuốc sẽ bị vô hiệu hóạ

    Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature và được đánh giá là một khám phá quan trọng.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  2. #2
    Cấu Trúc của Kháng Thể Chống AIDS
    - Hãng thông tấn AP trích thuật tin của Healthday cho hay Kháng thể đặc biệt 2G12 có khả năng tiêu diệt HIV đã được phân lập từ 10 năm trước, nhưng đến bây giờ, các nhà khoa học mới có thể nhận biết được cấu trúc của nó. Khám phá này có thể đưa nhân loại tiến gần hơn đến một loại vaccine phòng chống AIDS hiệu quả.

    Đây là khám phá của các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên Cứu Scripps (Hoa Kỳ) và một số viện nghiên cứu khoa học khác. Giáo sư Ian Wilson, một trong hai người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi đã thấy cấu trúc kỳ lạ của kháng thể này, trong đó hai đơn vị nhận kháng nguyên đan vào nhaụ Đây là lần đầu tiên phát giác một cấu trúc kỳ lạ như vậy". Theo ông, nhờ cấu trúc đặc biệt này, 2G12 dễ dàng tìm thấy virus HIV và tấn công tiêu diệt chúng.

    HIV gây ra bệnh AIDS bằng cách bám vào, xâm nhập và cuối cùng là giết chết tế bào bạch cầu lympho, một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Khi HIV đã làm suy yếu hệ miễn dịch thì một mầm bệnh bình thường cũng sẽ trở nên nguy hiểm.

    Bình thường, khi bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều loại kháng thể chống lại virus này, nhưng luôn vô hiệụ Do khắp bề mặt của virus được phủ một lớp carbonhydrate (đường) do cơ thể sản sinh, mà carbonhydrate này cũng bám vào các protein khác, nên kháng thể không nhận ra được đâu là virus, đâu là các tế bào trong cơ thể. Ngược lại, HIV chui vào các tế bào miễn dịch và tiêu diệt chúng, khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị hủy hoạị

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm thấy, cơ thể con người đã sản sinh ra loại kháng thể 2G12 có khả năng vô hiệu hóa và tiêu diệt HIV. Loại kháng thể này được tiến sĩ Hermann Katinger (Áo) phân lập từ một người bị HIV dương tính khoảng một thập kỷ trước. Nó không giống với các kháng thể thông thường. Những thống kê mới nhất cho thấy sự tàn khốc của căn bệnh nàỵ Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng hiện có khoảng 40 triệu người trên khắp thế giới bị nhiễm HIV. Chỉ tính riêng năm 2001, có 4 triệu người, gồm nam giới, phụ nữ và trẻ em, bị nhiễm, và cuối năm đó, căn bệnh này đã biến 14 triệu em nhỏ thành trẻ mồ côị

    Theo nhóm nghiên cứu, các 2G12 tạo ra một giao diện "đối xứng" đặc biệt, giúp chúng có thể liên kết với nhau thành từng cặp. Khi điều này xảy ra, chúng sẽ tạo một cấu trúc đa chiều với nhiều vị trí mở để liên kết. Những cặp kết hợp như vậy có khả năng nhận biết sự bất thường trong trình tự của các phân tử đường phủ trên bề mặt virus HIV (đường phủ trên các bề mặt protein thông thường thì không có khiếm khuyết này). Do đó, kháng thể sẽ nhanh chóng tìm thấy ra kẻ đột nhập chết ngườị Chúng sẽ bám vào bề mặt HIV và cuối cùng tiêu diệt nó.

    Với kết quả này, các nhà khoa học đã tìm ra được một cấu trúc có khả năng chống lại HIV. Bước tiếp theo, họ sẽ sử dụng cấu trúc này làm mẫu để tạo ra một kháng nguyên, nhằm kích thích hệ miễn dịch của con người tự sản sinh ra 2G12. Việc này mở ra hy vọng cho một loại vaccine phòng chống đại dịch của thế kỷ.
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3







    Bệnh sởi cấp tính ức chế sao chép HIV

    Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH John Hopkins, sự sao chép của HIV bị ngừng lại trong khi bị sởi cấp tính. Tại Zambia, ở trẻ nhiễm HIV bị sởi cấp tính, nồng độ HIV trong máu giảm đáng kể so với trẻ nhiễm HIV không bị bệnh sởi. Trước đây, mới chỉ có báo cáo về nhiễm Orienta tsutsugamushi gây bệnh sốt mò ức chế HIV.Phát hiện này đã gây ngạc nhiên vì các tác giả nghĩ rằng sao chép HIV tăng lên chứ không phải giảm xuống khi mắc sởi. Sởi là loại virus ức chế miễn dịch rất mạnh. Nó gây nhiều loại nhiễm trùng thứ phát và là nguyên nhân lớn gây tử vong ở trẻ em. Nghiên cứu này cho thấy bệnh sởi kích thích hoạt hóa mạnh mẽ hệ miễn dịch làm ức chế tạm thời HIV.93 trẻ được chẩn đoán nhiễm sởi và HIV ở Zambia được xét nghiệm nồng độ HIV trong máu khi vào viện điều trị bệnh sởi. Mẫu máu được lấy thêm khi bệnh nhi xuất viện và lại lấy lần nữa sau 1 tháng. Các mẫu được so sánh với mẫu máu của trẻ nhiễm HIV không mắc bệnh sởi hoặc các bệnh khác và của trẻ bị sởi nhưng không nhiễm HIV.Kết quả cho thấy 33 trẻ trong số nhiễm HIV mắc bệnh sởi có nồng độ HIV trung bình 5339 bản sao/ml khi mới nhập viện điều trị. Nồng độ HIV tăng tới 60.121 bản sao/ml khi xuất viện và 387.148 bản sao/ml 1 tháng sau đó. Trẻ nhiễm HIV không bị bệnh sởi cấp tính có nồng độ HIV trung bình là 228.454 bản sao/ml.Các tác giả cũng thấy nồng độ tế bào T CD8 - một chỉ báo đáp ứng của hệ miễn dịch, tăng cao ở trẻ nhiễm cả bệnh sởi lẫn HIV so với trẻ ở nhóm chứng. Nồng độ CD8 tăng xảy ra cùng lúc với giảm nồng độ HIV. Cần nghiên cứu thêm để có hiểu biết đầy đủ cách bệnh sởi ức chế HIV và kích hoạt hệ miễn dịch.

    P.Liên(NewsFile)






    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4


    Thuốc vẫn có lợi cho bệnh nhân HIV kháng thuốc

    Mặc dù kháng thuốc là mối đe dọa ngày càng lớn đối với người HIV (+), nhưng kết quả một nghiên cứu mới đây đã cho thấy bệnh nhân nhiễm các chủng virus kháng thuốc vẫn được lợi nhờ phối hợp thuốc mà cho đến nay là biện pháp điều trị duy nhất của họ.
    Các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH California đã theo dõi một nhóm nhỏ bệnh nhân kháng với các thuốc chống HIV, bao gồm các chất ức chế protease mạnh là một phần của liệu pháp gồm nhiều thuốc có thể ức chế virus xuống tới mức không phát hiện được. Họ thấy rằng việc ngừng dùng thuốc làm nồng độ virus kháng thuốc tụt xuống. Nồng độ virus "hoang dại" chưa kháng thuốc tăng lên, nồng độ HIV trong máu tăng và mức các tế bào miễn dịch chính giảm - tất cả đều biểu thị tiến triển của bệnh. Điều này gợi ý việc duy trì phác đồ điều trị cho bệnh nhân có thể giúp giữ HIV trong tầm kiểm soát, mặc dù phải đối mặt với sự kháng thuốc.
    Khi các chất ức chế protease được áp dụng vào giữa những năm 1990, chúng tỏ ra có triển vọng biến HIV thành một bệnh mạn tính dễ kiểm soát hơn do giữ được nồng độ virus ở mức thấp. Nhưng HIV có thể đột biến trở thành kháng thuốc, và số bệnh nhân bị kháng với tất cả các chất ức chế protease hiện có ngày càng tăng. Có thể HIV của bệnh nhân vẫn tiến triển mặc dù nồng độ virus kháng thuốc giảm là do các tế bào virus kháng thuốc sao chép không hiệu quả lắm. Còn chủng virus không kháng thuốc sao chép tốt hơn dẫn đến bệnh tiến triển.
    Kết quả này không phủ nhận tầm quan trọng của việc phát hiện sớm tính kháng thuốc của virus. Chiến lược tiếp tục điều trị cho bệnh nhân cho dù virus đã kháng thuốc cần được so sánh với các biện pháp phát hiện sớm hiện tượng kháng thuốc, khi mà việc thay đổi thuốc của bệnh nhân có thể đẩy HIV xuống dưới mức phát hiện được.

    Cẩm Thùy (The New England Journal of Medicine )
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5


    Phát hiện ra cách ẩn nấp của HIV

    Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách HIV tránh khỏi bị tiêu diệt bởi các thuốc kháng virus rút mới nhất. Các thuốc hiện đại có thể diệt trừ hầu hết HIV nhưng một số ít virus tránh được sự phá hủy của thuốc và tạo thành "ổ chứa" trong cơ thể. Nếu ngưng điều trị, virus sẽ xuất hiện trở lại. Điều này có nghĩa là bệnh nhân phải điều trị suốt đời để kiểm soát HIV. Trong điều kiện bình thường, HIV tấn công các tế bào T của hệ miễn dịch. Virus chỉ có thể gây nhiễu khi các tế bào này ở trạng thái hoạt động, đáp ứng với "tác nhân xâm nhập". Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy virus có cách gây nhiễu vào tế bào T ngay cả khi những tế bào này ở trạng thái không hoạt động. HIV trong các tế bào này không thể bị tấn công bởi các thuốc kháng virus hiện có. HIV có thể nhiễm vào đại thực bào, làm cho đại thực bào giải phóng ra hóa chất, làm thay đổi tập tính của tế bào B. Khi các tế bào B biến đổi tiếp xúc với các tế bào T không hoạt động, nó sẽ làm cho tế bào T dễ bị nhiễm HIV. Việc phát hiện ra sự tác động qua lại phức tạp này giúp các nhà khoa học tìm ra cách loại trừ HIV. Về lý thuyết có thể phá vỡ hoặc ức chế quá trình này, ngăn không cho HIV có chỗ trú chân ở các tế bào T không hoạt động. Mục đích không chỉ làm giảm sản sinh HIV-1 mà còn phá hủy những ổ chứa tế bào mà cho đến nay vẫn khiến chúng ta không thể loại trừ được HIV.

    Minh Hưng(BBC)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  6. #6


    Protein HIV góp phần gây ra tác dụng phụ của thuốc

    Một loại protein do HIV tạo ra có liên quan đến tác dụng phụ xảy ra khi cho bệnh nhân AIDS dùng thuốc. Bệnh nhân nhiễm HIV dùng sulphametholxazole, có thể bị tác dụng phụ như phát ban nặng thường kèm theo sốt, và đôi khi tổn thương gan thận. Protein do HIV tạo ra, có tên là Tat, làm tăng độ mẫn cảm của tế bào nhiễm virus với sản phẩm giáng hóa của sulphamethoxazol. Tat là 1 trong 12 protein do HIV tạo ra.Các nhà nghiên cứu kiểm tra tác dụng của thuốc và sản phẩm giáng hóa của nó trên tế bào miễn dịch được biến đổi di truyền để sản sinh ra protein Tat và so sánh với tác dụng ở tế bào bình thường. Khi tăng lượng thuốc và sản phẩm giáng hóa của thuốc trong tế bào thì tế bào bình thường có thể dung nạp được, nhưng tế bào biểu hiện Tat bị chết. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy so với tế bào bình thường, tế bào sản sinh Tat giảm nồng độ glutathion, là chất sẽ mất đi khi có stress oxy hóa. Điều này cho thấy stress oxy hóa đóng vai trò gây chết tế bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể phòng ngừa được tác dụng phụ, và cũng có thể áp dụng kết quả nghiên cứu này cho các thuốc khác ngoài sulphamethoxazol.


    Thái Hà(Reuters)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  7. #7


    Thuốc HIV mới có lợi cho bệnh nhân kháng thuốc

    Bệnh nhân nhiễm HIV bị kháng các thuốc khác sẽ được lợi khi bổ sung thêm thuốc tenofovir disoproxil (Viread) vào phác đồ điều trị kháng retrovirus đang dùng. Các nhà nghiên cứu đã bổ sung tenofovir disoproxil 300mg hoặc placebo vào phác đồ kháng retrovirus cho 550 bệnh nhân nhiễm HIV. Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, phân tích đột biến kháng thuốc cho thấy đã có tình trạng kháng thuốc chống retrovirus, 94% số bệnh nhân biểu hiện kháng với chất ức chế phiên mã ngược tương tự nucleoside, 58% kháng với chất ức chế protease và 48% kháng với chất ức chế phiên mã ngược phi nucleoside. Sau 24 tuần, tất cả bệnh nhân được chuyển sang dùng tenofovir disoproxil cho đến khi kết thúc nghiên cứu.ở tuần thứ 48, 368 bệnh nhân dùng tenofovir disoproxil có giảm lượng virus, tương đương với lượng virus ở tuần thứ 24. Ngoài ra, 41% số bệnh nhân giảm ARN HIV xuống dưới 400 bản sao/ml.Tenofovir disoproxil là chất ức chế phiên mã ngược nucleotid. Thuốc được dùng điều trị HIV phối hợp với các thuốc chống retrovirus khác cho bệnh nhân sớm bị giảm khả năng chống virus.

    Hải Sơn(Doctor's Guide)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Similar Threads

  1. Bí ẩn quá trình virus HIV biến đổi hình dạng
    By heorung in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 0
    Last Post: 26-02-05, 12:48 PM
  2. Phương pháp điều trị mới chống Virus HIV
    By heorung in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 2
    Last Post: 12-01-05, 09:25 AM
  3. Kỹ thuật phân tử (PCR) phát hiện sớm virus HIV
    By heorung in forum Thông tin mới - nóng hổi đây
    Replies: 0
    Last Post: 17-08-04, 07:34 AM
  4. Virus viêm gan G - niềm hy vọng mới
    By heorung in forum Vui để sống, sống đời cho đáng sống !
    Replies: 1
    Last Post: 13-08-04, 10:25 AM
  5. Phát hiện con đường kháng thuốc của virus HIV
    By heorung in forum Địa chỉ cần biết...
    Replies: 0
    Last Post: 04-08-04, 09:29 PM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •