Results 1 to 2 of 2

Thread: bao giờ VN mới làm được!

  1. #1
    Một phụ nữ 28 tuổi nhiễm HIV và vị hôn phu khỏe mạnh của chị - phóng viên Nhật báo Thượng Hải - sẽ tổ chức hôn lễ tại Bắc Kinh vào chủ nhật tới, nhân Ngày AIDS Thế giới. Trung Quốc hy vọng, quyết định cho phép bệnh nhân nhiễm HIV kết hôn với người khỏe mạnh sẽ giúp làm tăng nhận thức của người dân về bệnh AIDS.

    Đôi nam nữ nói trên xuất thân từ Quý Châu, một tỉnh nghèo ở phía nam Trung Quốc, nơi những con đường buôn lậu ma túy từ Nam Á cắt ngang. Cô dâu từng nghiện ma túy và bị bệnh do dùng chung kim tiêm bẩn với người nhiễm HIV. Từ 4 năm nay, chị vẫn chung sống với người chồng tương lai của mình. Hai anh chị đã được chính quyền tỉnh Quý Châu cho phép kết hôn. Sau đó, họ được các quan chức y tế mời tới thủ đô làm lễ cưới, nhằm thu hút sự chú ý của người dân đối với cuộc hội thảo về chủ đề HIV sẽ được tổ chức ở đây.

    Hiện Trung Quốc có khoảng 1 triệu người nhiễm HIV, mà nguyên nhân chủ yếu là do tiêm chích ma túy. Theo cảnh báo của các chuyên gia, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời, con số này sẽ tăng lên thành 10 triệu vào cuối thập kỷ.


    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  2. #2
    TIẾNG NÓI NGƯỜI TRONG CUỘC: Thuốc điều trị AIDS và “luật chơi” bản quyền



    Ngày nay, các loại thuốc điều trị đặc hiệu HIV (ARV) có thể biến AIDS từ một “bản án tử hình” thành một căn bệnh mãn tính thông thường ở những nước mà người ta có đủ khả năng trả hàng chục ngàn USD mỗI năm để được điều trị. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra 12 loạI ARV vào danh mục thuốc thiết yếu để các nước có thể áp dụng mà “lách” luật bản quyền, nhưng không phải bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện được hay bất cứ bệnh nhân còn sống nào cũng tiếp cận được với thuốc. Theo ước tính, trên toàn thế giới có khoảng 800.000 người (trong tổng số 42 triệu người nhiễm HIV đang còn sống) được tiếp cận với ARV thì đã có tới hơn 500 ngàn người là dân ở các nước có thu nhập cao. Trong khi đó có tới 95% người nhiễm HIV hiện đang phát sống ở các nước đang phát triển và các điều kiện về y tế của các nước này còn hết sức khó khăn.
    Việt Nam bắt đầu mua thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS từ năm 1994. Mỗi năm nhà nước đầu tư khoảng 3 tỷ cho việc mua thuốc, nhưng do giá thuốc quá cao, nên chỉ đủ để mua được một lượng thuốc tối thiểu cho điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV và cho khoảng 50 bệnh nhân AIDS trong cả nước. Theo số liệu thống kê thì năm 2003 cả nước có khoảng 300 cán bộ y tế bị phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ và trên 2000 lượt bệnh nhân vào điều trị trong các bệnh viện. Còn hàng vạn người nhiễm HIV/AIDS khác có nhu cầu điều trị, nhưng chỉ được điều trị các nhiễm trùng cơ hội hoặc chăm sóc đơn giản tại nhà, tại cộng đồng. Có thể nói, với sự đầu tư và giá thuốc như hiện nay, thì người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta không thể có thuốc điều trị đặc hiệu.

    Khó khăn, thách thức đối với công tác điều trị AIDS ở Việt Nam là không có thuốc để điều trị, sự tiếp cận với các dịch vụ y tế của bệnh nhân AIDS còn hạn chế, điều trị AIDS còn ở trình độ thấp, các chính sách về tiếp cận thuốc và sản xuất thuốc chưa hình thành, khả năng chi trả của bệnh nhân AIDS còn rất thấp vì đa phần là người nghèo…

    Theo PGS. TS Nguyễn Đức Hiền-Viện trưởng Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới thì: “Thuốc điều trị AIDS đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với nước ta. Việc điều trị sẽ làm giảm nồng độ HIV trong cơ thể người mang virus, do đó sẽ làm giảm khả năng truyền bệnh cho người khác, bản thân người nhiễm khi được điều trị cũng sẽ có ý thức hơn trong việc thực hành các hành vi an toàn”.

    Để đối phó với tình trạng trên, ngày càng nhiều quốc gia đã kiến nghị những giải pháp khác thường là “ăn trộm” của các hãng dược phẩm. Tất nhiên, không phải họ ăn trộm thật, mà đó là cách gọi của các công ty Dược phẩm Mỹ đối với các nước đã “làm nhái” sản phẩm của họ. Các nước này đã sử dụng một kẻ hỡ trong Hiệp định về “Quyền sỡ hữu trí tuệ liên quan đến thương mại” được miễn các hạn chế về bằng sáng chế đối với một số loại thuốc cơ bản. Điều khoản 31 của Hiệp định này cho phép “mỗi thành viên có thể vi phạm sự tôn trọng các bằng sáng chế trong những hoàn cảnh khẩn cấp quốc gia hoặc cực kỳ cấp bách để sản xuất các loại thuốc thiết yếu ngay tại chỗ”. Một “mẹo” khác là: nhập khẩu song song, nghĩa là nhập khẩu thuốc từ những nước có giá thấp hơn để chặn đứng tình hình giá cao giả tạo cho ngườI giữ bản quyền gây ra.

    Nhờ những “chiêu” đó mà vấn đề tiếp cận ARV ở một số nước đang phát triển đã được cải thiện đáng kể. Trong đó phải kể đến Braxin, Nam Phi… Tuy nhiên, các nước này đã phải trãi qua những vụ kiện tụng khá gay gắt của các công ty dược phẩm đa quốc gia.

    Chiến lược quốc gia phòng chống AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020 của Việt Nam đặt mục tiêu năm 2007, 70% số bệnh nhân HIV/AIDS sẽ được tiếp cận ARV. Nhưng đây cũng là thời điểm nước ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), phải theo “luật chơi” bản quyền. Thời gian từ nay đến 2007 không còn nhiều.

    Vậy làm thế nào để có thể mua được các loại thuốc đặc hiệu này với giá rẻ, PGS.TS Trịnh Quân Huấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và phòng chống HIV/AIDS cho biết: 70% bệnh nhân AIDS tương đương với khoảng 150.000 người - được cung cấp ARV là mong muốn của Việt Nam khi tham gia sáng kiến 3x5 (toàn cầu sẽ có 3 triệu người nhiễm HIV được điều trị vào năm 2005). Sáng kiến này do Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ta đầu năm 2003 nhằm tăng đồng lọat người bệnh tiếp cận điều trị bằng ARV ở các nước đang phát triển.

    Cũng như các nước nghèo khác, Việt Nam không có bản quyền thì sẽ không sản xuất được thuốc. Vì thế WHO mới đề xuất sáng kiến 3x5. Mới đây, Quỹ mang tên cựu Tổng thống Mỹ Clinton, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Toàn cầu và UNICEF đã vận động, đàm phán với các nhà săn xuất thuốc tập trung vào 4 hãng lớn: 3 của Ấn Độ và 1 của Nam Phi (ARV sản xuất tại các hãng này đã được WHO công nhận về chất lượng và được lưu hành). Nếu đàm phán này thành công thì 120 quốc gia sẽ mua được ARV với giá 142USD/người/năm, thay vì 2000/USD/người/năm như ở Việt Nam hiện nay. Dự kiến đến giữa năm 2004 mục tiêu đàm phán này sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, 120 nước được hưởng lợi từ chính sách đàm phán này cũng phải đáp ứng một số điều kiện như: Được Quỹ toàn cầu chấp nhận và tài trợ ngân sách cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS, được sự ủng hộ của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác; loại bỏ đấu thầu thuốc ARV; không được bán thuốc đã mua với giá rẻ này cho bất kỳ quốc gia nào ngoài danh sách 120 quốc gia được duyệt. Việt Nam hiện có thuận lợi là đã được Quỹ toàn cầu ủng hộ.

    Còn nhớ, cách đây không lâu Bộ Y tế đã tổ chức một cuộc Hội thảo về “Tiếp cận thuốc điều trị”. Đại diện của UNAIDS, UNICEF, WHO… và nhiều công ty dược đa quốc gia và trong nước đã tới dự. Các tổ chức quốc tế rất ủng hộ Việt Nam trong việc tiếp cận với thuốc điều trị AIDS và họ đã hứa sẽ ủng hộ tiếp cận với ARV: Bộ Y tế sẽ tiếp tục đàm phán với các tổ chức này để chúng ta có thể tham gia sáng kiến một cách đầy đủ nhất. Bộ Y tế cũng đã trình Chính phủ một đề án “Tiếp cận thuốc điều trị”. Bản đề án này đề ra 3 hướng tiếp cận thuốc điều trị là: Đàm phán với các hãng dược phẩm đa quốc gia để họ giảm giá thuốc điều trị; Tự sản xuất thuốc; phát triển các bài thuốc dân tộc điều trị AIDS.

    Có thể nói, nếu được tham gia vào sáng kiến 3x5 này, thì hy vọng của nhiều người nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam sẽ có hy vọng được tiếp cận với ARV. Đó không chỉ là tin vui của người nhiễm mà có thể còn là của cả cộng đồng. Nguyễn Việt Cường - AIDS và cộng đồng

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •