Results 1 to 7 of 7

Thread: Các bệnh dễ mắc phải!

  1. #1
    Nguy cơ bệnh mạch!

    Trong Hội nghị AIDS của Châu Âu lần thứ 9, tổ chức tại Warsow, một nghiên cứu đã khẳng định bệnh tim mạch là lý do nhập viện chủ yếu của bệnh nhân HIV tại các nước đã phát triển, vì bệnh tim mạch có mối liên quan với HIV và việc dùng thuốc kháng virus.

    Theo GS.Carl Fichtenbaum, chủ nhiệm của nghiên cứu này và là Giám đốc Trung tâm bệnh nhiễm trùng của Đại học Cincinnati, “Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi đã nêu lên được những yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch trong việc dùng thuốc điều trị kháng virus cho bệnh nhân nhiễm HIV, đặc biệt là những bệnh nhân trên 40 tuổi. Vì vậy, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV, người thầy thuốc cần cân nhắc và kết hợp nhiều biện pháp, như: ngưng thuốc lá, kiểm soát nồng độ lipid máu, đường huyết và chọn lọc cẩn thận các loại thuốc kháng virus”.

    Ngoài ra, theo báo cáo của nghiên cứu, các bệnh lý tim mạch là nguy cơ thường gặp hơn so với các bệnh thận, bệnh gan hoặc là các bệnh nhiễm trùng cơ hội của AIDS trên bệnh nhân nhiễm HIV có dùng thuốc điều trị HIV. Khi một người cần phải sống lâu dài với HIV thì các yếu tố thuận lợi và nguy cơ khi điều trị HIV và đồng thời tất cả các yếu tố khác của việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cũng cần được chú trọng quan tâm và cân nhắc.

    BS.Thục Đoan
    (Theo http://www.advocate.com)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  2. #2








    Hiv gây tăng nguy cơ cục máu đông

    Theo kết quả một nghiên cứu mới đây, người nhiễm HIV, ít nhất là người dưới 50 tuổi, có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch. Vài năm trước, nếu một người nhiễm HIV(+) bị khó thở hoặc có triệu chứng khác của bệnh phổi, thì bác sỹ cho là bệnh nhân bị viêm phổi do Pneumocystis carinii hoặc nhiễm trùng khác thường xảy ra ở người nhiễm HIV. Kết quả của nghiên cứu này cho biết có thể nghẽn mạch phổi là nguyên nhân gây các triệu chứng phổi.Nghẽn mạch do huyết khối tĩnh mạch xảy ra khi cục máu đông hoặc vật gây tắc nghẽn khác hình thành trong tĩnh mạch sâu của chân. Nếu cục máu đông bong ra và di chuyển tới phổi sẽ gây tắc mạch phổi. Nhiều trường hợp cho thấy có mối liên quan giữa HIV và tăng nguy cơ nghẽn mạch do huyết khối tĩnh mạch. Để nghiên cứu mối liên quan này, các nhà khoa học đã tổng kết bệnh án của tất cả bệnh nhân nhiễm HIV hoặc nghẽn mạch do huyết khối tĩnh mạch được xuất viện từ 7/1998 đến 6/1999. Nghiên cứu gồm 362 bệnh nhân có HIV (+) và 244 người bị nghẽn mạch do huyết khối tĩnh mạch.Nhìn chung cả nhóm thì người nhiễm HIV không dễ bị cục máu đông. Tỷ lệ tắc mạch huyết khối tĩnh mạch là 2,8% ở bệnh nhân HIV(+) và 1,8% ở người HIV(-), sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Nhưng khi phân tích giới hạn độ tuổi dưới 50 thì người nhiễm HIV (+) khá dễ bị cục máu đông tĩnh mạch sâu. Trong thực tế, 22% bệnh nhân dưới 50 tuổi bị nghẽn mạch do huyết khối tĩnh mạch cũng có HIV (+). Bệnh nhân HIV trẻ cũng dễ bị cục máu đông tĩnh mạch sâu một cách đáng ngạc nhiên, vì trong dân cư nói chung, cục máu đông tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở người già. Mặc dù phụ nữ trẻ dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu hơn nam giới trẻ, nhưng ở bệnh nhân HIV(+) tuổi dưới 50, nam giới dễ bị cục máu đông hơn nữ giới. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây tăng nguy cơ cục máu đông ở người nhiễm HIV.

    Văn Tài(AIDS Patient Care and STDs)





    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    Cơ chế của não liên quan chặt chẽ tới tình trạng sút cân trong bệnh AIDS, ung thư

    Các nhà nghiên cứu Oregon đang tập trung nghiên cứu một cơ chế não kiểm soát tình trạng bệnh nhân bị sút cân nhiều do bệnh AIDS và ung thư. Sự tàn phá có tên là chứng suy mòn đặc trưng bởi chán ăn nghiêm trọng đi kèm với tăng chuyển hóa, khiến khó tăng cân hoặc thậm chí khó duy trì cân nặng. Yếu và teo cơ, đặc biệt là trẻ em và người già làm bệnh nhân không chịu đựng hoặc hồi phục được sau khi điều trị tấn công nhằm chữa khỏi bệnh.

    Hiện nay, các nhà khoa học nghiên cứu trên chuột đã xác định một số phân tử trên bề mặt tế bào não, có tên là thụ thể MC4. Thụ thể này nằm ở vùng dưới đồi, là cơ chế trong não có vẻ đóng vai trò chính trong suy mòn. Trong khi phát hiện này có khả năng đưa tới các liệu pháp giúp bệnh nhân phục hồi thể trạng, vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định cơ chế trên chuột giống với cơ chế ở người.

    Nghiên cứu trước đây đã cho thấy sự giảm hoạt động của các tế bào thần kinh này làm chậm chuyển hóa của người và làm tăng sự thèm ăn của họ, dẫn đến tăng cân. Giờ đây, thụ thể MC4 là một trong những mục tiêu lớn của công nghiệp dược để điều trị béo phì. Tuy nhiên, nếu nhóm tế bào thần kinh này hoạt động quá tốt, hậu quả trên động vật sẽ ngược lại -- chuyển hóa tăng và sự thèm ăn giảm, hay còn gọi là suy mòn.

    Các nhà khoa học đã kiểm tra giả thuyết này trên giống chuột có thụ thể MC4 không hoạt động, cũng như trên chuột bình thường được tiêm một hóa chất gây suy mòn. Các nhà khoa học thấy rằng chuột chống lại được sút cân do ung thư hoặc bệnh nhiễm trùng khi được tiêm trực tiếp chất chẹn MC4 vào não.

    Số liệu cho thấy hệ thống này đóng một vai trò hợp nhất gián tiếp gây ra chứng suy mòn trong các bệnh ở người như ung thư, suy tim, bệnh Alzheimer và AIDS, do đó đây là đích chung để can thiệp điều trị.

    Hải Sơn (Cancer Research)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4


    Bệnh nhân HIV có nguy cơ bị ung thư

    Nghiên cứu mới đây thực hiện tại các trường ĐH Glasgow và Strathclyde, bệnh nhân HIV không được điều trị bằng những thuốc hiện đại dễ mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Điều này củng cố mối liên quan giữa virus và ung thư.
    Các bệnh án thu thập trước khi có các biện pháp điều trị kháng virus hiện đại được đưa ra phân tích. Bệnh nhân HIV(+) tại thời điểm đó dễ bị ung thư gấp 11 lần. Tuy nhiên, nguy cơ của một số loại ung thư còn cao hơn nhiều: nguy cơ bị sarcom Kaposi cao gấp 2000 lần, nguy cơ u lympho không Hodgkin cao gấp khoảng 100 lần. Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ của những loại ung thư khác như ung thư gan, phổi và ung thư da cũng rất cao. Có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm khác nhau, người quan hệ tình dục đồng giới và lưỡng giới có nguy cơ lớn hơn nhiều so với người quan hệ tình dục khác giới và bị bệnh máu khó đông có HIV(+). Có thể do bệnh nhân HIV hút thuốc lá hoặc tiếp xúc nhiều hơn với các virus khác như viêm gan B, C hoặc có lẽ vì hệ miễn dịch khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng hơn trong việc ức chế những ung thư này.
    Vai trò then chốt của hệ miễn dịch trong ngăn ngừa ung thư đang ngày càng rõ. Nhiều loại ung thư có liên quan tới nhiễm khuẩn, và một hệ miễn dịch suy yếu như ở bệnh nhân HIV khó có thể chống lại ung thư.

    Thu Bảo(BBC)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5
    NHIỄM HIV/AIDS VÀ UNG THƯ

    BS. TRẨN CHÁNH KHƯƠNG

    Dịch HIV/AIDS ngày nay được xem là một thảm họa mới của thế kỷ 20. tình trạng lây nhiễm HIV càng mạnh mẻ, rộng khắp và đa dạng, nhất là ở các nước đang phát triển châu Á, châu Phi... số người chết vì AIDS đã và đang ngày càng nhiều có thể làm diệt vong nhiều gia đình, nhiều quốc gia trên thế giới.

    Biến chứngbệnh cảnh sau cùng của người bệnh AIDS ngoài suy kiệt nặng chủ yếu là nhiễm trùng cơ hội và hoặc bệnh ung thư.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 25 bệnh nhiễm trùng cơ hội (opportunistic infectious diseases) thường gặp ở người AIDS, nhưng phổ biến hơn cả là lao phổi và ngoài phổi (hạch, màng não...), nhiễm virút (Cytomegalovirus hay Pneumocystis carinii...), nhiễm nấm (Cryptococcus neoformans, candida albicans...).

    Cho đến nay y học ghi nhận một số ung thư có thể gặp bây giờf chưa rõ mối liên hệ nhân quả nhiễm HIV với ung thư. Một số ung thư được xem là bệnh xác nhận giai đoạn AIDS của người nhiễm HIV (AIDS - defining malignancies). Ba loại ung thư có liên quan với AIDS là: Sarcôm Kaposi, Limphôm không Hodgkin và ung thư xâm lấn cổ tử cung.

    Thực vậy theo y văn thế giới: người suy giảm miễn dịch mang tính di truyền hay mắc phải thường dễ mắc ung thư hơn người bình thường, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, chủ yếu là các ung thư hệ hạch Limphôm.

    Theo dõi trong một thời gian dài 16.000 bệnh nhân ghép thận và được dùng thuốc loại ức chế miễn dịch: nguy cơ và Limphôm không Hodgkin tăng 32 lần, ung thư gan và đường mật tăng 30 lần, ung thư cổ tử cung và bọng đái tăng 5 lần.

    Cô chế gây ung thư ở người bị sauy giảm miễn dịch mắc phải do ghép cơ quan hay nhiễm HIV được biết rõ hơn khoảng 10 năm gần đây. Chính sự suy giảm miễn dịch đã làm gia tăng, làm sinh sản hỗn độn các tế bào Limphôm B ác tính (B. Cells) gây rối loạn Limphôm.

    Một số đặc điểm của bệnh ung thư xác nhận giai đoạn AIDS.

    1. Sacrôm kaposi (Kaposi's Sarcoma)

    Dạng ung thư thành mạch rất hiếm, chỉ gặp ở vùng Trung Phi, Đông Âu và ở người già.

    Sacrôm kaposi gặp ở người AIDS trẻ tuổi, dưới dạng tổn thương da màu đỏ hồng hay gồ thành cục ở lưng, ngực, đầu cổ, chân.

    Bệnh diễn tiến nặng, lan rộng các mạch máu nội tạng làm chảy máu hay tắc mạch.

    2. Limphôm không Hidgkin (Non_Hodgkin's Lymphoma)

    Là ung thư hệ thống mạch Limphô. Ở người AIDS, dạng thường gặp là khối u não, gây nên tổn thương thần kinh (như mù, liệt chi, co giật...) và làm biến đổi nhân cách (như kích động hoặc trầm cảm...).

    bệnh diễn tiến nặng, tổn thương nhiều nơi, nhiều cơ quan, không đáp ứng điều trị. Tử vong xảy đến trong khoảng 3-5 tháng.

    3. Ung thư xâm lấn cổ tử cung (Cervix Carcinoma)

    Gặp ở người phụ nữ trẻ bị AIDS, quan hệ tình dục với nhiều người. Được phát hiện ở giai đoạn trễ, bệnh nặng, có xuất huyết âm đạo và suy nhược trầm trọng.

    Y học đã xác định mối tương tác sinh ung thư của HIV và HPV (virút gây bướu gai ở người - Human Papillo Virus)

    Ở nước ta tính đến tháng 8/1998 đã có khoảng 10.000 người nhiễm HIV/AIDS được xác định. Số người nhiễm HIV gia tăng mạnh mẽ, đa dạng. Người bị AIDS tử vong ngày càng nhiều.

    Khảo sát hồi cứu trong 5 năm (1993-1997) tại TT Ung Bướu TPHCM đã ghi nhận 29 trường hợp ung thư trên người nhiễm HIV/AIDS.

    1. Tỷ lệ người bệnh ung thư có nhiễm HIV/AIDS là 1? . Độ tuổi trung bình 37, phái nam nhiều hơn phái nữ (17/12 trường hợp).

    2. Limphôm không Hidgkin, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm hầu là 3 dạng ung thư nhiều hơn cả (55% các trường hợp). Chưa ghi nhận ca bệnh Sacrôm Kaposi nào...

    3. Bệnh nhân đa số đến từ Campuchia (9/29) và các tỉnh dọc biên giới Campuchia-Việt Nam (Đồng Tháp, Tây Ninh, An Giang...). đường lây turyền chính là quan hệ tình dục không an toàn (68%), nghiện chích ma túy (32%). Việc lây lan "vợ chồng" trong gia đình là một thực tế xã hội đáng quan tâm (9/29 trường hợp).

    4. Hầu hết người bị nhiễm HIV/AIDS đều ở giai đoạn trễ, cơ thể suy kiệt nhiều, có thêm một số bệnh nhiễm khuẩn cơ hội khác. Do đó việc điều trị chủ yếu là: chăm sóc nâng đỡ.

    5. Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng xã hội đang gia tăng, rộng khắp... có thể số người AIDS bị ung thư ngày càng nhiều. Vấn đề chăm sóc tại gia (Home care) với sự trợ giúp của gia đình, thân quyến, người hàng xóm là vấn đề y tế - xã hội cấp thiết bên cạnh việc thông tin, giáo dục phòng chống lây nhiễm HIV.

    6. Việc quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS có nguồn gốc từ Campuchia cần được ngành Y tế TPHCM thực sự quan tâm. Một chiến lược hợp tác quốc tế tốt, một kế hoạch hành động cụ thể, thích hợp cần được làm ngay nhằm giải quyết tình trạng quá tải các bệnh viện, TT Chuyên khoa của TPHCM trong tương lai...
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  6. #6
    Thuốc chữa AIDS có thể làm hại da

    Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm thuốc chữa AIDS có tên dideoxynucleosides có thể làm chết hệ thần kinh cảm giác của da.

    Sự chết đi của các dây thần kinh cảm nhận của da có thể gây đau thường xuyên ở da và các một số cảm giác bất thường khác như tê liệt ở bàn chân và cẳng chân.

    Các nhà khoa học cho biết việc lấy sinh thiết da là một biện pháp hiệu quả để phát hiện tình trạng chết đi của các dây thần kinh cảm nhận của da, ngay cả trước khi xuất hiện các triệu chứng.

    Dideoxynucleosides là tổ hợp thuốc chống AIDS phổ biến có tác dụng ngăn chặn HIV tự sao chép và sinh sôi.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  7. #7
    Đồng nhiễm virus viêm gan C làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV

    Theo kết quả nghiên cứu mới đây, đồng nhiễm virus viêm gan C (HCV) làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV. Nghiên cứu bao gồm 12.216 người HIV dương tính được dùng lần đầu thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao (HAART) từ 1/1997-2/2003. Nhìn chung, 4.668 (38%) người có xét nghiệm HCV huyết thanh âm tính. Sau thời gian theo dõi trung bình 3,5 năm, 13,9% số người có xét nghiệm HCV huyết thanh âm tính đã tử vong so với 22,2% bệnh nhân có xét nghiệm HCV huyết thanh dương tính. Theo mô hình Cox đa biến bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân, số lượng tế bào CD4 và lượng virus HIV, chẩn đoán tâm thần và nghiện ma túy, tiền sử nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân AIDS, tiền sử dùng liệu pháp kháng retrovirus trước HAART, dùng thuốc chống HCV, điều kiện sống và vùng sống, niên lịch, thì những bệnh nhân có HCV huyết thanh dương tính dễ bị tử vong hơn 38% so với bệnh nhân có HCV âm tính. Trong một mô hình được điều chỉnh về việc sử dụng ma túy đường tiêm, có HCV dương tính làm nguy cơ tử vong tăng 28%. Điều đặc biệt gây ngạc nhiên trong nghiên cứu này là tỷ lệ nghiện rượu thực sự cao ở bệnh nhân đồng nhiễm HCV, chiếm 63%. Trong khi chúng ta đang chờ đợi liệu pháp điều trị tốt hơn, thì điều quan trọng lại là xét nghiệm cho bệnh nhân nhiễm HIV để tìm nhiễm HCV, ít nhất là để giúp họ bỏ rượu. Điều này giúp làm giảm nguy cơ tử vong.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •