Results 1 to 9 of 9

Thread: ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

  1. #1

    Join Date
    Dec 2003
    Location
    Trên mặt đất & dươí mặt trơì
    Posts
    84

    áp dụng liệu pháp ghen để điều trị hiv


    Sau sự kiện các nhà khoa học công bố đã giải mã thành công bộ gen người, nhân loại đang chờ đợi những thành quả sẽ đạt được trong việc điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh hiểm nghèo như AIDS nhờ vào liệu pháp gen. Vậy liệu pháp gen là gì?

    Mỗi chúng ta đều mang trong mình hàng chục gen khuyết tật và trong số chúng ta có rất nhiều người mắc các bệnh di truyền. Có một số bệnh thông thường gây ra bởi gen, đó là các bệnh về u nang xơ hóa với tỷ lệ 1/2.500 trẻ sơ sinh ở châu Âu. Tổng số bệnh do khuyết tật gen ước tính khoảng 5%. Tuy nhiên chỉ khi nào chúng ta thừa hưởng từ bố mẹ cả hai gen thoái hóa thì bệnh mới phát triển vì chúng ta chỉ cần có một gen bình thường là đủ để tránh không mắc bệnh, nhưng nếu gen thoái hóa là trội thì cũng sẽ gây bệnh.

    Ngoài ra, có các bệnh liên quan tới nhiễm sắc thể X; nam giới chỉ có bản sao của gen này nên không có khả năng hoàn thành chức năng của các gen khiếm khuyết. Bệnh đau cơ ducheme hay bệnh ưa chảy máu là các ví dụ rõ ràng nhất.
    Việc lập sơ đồ toàn bộ genome người sẽ tạo điều kiện kiểm soát được các bệnh mà con người sẽ mắc phải cùng những phương pháp điều trị mới và dự đoán được các bệnh.

    Liệu pháp gen là sự tác động vào các gen nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) - nhằm chuẩn xác lại các gen bị khiếm khuyết (nguyên nhân phát sinh ra bệnh), thông qua một số phương pháp sau:
    - Ðưa một gen bình thường vào một vị trí không đặc hiệu trong genome để thay thế các gen không còn chức năng. Ðây là cách phổ biến nhất.
    - Một gen khiếm khuyết có thể được trao đổi bằng một gen bình thường thông qua tái tổ hợp tương đồng.
    - Gen khiếm khuyết có thể được sửa chữa thông qua đột biến chọn lọc ngược để chuyển gen sang trạng thái có chức năng bình thường.
    - Ðiều hòa (ở mức độ đóng, mở gen) của một gen có thể đã bị biến đổi.

    Thực trạng của trị liệu gen hiện nay:
    Hiện nay các sản phẩm trị liệu gen vẫn còn chưa được cho phép ứng dụng rộng rãi vì trị liệu gen tuy đã được thực nghiệm nhưng chưa chứng tỏ thành công trong lâm sàng. Một tiến bộ nhỏ đạt được khi thử nghiệm trị liệu gen lần đầu tiên là vào năm 1990; song vẫn tồn tại những trở ngại cho liệu pháp gen trong việc điều trị các bệnh di truyền, như:

    Trị liệu gen phải lập đi lập lại nhiều lần: Vì bản chất sống ngắn của trị liệu gen (TLG) nên muốn chữa khỏi một bệnh nào đó thì DNA trị liệu đưa vào các tế bào đích phải duy trì được chức năng của mình và các tế bào chứa DNA trị liệu phải tồn tại lâu và ổn định. Tuy nhiên, vấn đề hòa nhập DNA trị liệu vào trong genome và bản chất phân chia nhanh của nhiều tế bào là những vấn đề luôn được lưu tâm. Bệnh nhân muốn TLG sẽ phải trải qua nhiều vòng trị liệu.

    Ðáp ứng miễn dịch: Bất kỳ ở thời điểm nào, khi một đối tượng "lạ" được đưa vào các mô của người thì hệ thống miễn dịch đều tấn công lại. Những rủi ro của sự kích thích hệ miễn dịch sẽ làm giảm hiệu lực của TLG. Hơn nữa, đáp ứng tăng cường của hệ miễn dịch cũng làm khó khăn cho TLG khi bệnh nhân phải trị liệu lập đi lập lại.

    Vector virut: Virut là một vật "mang" - carrier chọn lọc trong hầu hết các nghiên cứu TLG, tuy nhiên các virut lại có độc tính đối với cơ thể con người và khi vào trong cơ thể người thì chúng có khả năng phục hồi việc gây bệnh. Một số vấn đề khác cũng cần đặt ra như đáp ứng miễn dịch, đáp ứng viêm nhiễm việc kiểm tra gen và các đích tới của chúng.

    Bệnh do nhiều gen: Những bệnh do sự đột biến ở một gen đơn là sự lựa chọn tốt nhất đối với TLG. Nhưng trong thực tế thì một số bệnh như các bệnh về tim, bệnh cao huyết áp, bệnh alzheimer, bệnh viêm khớp hay tiểu đường v.v... lại gây ra bởi sự biến đổi của nhiều gen. Những bệnh do đa gen hay đa yếu tố thì rất khó khăn đối với TLG.

    Mặc dù vậy đã có những tiến bộ đạt được trong trị liệu gen đối với HIV/AIDS. Các nhà khoa học Viện quốc gia các bệnh dị ứng và truyền nhiễm (The National Instiute of Allergy and Infectiuos Diseases-NIAID) báo cáo lần đầu tiên đã xác định được các tế bào miễn dịch chống lại virut có thể được biến đổi gen để làm tăng đáp ứng miễn dịch đối với HIV. Thông qua việc tiến hành nghiên cứu 30 cặp song sinh cùng hợp tử, trong đó một bị nhiễm HIV và một không bị nhiễm cho thấy các tế bào T chống lại HIV được lấy ra từ những trẻ song sinh khỏe mạnh và được biến đổi gen để tạo ra thêm các receptor giúp cho các tế bào nhận diện được các tế bào đã bị nhiễm HIV. Các tế bào "công nghệ" này sau đó được đưa vào đứa trẻ song sinh bị nhiễm HIV với mục đích là làm tăng cường hoặc phục hồi khả năng tấn công virut của các tế bào T.

    Trong một báo cáo do Robert. E, MD tại Hội nghị quốc tế về AIDS lần thứ 12 ở Geneva (Thụy Sỹ), các nhà khoa học báo cáo rằng khi truyền các tế bào biến đổi gen cho 30 cặp song sinh bị nhiễm HIV đều an toàn và dung nạp tốt. Về thử nghiệm phối hợp các loại tế bào T, người ta thấy rằng hỗn hợp các tế bào CD4+ và CD8+ tỏ ra sống dài nhất. Các tế bào chẳng những tồn tại ở mức cao trong máu ít nhất 100 ngày mà còn tăng sinh. Kết quả này đã mở ra một triển vọng mới trong việc điều trị bệnh AIDS, thắp sáng niềm hy vọng cho những bệnh nhân AIDS.
    [i]<span style=\'color:red\'>XIN TẶNG NHỮNG ĐÓA HOA ĐẸP NHẤT CHO ĐỜI</marquee>

  2. #2






    BS. Nguyễn Hữu Chí

    Phó Chủ nhiệm Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP. HCM

    Trưởng khoa Nhiễm E, BV. Bệnh nhiệt đới TP. HCM



    I. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV/AIDS VÀ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG THUỐC ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

    Nhiễm HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử văn minh của loài người. Những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào mùa xuân năm 1981, sau đó số ca mới tăng liên tục, xâm chiếm tất cả các lục địa trên thế giới. Tính đến năm 2003, cả thế giới có khoảng 60 triệu người nhiễm HIV, hơn một phần ba trong số này đã chết&#33; Rủi ro thay, hiện nay đại dịch nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và tiếp tục gây nhiều hậu quả trầm trọng cho hầu hết các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi vùng phía dưới sa mạc Sahara, Nam Á và Đông Nam Á, Trung - Nam Mỹ, Đông Âu. Tại những vùng này tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng cũng như số người chết vì bệnh này rất cao. Mười ba nước Phi châu ở vùng phía dưới sa mạc Sahara có tỉ lệ (prevalence) nhiễm HIV/AIDS >10% dân số, đứng đầu là Zimbabwe (25,84%) và Botswana 25,10%), kế đến là Namibia (19,94%), Zambia (19,07%), Swaziland (18,5%)... Ở khu vực châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê tỉ lệ nhiễm thấp hơn nhiều, 8 nước có tỉ lệ >1%, đứng đầu là Haiti (5,17%), tiếp theo là Bahamas (3,77%), Barbados (2,89%), Guyana (2,13%)… Ở Châu Á, lục địa đông dân nhất toàn cầu, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS dẫn đầu là Cambodia (2,4%), kế đến là Thái Lan (2,23%) và Myanmar (1,79%)… Như vậy, với những tỉ lệ này, số người nhiễm HIV/AIDS trong khu vực không phải là nhỏ.

    Năm 1996, thuốc điều trị HIV thuộc loại chống retrovirus (ARV) mạnh được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển để điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Điều trị này đã cải thiện rõ rệt tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội, gia tăng chất lượng cuộc sống và quan trọng hơn cả là giảm được nguy cơ tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị này có thể gây ra một số bất lợi như kháng thuốc, bệnh nhân dùng thuốc bị tác dụng phụ nhiều, trong đó có tác dụng phụ rất trầm trọng và nguy hiểm. Thật không may, khoảng 42 triệu người nhiễm HIV/AIDS hiện nay sống ở các nước đang phát triển, chưa được hưởng những lợi ích của điều trị đặc hiệu. Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (WHO) ước tính trong năm 2003, có khoảng 6 triệu người nhiễm HIV/AIDS ở các nước đang phát triển cần thuốc để kéo dài cuộc sống. Tuy nhiên chỉ có khoảng 350.000 - 400.000 người được điều trị, và 1/3 số này là người Brazil.



    Ngày 22 tháng 09 năm 2003, trong phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, WHO thông báo việc thiếu thốn phương tiện điều trị nhiễm HIV/AIDS là một khẩn cấp y tế toàn cầu, đồng thời WHO cũng làm một việc chưa có tiền lệ là kêu gọi toàn thế giới ủng hộ dự án điều trị cho 3 triệu người nhiễm HIV/AIDS vào cuối năm 2005. Trong dự án này, WHO cũng đưa ra những phác đồ điều trị cập nhật hóa, đơn giản để có thể áp dụng ở các nước đang phát triển. Những phác đồ điều trị này không chỉ dựa trên nền tảng khoa học, mà còn phải dựa trên việc theo dõi những tác dụng phụ bất lợi của thuốc, hiệu quả điều trị, cách thức cung cấp thuốc, phương tiện của các cơ sở y tế và khả năng của nhân viên y tế.



    II. NHU CẦU ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU CHỐNG HIV HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?



    Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện vào tháng 12/1990 tại TP. HCM. Sau đó số ca nhiễm tăng nhanh chóng ở nhiều thành phố khác và lan khắp cả nước. Tính đến tháng 12/2002, cả nước có 52.924 người nhiễm HIV, 7.750 đã chuyển sang giai đoạn AIDS và có 4.200 người tử vong. Hiện nay 61/61 tỉnh thành của cả nước đều được ghi nhận có người nhiễm HIV/AIDS, trong đó 6 tỉnh thành có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội và An Giang. Điều cần lưu ý là hơn phân nửa số người bị nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 và 85% là nam giới. Đối tượng nguy cơ có tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất vẫn là người nghiện chích ma túy, kế đến là phụ nữ mại dâm và những người có hoạt động tình dục không an toàn.

    TP. HCM, thành phố đông dân nhất Việt Nam, tính đến 31/12/2002, có 13.067 người nhiễm HIV (chiếm 25% số nhiễm của cả nước), 4.481 bệnh nhân AIDS (chiếm 58% số bệnh nhân AIDS toàn quốc), 1.732 trường hợp tử vong (chiếm 41% số tử vong vì AIDS trong cả nước). Ước tính số người nhiễm thực sự trong cộng đồng khoảng gấp 4-5 lần số phát hiện được.

    Từ 1990 - 2002, BV. Bệnh Nhiệt đới, một trong ba trung tâm điều trị của cả nước, đã tiếp nhận 4.099 trường hợp nhập viện, chiếm khoảng 1/3 số ca nhiễm của thành phố. Qua khảo sát nhận thấy số nhập viện trong 3 năm gần đây (2000-2002) cao hơn hẳn so với số nhập viện trong giai đoạn 10 năm trước (1990-1999) với 81% có biểu hiện của AIDS, 29% có tổn thương đa cơ quan, tử vong chung là 11%. Ngoài số bệnh nhân nội trú, chỉ riêng trong năm 2002, bệnh viện đã khám cho 3.061 bệnh nhân ngoại trú với 10.227 lượt, trung bình một người nhiễm HIV đến khám 3 lần/năm. Qua số lượng bệnh nhân được khám này, ước tính khoảng hơn 80% bệnh nhân nội trú và 40% bệnh nhân ngoại trú đang cần ngay thuốc chống retrovirus để duy trì cuộc sống, tuy nhiên rất đáng tiếc là chỉ có không tới 10% bệnh nhân có khả năng dùng được thuốc điều trị đặc hiệu.



    III. VÌ SAO CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU CHỐNG HIV/AIDS ?



    Hiện nay, tất cả các thuốc ARV không thể tiêu diệt hoàn toàn HIV trong cơ thể vì HIV có thể tồn tại và gây nhiễm trùng tiềm ẩn cho nhiều loại tế bào miễn dịch, ngay cả khi không phát hiện được HIV trong máu. Vì vậy việc điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    - Tăng cường chất lượng cuộc sống và tăng tuổi thọ cho người bệnh.

    - Giảm số lượng HIV trong máu (nồng độ HIV) càng nhanh, càng nhiều, càng lâu thì càng tốt. Một khi nồng độ HIV giảm, bệnh sẽ tiến triển chậm, nguy cơ HIV kháng thuốc giảm, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội ít… Đây là mục đích cơ bản hàng đầu của việc điều trị đặc hiệu.

    - Tái tạo và phục hồi chức năng của hệ thống miễn dịch.

    - Duy trì phác đồ điều trị liên tục, khống chế các tác dụng bất lợi của thuốc (nếu có và nếu được).

    - Giảm mức độ lây lan cho cộng đồng.



    IV. KHI NÀO NÊN BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU CHO BỆNH NHÂN?



    Thông thường, theo khuyến cáo của Cơ quan Kiểm soát bệnh (CDC) Hoa Kỳ thì nên xem xét điều trị cho bệnh nhân người lớn bị nhiễm HIV/AIDS khi có các tiêu chuẩn sau:

    - Biểu hiện lâm sàng của nhiễm HIV/AIDS, bao gồm triệu chứng của một bệnh chỉ điểm AIDS (theo bảng xếp loại CDC 1993) và những biểu hiện của tình trạng suy giảm miễn dịch nặng như nấm miệng, sốt kéo dài, tiêu chảy, sụt cân,…

    - Số lượng tế bào CD4 < 350/mm3

    - Nồng độ HIV trong huyết tương (máu) > 55.000 copies/mm3, xác định bằng phương pháp xét nghiệm PCR.

    Theo WHO, việc bắt đầu điều trị HIV phụ thuộc vào khả năng thực hiện xét nghiệm đếm tế bào CD4 của từng cơ sở y tế vì đối với hầu hết các nước đang phát triển do nguồn tài chánh eo hẹp nên không thể dựa vào xét nghiệm nồng độ HIV trong huyết thanh để bắt đầu điều trị đặc hiệu chống HIV cho bệnh nhân.



    V. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NÀO LÀ PHÙ HỢP NHẤT CHO BỆNH NHÂN?

    Quyết định lựa chọn phác đồ điều trị nào phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố sau:

    - Kết quả của các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy phác đồ AZT/3TC/Abacavir (ABC) có tác dụng kém đối với việc ức chế HIV và hiệu quả không cao so với phác đồ 3 - 4 loại thuốc có chứa efavirenz.

    - Sự xuất hiện thêm nhiều loại thuốc ARV có hiệu quả như: tenofovir disoproxil (TDF), emtricitabine (FTC), atazanavir (ATV), enfuvirtide (ENT, T-20, thuốc ức chế sự hòa lẩn = fusion inhibitor).

    - Việc phát hiện độc tính của nhiều loại thuốc ví dụ như độc tính thuốc xuất hiện khi phối hợp DDI và D4T, rối loạn dưỡng chất lipid của các thuốc ức chế men protease.

    - Khả năng cung cấp các thuốc ARV giá rẻ ở từng nơi.

    Phần lớn các chương trình điều trị của các nước đang phát triển sử dụng 2 loại ức chế men sao chép ngược có gốc nucleoside và 1 lọai ức chế men sao chép ngược không có gốc nucleoside. Cụ thể như sau : (D4T hoặc AZT) + 3TC + (nevirapine hoặc efavirenz). Trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp được công thức trên hoặc là bị thất bại, có thể chuyển sang công thức: (TDF hoặc ABC) + DDI + (liponavir/r hoặc Saquinavir/r).

    Người bệnh cần lưu ý là việc điều trị cần phối hợp nhiều loại thuốc nhằm gia tăng hiệu quả điều trị, giảm độc tính của thuốc, giảm nguy cơ kháng thuốc tới mức cao nhất. Nếu dùng đơn độc một loại thuốc bệnh có nguy cơ tái phát nhanh và kháng thuốc dẫn đến tỉ lệ tử vong tăng.


    VI. SỰ HỢP TÁC CỦA NGƯỜI BỆNH ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN VIỆC ĐIỀU TRỊ?
    Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc điều trị. Nếu bệnh nhân hợp tác tốt với thầy thuốc trong việc điều trị, nồng độ HIV trong máu có thể kiểm soát được như vậy nguy cơ tử vong sẽ giảm. Ngược lại, nếu bệnh nhân không gắn bó với chương trình điều trị, không dùng thuốc đúng cách, HIV sẽ có cơ hội phát triển nhanh và sản sinh dòng HIV kháng thuốc.

    1. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc gắn bó của bệnh nhân vào chương trình điều trị?

    Nếu bệnh nhân không dùng thuốc đúng cách nghĩa là dùng đủ liều lượng, đủ thời gian (thường < 90 – 95% liều thuốc), thì chắc chắn không thể nào làm giảm nồng độ HIV một cách thích hợp. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 1/3 bệnh nhân quên thuốc trong vòng 3 ngày khi đến tái khám gần nhất với lý do thường là quên, bận rộn, ngủ quên, buồn chán, đi xa thành phố…

    · Yếu tố ảnh hưởng không tốt đến việc gắn bó của bệnh nhân vào chương trình điều trị là:

    - Thầy thuốc không giải thích thỏa đáng cho bệnh nhân.

    - Bệnh nhân uống rượu.

    - Bệnh nhân bị tâm thần.

    - Bệnh nhân mất khả năng xác định các loại thuốc cần uống

    - Thiếu một hệ thống chăm sóc ban đầu một cách đáng tin cậy, công bình cho mọi bệnh nhân và hỗ trợ bệnh nhân dùng thuốc đều đặn.

    · Yếu tố ảnh hưởng tốt đến việc gắn bó của bệnh nhân vào chương trình điều trị là:

    - Bệnh nhân được sự hỗ trợ về tâm lý và cuộc sống.

    - Bệnh nhân thích ứng tốt hoặc không cảm thấy trở ngại gì trong việc dùng thuốc hàng ngày.

    - Bệnh nhân hiểu được nguyên nhân chính của sự kháng thuốc có thể là do dùng thuốc không đúng cách.

    - Bệnh nhân biết được tầm quan trọng của từng loại thuốc điều trị và vẫn cảm thấy thoải mái khi sử dụng thuốc trước mặt nhiều người.

    - Bệnh nhân đi tái khám đúng hẹn, được theo dõi đầy đủ sẽ giúp cho việc điều trị và khống chế HIV đạt được hiệu quả.

    Hiện nay người ta chưa có những tiêu chuẩn chính xác để đánh giá việc dùng thuốc đúng cách của bệnh nhân. Thông thường người ta hay dựa vào việc tự nhận xét của bệnh nhân hay qua phán đoán của thầy thuốc. Ở một số cơ sở y tế người ta dựa vào số thuốc đã sử dụng so với số thuốc đã cấp cho bệnh nhân. Một số cơ sở có điều kiện hơn thì đánh giá qua số thuốc được phân chia, đóng gói đặc biệt. Một số chuyên gia lại dựa vào số thuốc đã quên sử dụng trong vòng 3 ngày khi bệnh nhân đến tái khám gần nhất.

    2. Làm thế nào để bệnh nhân gắn bó lâu dài với việc điều trị?

    a. Đối với bệnh nhân

    Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được giải thích một cách tường tận về lợi ích của việc điều trị, lợi ích của việc theo dõi và tái khám định kỳ, nhằm chuẩn bị tâm lý và sẵn sàng tiếp nhận việc điều trị trong một thời gian dài, đồng thời bệnh nhân cũng phải được biết những tai biến và tác dụng phụ quan trọng của từng loại thuốc trong phác đồ điều trị. Bệnh nhân được hướng dẫn dùng thuốc đều đặn, theo một thời gian biểu nhất định và được giải thích để hiểu rằng việc dùng thuốc không đúng cách có thể là nguyên nhân chính của việc điều trị thất bại. Ngoài ra, thầy thuốc cũng cần lưu ý đến sự yếu kém về nhận thức, hoàn cảnh gia đình, kinh tế cũng như hoàn cảnh xã hội của bệnh nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự gắn bó lâu dài của người bệnh vào chương trình điều trị.

    b. Đối với nhân viên y tế

    Sự tin cậy của bệnh nhân vào thầy thuốc là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc điều trị đặc hiệu. Thầy thuốc nên có những cuộc trao đổi với bệnh nhân, qua đó giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ sự cần thiết của việc điều trị và việc theo dõi định kỳ, động viên họ điều trị đúng cách. Nên lưu ý là vì bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc trong một thời gian dài, do đó họ thường có cảm giác mệt mỏi với cách điều trị này (treatment fatigue), hoặc ngán ngại khi phải uống quá nhiều thuốc (pill fatigue). Thầy thuốc cần hiểu rõ những trạng thái tâm lý này và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh, giúp họ gắn bó hơn vào chương trình điều trị.

    Trong chương trình điều trị đặc hiệu cho người nhiễm HIV/AIDS, với mục đích tăng cường sự gắn bó của bệnh nhân, chúng ta có thể phối hợp nhiều ê-kíp cùng làm việc như nhân viên xã hội hỗ trợ người bệnh nhu cầu về công ăn việc làm, giúp đỡ họ tiếp cận nguồn tài trợ của các tổ chức xã hội, các chuyên gia tâm lý giúp họ giải quyết phần nào những bất ổn về tâm lý mà họ đang chịu đựng, nhân viên y tế lo việc theo dõi và điều trị…

    c. Đối với phác đồ điều trị

    Phác đồ điều trị đơn giản, dễ thực hiện là yếu tố quan trọng làm cho bệnh nhân gắn bó chặt chẽ vào chương trình điều trị. Cụ thể phác đồ này phải bao gồm những thuốc có hiệu quả, ít độc tính, dễ uống và uống ít lần trong ngày, không ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn cũng như các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Trong những phác đồ điều trị hiện nay, bệnh nhân chỉ cần uống 1 –2 lần/ngày là đủ.

    3. Điều trị bằng cách quan sát trực tiếp (directly observed therapy = DOT)

    Trong kiểu điều trị này, nhân viên y tế quan sát trực tiếp bệnh nhân uống thuốc giống như trong chương trình phòng chống lao. Tuy nhiên trong điều trị nhiễm HIV/AIDS lại phức tạp hơn, khó thực hiện hơn vì bệnh nhân phải uống thuốc trong một thời gian quá dài, thậm chí suốt đời&#33; Một vài công trình nghiên cứu cho thấy điều trị này có hiệu quả nếu như chúng ta tăng cường các biện pháp giáo dục sức khoẻ, giúp bệnh nhân tự giác dùng thuốc theo lịch biểu và chương trình, nhân viên y tế chỉ làm công việc quan sát trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như khoảng 3 – 6 tháng, sau đó bệnh nhân tự động dùng thuốc theo hướng dẫn, nếu có vấn đề gì thì trao đổi trực tiếp với nhân viên y tế.

    Gần đây người ta đề cập đến một vấn đề mới lạ trong cách sử dụng thuốc đặc hiệu, đó là điều trị gián đoạn từng đợt (structured treatment interruption = STI). Theo một số nghiên cứu tại Viện Sức Khỏe Hoa Kỳ (National Institute of Health), bệnh nhân thường được điều trị 2 tháng, rồi nghỉ 1 tháng hoặc điều trị 1 tuần, nghỉ 1 tuần. Người ta đưa ra 4 lý do để điều trị theo kiểu “nghỉ phép” (drug holiday) này:

    1. Giảm bớt độc tính cũng như tác dụng bất lợi của thuốc.

    2. Gia tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    3. Tái tạo miễn dịch của bệnh nhân đối với HIV.

    4. Giảm được giá thành điều trị.



    Theo nhiều tác giả, kiểu điều trị này rất quan trọng đối với phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai trong 3 tháng đầu. Đây là giai đoạn hình thành thai nhi và có nhiều rối loạn tiêu hóa và rất cần hoãn điều trị bằng các thuốc nhiều độc tính. Ngoài ra, nếu điều trị được nhân rộng cho nhiều đối tượng bệnh nhân ở các nước đang phát triển, có kinh phí điều trị eo hẹp, mạng lưới y tế không đủ mạnh thì điều trị này thực sự là một khích lệ to lớn. Theo chúng tôi, điều trị này cần được nghiên cứu ứng dụng, nếu chứng tỏ có hiệu quả thì đó là một thành công to lớn phù hợp cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  3. #3
    Tiêu diệt HIV bằng sóng cực ngắn

    Trong vài tuần nữa, Trường Y Nelson Mandela tại Nam Phi sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng sử dụng sóng cực ngắn để tấn công virus HIV và ngăn không cho nó sinh sôi. Sẽ có khoảng 360 bệnh nhân HIV dương tính tham gia.

    Phương pháp điều trị không sử dụng thuốc cũng như vaccine mà sử dụng công nghệ điện từ tương tự công nghệ điện thoại di động, máy tính xách tay và lò vi sóng. Cái mà họ sẽ thử nghiệm là giả thuyết: tần số điện từ làm đứt gãy gene của virus.

    Phương pháp điều trị trên do các nhà khoa học Nga sáng chế và được hoàn thiện ở Nam Phi. Một tiểu ban gồm các chuyên gia y tế quốc tế từ Nam Phi, Canada, Hungary và Mỹ sẽ giám sát và đánh giá thử nghiệm.

    Nam Phi có nhiều người nhiễm HIV hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, chiếm trên 1/10 trong tổng số 42 triệu bệnh nhân HIV toàn cầu. Tỉnh KwaZulu-Nâtl có trên 1/3 dân số nhiễm HIV, cao nhất tại Nam Phi.

    (Minh Sơn - Theo Reuters)


    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  4. #4
    Nuôi cấy thành công tế bào miễn dịch


    Những tế bào miễn dịch T sẽ "nuốt"
    các tế bào ung thư hoặc nhiễm bệnh.

    Nhờ nhận dạng và kích hoạt thành công một phân tử mấu chốt trong quá trình phát triển tế bào miễn dịch, các nhà khoa học Canada đã nuôi cấy được vô số tế bào miễn dịch T từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Đây là tin tốt lành đối với những bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV.

    Cho đến nay, khoa học đã biết cách kích hoạt những tế bào gốc từ phôi người và chuột thành những tế bào máu, thần kinh và cơ. Tuy nhiên việc "dụ dỗ" chúng trở thành tế bào miễn dịch T vẫn còn là ẩn số. Tế bào T là những tế bào miễn dịch làm nhiệm vụ tuần tiễu khắp cơ thể và tìm diệt các phần tử bị ung thư hoặc nhiễm bệnh. Chúng dễ dàng bị phá huỷ dưới tác động của các liệu pháp hóa trị, xạ trị và virus HIV.

    Tuy nhiên, chuyên gia miễn dịch học Juan Carlos Zúñiga-Pflücker và cộng sự đến từ Đại học tổng hợp Toronto vừa tuyên bố, họ đã nuôi cấy thành công vô số tế bào T từ tế bào gốc. Chìa khóa thành công ở đây là việc nhận dạng một phân tử có tên là DL1 - thành phần quyết định thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào T. Các thử nghiệm cho thấy DL1 có khả năng kích thích tế bào gốc phát triển thành tế bào miễn dịch non. Khi được cấy ghép vào những con chuột có hệ miễn dịch suy yếu, những tế bào non này đã phát triển thành các tế bào miễn dịch T trưởng thành, giúp cơ thể chuột chống lại sự lây nhiễm.

    Với kết quả trên, Zúñiga-Pflücker hy vọng việc phát triển tế bào T từ tế bào gốc của phôi người sẽ rất có ích trong điều trị ung thư và HIV. Tuy nhiên, kỹ thuật trên sẽ chỉ hiệu quả khi các tế bào miễn dịch non được tuyến ức - cơ quan làm nhiệm vụ huấn luyện tế bào miễn dịch non thành tế bào trưởng thành - chấp nhận.

    Mỹ Linh (theo Nature)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  5. #5
    Thiết bị diệt vi rút HIV-aids?

    Đó là sáng chế của ông Vladimir Kovalencô, Phó tiến sĩ sinh học và kỹ thuật ở thành phố Rostov trên sông Đông (Nga). 122 bệnh nhân nhiễm loại vi rút này đã được chữa khỏi bệnh, sau khi xét nghiệm không còn loại vi rút giết người này trong cơ thể.

    Ngay từ nhỏ Vladimir Kovalencô đã say xưa môn hoá học. Hàng núi sách đã đọc về môn khoa học này và kinh nghiệm thu được qua nhiều lần thí nghiệm trong trường phổ thông đã giúp cho cậu bé ở khu vực sông Đông này giành được giải nhất trong kỳ thi hoá toàn Liên bang, còn sau đó thi đỗ vào trường quân sự cao cấp hoá bảo vệ ở Saratov. Sau này Vladimir Kovanlencô còn tốt nghiệp học viện quân sự cao cấp hoá bảo vệ ở Matxcơva, ông được giữ lại trường và lãnh đạo phòng thí nghiệm của học viện.

    Đáng tiếc sau này phòng thí nghiệm lại bị giải tán, và mặc dù đã có hai bằng phó tiến sĩ (phó tiến sĩ sinh học , phó tiến sĩ kỹ thuật, năm 1989), nhưng Vladimir Kovalencô vẫn gần như không có việc làm.

    Đầu những năm 90 trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn rất nhiều đến mối đe doạ khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS đang đe doạ nhân loại. Năm 1993 sau khi bới tìm đống sách cũ của người cha quá cố để lại, Vladimir Kovalencô tìm thấy một cuốn sách gồm những công trình nghiên cứu khoa học xuất bản từ lâu ở Matxcơva mà cha ông đã được tặng với nhan đề “Hiệu quả tác động không nhiệt của bức xạ đối với các đối tượng sinh học”. Nghiên cứu cuốn sách này, ông nảy ra biện pháp tiêu diệt vi rút HIV.

    Lô gích của sự tìm tòi khoa học của Kovalencô thật đơn giản: Nếu như tồn tại tần số của bức xạ điện từ có khả năng phá vỡ hồng cầu của máu, thì có nghĩa phải tồn tại một cái gì đó diệt được vi rút HIV-AIDS nhiễm trong máu, vì nó cũng là một phần nhỏ sinh học. Ông đã tiến hành 980 cuộc thử nghiệm trong vòng 6 năm rưỡi trong sự tìm tòi khoa học không biết mệt mỏi. Mỗi ngày ông làm việc từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ, quên cả ăn uống và nghỉ ngơi.

    Toàn bộ công việc của ông cho đến kết quả ngày hôm nay tốn tất cả 9 năm rưỡi. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn ông bắt tay vào thiết kế thiết bị có khả năng tạo ra tần số bức xạ. Còn sang giai đoạn thứ ba là thử nghiệm với bạch huyết đã nhiễm loại vi rút chết người này và quan sát quá trình thiết bị tạo sóng bức xạ tần số diệt loại vi rút đó. Để khẳng định loại vi rút HIV-AIDS đã bị diệt chưa phải qua quá trình phân tích tổng hợp trong phòng thí nghiệm, Vladimir Kovalencô lấy ống thử nghiệm trong đó có bạch huyết gói lại và đưa lên Matxcơva.

    Kết quả thí nghiệm của các đồng nghiệp ở Matxcơva khẳng định vi rút HIV-AIDS đã bị tiêu diệt sau lần thứ 7 bức xạ điện từ trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ. Phương pháp của Kovalencô sử dụng tất cả là 8 lần bức xạ.

    Giai đoạn thứ tư của công trình nghiên cứu khoa học là giai đoạn Kovalencô kiểm tra phương pháp của mình trên cơ thể con người. Ông mời được 8 người tự nguyện đến chữa bệnh. Tất cả những người này đều không còn hy vọng được sống và đang đợi cái chết. Và kết quả thử nghiệm thật đáng kinh ngạc: Sau 8 lần cho bức xạ điện từ, vi rút HIV-AIDS trong người họ hoàn toàn không còn. Những người này trong 6 tháng sau 2 lần xét nghiệm đều không thấy có vi rút HIV nữa. Trong số 8 bệnh nhân đó, một phụ nữ sau một năm khỏi bệnh đã sinh được một cháu trai hoàn toàn khoẻ mạnh.

    Ngày 20 tháng 5 năm 2001, Vladimir Kovalencô đã được cấp giấy phép sáng chế. Thiết bị đầu tiên của ông còn cồng kềnh, chiếm diện tích gần 10 mét vuông và buộc bệnh nhân phải cúi xuống như kiểu ngồi chồm hổm. Giờ đây sau khi có sự hỗ trợ của 3 xí nghiệp quốc phòng và theo thiết kế của Kovalencô, bộ phát sóng bức xạ điện từ chỉ nhỏ bằng chiếc cặp được trang bị cả một máy tính đã cài đặt sẵn chương trình. Bệnh nhân có thể nằm thoải mái trên giường, và cho tới nay, bằng phương pháp này, Kovalencô đã chữa cho 122 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Tháng 5 năm 2003 tại cuộc thi sáng chế được tổ chức tại Pari thiết bị “VAKO” V.A Kovalencô đã được huy chương bạc. Đã có rất nhiều lời mời Kovalencô ra nước ngoài, thậm chí cho nhập quốc tịch, nhưng Kovalencô đều từ chối. Ông nói: “Tôi không thể sống ở nước ngoài quá hai tuần”. Trong vòng hai tháng tới có thể một bệnh viện có trang bị những thiết bị diệt vi rút HIV-AIDS của ông Kovalencô sẽ được khai trương tại Tây Ban Nha. Mỹ và Anh là những nước rất quan tâm đến sáng chế của ông Kovalencô. Hiện nay đã có 3 chi nhánh được mở ở hai thành phố của Nga và ở Riga./.

    Lê Văn Thắng
    (Theo báo “Trud” Nga)

    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  6. #6
    Mẹ bị HIV vẫn bảo vệ được con

    Một tin vui cho những bà mẹ mới sinh nở nhiễm HIV. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị theo liệu pháp dùng thuốc kháng virus cho người mẹ có thể giúp truyền thuốc sang con thông qua việc cho trẻ bú.

    Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Các bệnh truyền nhiễm Mỹ ngày 30/9.

    Đối tượng mà các nhà khoa học nghiên cứu là 20 bà mẹ bị AIDS ở Botswana. Họ được điều trị bằng liệu pháp phối hợp 3 loại thuốc kháng virus. Các chuyên gia đo nồng độ thuốc trong sữa của các bà mẹ và trong máu trẻ trong khoảng thời gian 2-5 tháng sau khi sinh.

    Kết quả cho thấy sữa mẹ có chứa cả 3 loại thuốc ở nồng độ cao. Qua kiểm tra mẫu máu các bé, nhóm nghiên cứu nhận thấy các em đã hấp thụ đủ liều lượng một hoặc cả 3 loại thuốc giúp tránh được sự thâm nhập và tấn công của virus.

    "Đây là một phát hiện gây ngạc nhiên và điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ có trong tay một liệu pháp chữa trị "hai trong một" để điều trị cho cả mẹ lẫn con bị HIV cùng một lúc", tiến sĩ Robert Shapiro tại Đại học Sức khoẻ cộng đồng Harvard, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

    Theo ước tính, trên toàn thế giới cứ 8 trẻ em sinh ra thì một em có mẹ bị HIV/AIDS. Các em cũng sẽ bị nhiễm virus gây bệnh AIDS khi bú sữa mẹ. Để tránh điều này, phụ nữ bị HIV tại các nước phát triển thường nuôi con bằng sữa bột. Nhưng đây là việc mà phụ nữ tại các nước nghèo không thể thực hiện được. Đó là lý do thúc đẩy các nhà khoa học tìm ra biện pháp giảm bớt nguy cơ nhiễm HIV của trẻ khi bú sữa mẹ.

    "Chúng ta đều biết rằng điều trị cho người mẹ bị nhiễm HIV bằng thuốc chống virus sẽ làm giảm mức độ truyền virus sang trẻ đang bú sữa thông qua tác dụng tiêu diệt bớt số lượng virus trong máu và sữa của mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thêm rằng việc điều trị cho các bà mẹ đng cho con bú bằng thuốc chống virus cũng chính là biện pháp đưa thuốc trực tiếp với liều lượng đủ lớn vào cơ thể bé. Vì thế, chúng ta không phải đưa thuốc vào cơ thể trẻ bằng các cách thức khác", Shapiro nói.

    Việt Linh (theo Healthday)
    Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại , một cánh cửa khác sẽ mở ra. Nhưng thường ta cứ ngắm mãi cánh cửa đóng lại để rồi ko thấy cánh cửa đang mở ra. Chúc bạn biết mở cửa.

  7. #7

    Join Date
    Sep 2004
    Location
    Trường Cao Đẳng Sư Phạm HCM
    Posts
    174
    To: Heorung.
    Xuân nể bạn ghê&#33; Bạn cập nhật thông tin vể HIV-AIDS tường tận từng chi tiết. Đáng biểu dương đó. Cho một tràn pháo tay coi
    BỘP...BỘP.&#33; hi có mình Xuân vỗ sao? ko giống tràn pháo tay cho lắm. Heorung đừng chê nha. Chê là tui oánh chết đó.
    <marquee behavior='alternate'>QUÀ TẶNG LÀ HIỆN TẠI
    KHÔNG PHẢI LÀ QUÁ KHỨ
    CŨNG KHÔNG LÀ TƯƠNG LAI
    QUÀ TẶNG LÀ GIÂY PHÚT ĐANG DIỄN RA&#33;

    QUÀ TẶNG LÀ NGAY LÚC NÀY ĐÂY&#33;&#33;
    </marquee>

  8. #8
    Các bệnh nhân nhiễm virus HIV sẽ sớm được dùng loại thuốc viên kết hợp 3 loại thuốc trong một liệu pháp điều trị kết hợp duy nhất ngày một viên rất dễ uống.

    Loại thuốc mới đó có tên gọi là Atripla, là kết hợp của ba loại thuốc được Cục quản lý thuốc và thực phẩm thông qua đã tạo ra một trong những liệu pháp điều trị được ứng dụng rộng rãi nhất dành cho bệnh nhân HIV/AIDS.

    Loại thuốc điều trị kết hợp vừa nói ở trên được FDA chấp thuận hôm thứ tư tuần này.


    Loại thuốc mới này sẽ có giá cao: người bệnh phải chi phí hơn 1,100 đô la Mỹ mua thuốc mỗi tháng.

    Thuốc Atripla có thể thay thế cho hai hoặc nhiều viên thuốc mà các bệnh nhân HIV hiện đang phải uống mỗi ngày nhằm giữ lượng virus HIV ở mức có thể kiểm soát được.

    Điều này khiến việc tuân thủ phác đồ điều trị với người bệnh trở nên đơn giản hơn.

    Người ta hy vọng, loại thuốc viên mới này sẽ có mặt trên thị trường trong bảy ngày nữa.

    Bác sĩ Andrew von Eschenbach, quyền uỷ viên hội đồng của FDA cho biết: “Là một bác sĩ tôi hiểu rằng, dù là điều trị ung thư hay điều trị lây nhiễm thì thuốc viên mới tạo cơ hội cải thiện đáng kể việc tuân thủ đúng chế độ chữa trị của người bệnh.

    Và việc tuân thủ đúng liệu pháp điều trị cũng quan trọng như bản thân liệu pháp trong việc mang lại một kết quả hữu hiệu”.

    Khi các thuốc viên liều đơn giúp người bệnh kiên trì với phác đồ điều trị của mình, nó sẽ làm chậm lại phát triển phát bệnh, tiếp đó và làm chậm lại quá trình lây nhiễm của các chủng virus kháng thuốc.

    Ông John Martin, đứng đầu tập đoàn Gilead Sciences, nhà sản xuất có hai loại thuốc là thành phần trong Atripla, những chủng loại virus đó có thể sẽ biến đổi nếu người bệnh dùng ít hơn 95% lượng thuốc cần thiết.

    Ông Martin khẳng định: “Càng phải uống ít thuốc, người bệnh càng có điều kiện để đạt được cái ngưỡng 95% này”.

    Ông Frank Oldham Jr., giám đốc điều hành của Hiệp hội những người nhiễm AIDS quốc gia cho rằng, thuốc Atripla sẽ không bỏ đi các loại thuốc đa thành phần khác mà bệnh nhân AIDS thường phải uống để phòng ngừa các nhiễm trùng cũng như biến chứng khác xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu.

    Một số bệnh nhân vẫn sẽ phải dùng kèm các thuốc điều trị HIV khác với Atripla để điều trị hiệu quả hơn.

    Thuốc Atripla gồm kết hợp 3 loại thuốc là Viread (còn gọi là Tenofovir), Emtriva (còn gọi là emtricitabine) và Sustiva (còn gọi là Efavirenz).

    Cả hai loại Viread và Emtriva đều do hãng Gilead của thành phố Foster, Calif. sản xuất, hai loại thuốc này hiện cũng được bán ở dạng kết hợp với tên thuốc mới là Truvada. Còn thuốc Sustiva do tập đoàn Bristol-Myers có trụ sở tại New York bào chế.

    Thuốc viên loại mới cũng có giá đắt như khi mua lẻ từng loại riêng biệt Truvada hay Sustiva: Giá trọn gói là 1,150 đô la cho 30 ngày sử dụng. Việc chuyển đổi sang sử dụng loại thuốc viên kết hợp sẽ chỉ yêu cầu những bệnh nhân được bảo hiểm dùng một viên duy nhất chứ không phải hai viên, như thế sẽ tiết kiệm được tiền bạc.

    Đã có rất nhiều những cố gắng ban đầu của hai hãng dược phẩm nói trên trong việc kết hợp 3 loại thuốc bị thất bại. Sau đó, hai hãng đã xây dựng một quá trình có tên gọi là công nghệ Bi-layer để kết hợp ba loại thuốc trên vào một viên thuốc duy nhất.

    Ông Veronica Miller, chủ tịch Diễn đàn về nghiên cứu cộng tác điều trị HIV cho biết: “Thực tế là các hãng dược tân tiến ở Mỹ đã quan tâm tới nhu cầu kết hợp điều trị và đã tạo được kết quả thú vị như vậy”.

    Cũng theo ông này thì nỗ lực kết hợp nói trên sẽ còn tiếp tục tìm kiếm tới những kết hợp thuốc tốt hơn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

    Tháng trước, FDA đã chấp nhận loại thuốc viên đầu tiên kết hợp gồm ba loại thuốc khác điều trị HIV là một phần trong những nỗ lực giảm thiểu tình trạng lây nhiễm đại dịch AIDS ở nước ngoài.

    Thuốc Atripla sẽ sẵn sàng cho sử dụng ở 15 quốc gia có sự tham gia của chương trình Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đại dịch AIDS của tổng thống.

    Không giống với thuốc Atripla, thuốc viên điều trị kết hợp khác phải uống hai lần một ngày và chỉ được bán ở bên ngoài nước Mỹ.

    Những quan tâm về thuốc viên Atripla – một loại thuốc liều dùng một viên mỗi ngày - thuốc viên ba trong một có thể sẽ trở thành điều tuyệt vời nhất được đón nhận ở các nước đang phát triển về cả lý do y học lẫn công tác hậu cần. Đó là quan điểm của bác sĩ Murray Lumpkin, phó uỷ viên các chương trình đặc biệt và quốc tế tại FDA.

    Ông Lumpkin nói: “Ý tưởng có một kết hợp tá dược điều trị đã trở thành một trong những thành tựu lớn nhất”.

    Theo các số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới, trên thế giới hiện có 40 triệu người nhiễm HIV dương tính, trong đó có 1 triệu cư dân châu Mỹ. Mỗi năm lại có khoảng 5 triệu người nhiễm mới virus HIV và 3 triệu người tử vong vì AIDS.

    Ba loại thuốc trên có tác dụng ngăn ngừa sự tái tạo của virus HIV bên trong cơ thể người bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Thuốc viên loại mới này cũng không phải lúc nào cũng thích hợp với mọi loại bệnh nhân: Chẳng hạn, thuốc Sustiva có thể gây sảy thai.

    Ngoài ra ở một số người dùng thuốc này còn có thêm một số triệu chứng tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm nặng, có xu hướng tự tự, hành vi nóng nảy, ảo giác, hoang tưởng.

    Ba tập đoàn dược phẩm Gilead, Bristol-Myers Squibb và Merck & Co. Inc. đang có ý định xin chấp nhận để được bán loại thuốc viên mới ra ngoài thị trường nước Mỹ.

    Việc có thêm thành viên thứ ba là hãng Merck ở New York là vì, hãng dược phẩm này có quyền tiếp thị một trong ba thành phần của thuốc là efavirenz với tên thuốc Stocrin ở nhiều quốc gia nước ngoài mà chủ yếu là các nước thuộc thế giới thứ ba.





    loại thuốc này có bán tại vn chưa vậy có ai biết chỗ nào bán thi chỉ giúp minh nhé , thank

  9. #9
    Quote Originally Posted by zinky View Post
    Các bệnh nhân nhiễm virus HIV sẽ sớm được dùng loại thuốc viên kết hợp 3 loại thuốc trong một liệu pháp điều trị kết hợp duy nhất ngày một viên rất dễ uống.

    Loại thuốc mới đó có tên gọi là Atripla, là kết hợp của ba loại thuốc được Cục quản lý thuốc và thực phẩm thông qua đã tạo ra một trong những liệu pháp điều trị được ứng dụng rộng rãi nhất dành cho bệnh nhân HIV/AIDS.

    Loại thuốc điều trị kết hợp vừa nói ở trên được FDA chấp thuận hôm thứ tư tuần này.


    Loại thuốc mới này sẽ có giá cao: người bệnh phải chi phí hơn 1,100 đô la Mỹ mua thuốc mỗi tháng.

    Thuốc Atripla có thể thay thế cho hai hoặc nhiều viên thuốc mà các bệnh nhân HIV hiện đang phải uống mỗi ngày nhằm giữ lượng virus HIV ở mức có thể kiểm soát được.

    Điều này khiến việc tuân thủ phác đồ điều trị với người bệnh trở nên đơn giản hơn.

    Người ta hy vọng, loại thuốc viên mới này sẽ có mặt trên thị trường trong bảy ngày nữa.

    Bác sĩ Andrew von Eschenbach, quyền uỷ viên hội đồng của FDA cho biết: “Là một bác sĩ tôi hiểu rằng, dù là điều trị ung thư hay điều trị lây nhiễm thì thuốc viên mới tạo cơ hội cải thiện đáng kể việc tuân thủ đúng chế độ chữa trị của người bệnh.

    Và việc tuân thủ đúng liệu pháp điều trị cũng quan trọng như bản thân liệu pháp trong việc mang lại một kết quả hữu hiệu”.

    Khi các thuốc viên liều đơn giúp người bệnh kiên trì với phác đồ điều trị của mình, nó sẽ làm chậm lại phát triển phát bệnh, tiếp đó và làm chậm lại quá trình lây nhiễm của các chủng virus kháng thuốc.

    Ông John Martin, đứng đầu tập đoàn Gilead Sciences, nhà sản xuất có hai loại thuốc là thành phần trong Atripla, những chủng loại virus đó có thể sẽ biến đổi nếu người bệnh dùng ít hơn 95% lượng thuốc cần thiết.

    Ông Martin khẳng định: “Càng phải uống ít thuốc, người bệnh càng có điều kiện để đạt được cái ngưỡng 95% này”.

    Ông Frank Oldham Jr., giám đốc điều hành của Hiệp hội những người nhiễm AIDS quốc gia cho rằng, thuốc Atripla sẽ không bỏ đi các loại thuốc đa thành phần khác mà bệnh nhân AIDS thường phải uống để phòng ngừa các nhiễm trùng cũng như biến chứng khác xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu.

    Một số bệnh nhân vẫn sẽ phải dùng kèm các thuốc điều trị HIV khác với Atripla để điều trị hiệu quả hơn.

    Thuốc Atripla gồm kết hợp 3 loại thuốc là Viread (còn gọi là Tenofovir), Emtriva (còn gọi là emtricitabine) và Sustiva (còn gọi là Efavirenz).

    Cả hai loại Viread và Emtriva đều do hãng Gilead của thành phố Foster, Calif. sản xuất, hai loại thuốc này hiện cũng được bán ở dạng kết hợp với tên thuốc mới là Truvada. Còn thuốc Sustiva do tập đoàn Bristol-Myers có trụ sở tại New York bào chế.

    Thuốc viên loại mới cũng có giá đắt như khi mua lẻ từng loại riêng biệt Truvada hay Sustiva: Giá trọn gói là 1,150 đô la cho 30 ngày sử dụng. Việc chuyển đổi sang sử dụng loại thuốc viên kết hợp sẽ chỉ yêu cầu những bệnh nhân được bảo hiểm dùng một viên duy nhất chứ không phải hai viên, như thế sẽ tiết kiệm được tiền bạc.

    Đã có rất nhiều những cố gắng ban đầu của hai hãng dược phẩm nói trên trong việc kết hợp 3 loại thuốc bị thất bại. Sau đó, hai hãng đã xây dựng một quá trình có tên gọi là công nghệ Bi-layer để kết hợp ba loại thuốc trên vào một viên thuốc duy nhất.

    Ông Veronica Miller, chủ tịch Diễn đàn về nghiên cứu cộng tác điều trị HIV cho biết: “Thực tế là các hãng dược tân tiến ở Mỹ đã quan tâm tới nhu cầu kết hợp điều trị và đã tạo được kết quả thú vị như vậy”.

    Cũng theo ông này thì nỗ lực kết hợp nói trên sẽ còn tiếp tục tìm kiếm tới những kết hợp thuốc tốt hơn dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em.

    Tháng trước, FDA đã chấp nhận loại thuốc viên đầu tiên kết hợp gồm ba loại thuốc khác điều trị HIV là một phần trong những nỗ lực giảm thiểu tình trạng lây nhiễm đại dịch AIDS ở nước ngoài.

    Thuốc Atripla sẽ sẵn sàng cho sử dụng ở 15 quốc gia có sự tham gia của chương trình Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp đại dịch AIDS của tổng thống.

    Không giống với thuốc Atripla, thuốc viên điều trị kết hợp khác phải uống hai lần một ngày và chỉ được bán ở bên ngoài nước Mỹ.

    Những quan tâm về thuốc viên Atripla – một loại thuốc liều dùng một viên mỗi ngày - thuốc viên ba trong một có thể sẽ trở thành điều tuyệt vời nhất được đón nhận ở các nước đang phát triển về cả lý do y học lẫn công tác hậu cần. Đó là quan điểm của bác sĩ Murray Lumpkin, phó uỷ viên các chương trình đặc biệt và quốc tế tại FDA.

    Ông Lumpkin nói: “Ý tưởng có một kết hợp tá dược điều trị đã trở thành một trong những thành tựu lớn nhất”.

    Theo các số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới, trên thế giới hiện có 40 triệu người nhiễm HIV dương tính, trong đó có 1 triệu cư dân châu Mỹ. Mỗi năm lại có khoảng 5 triệu người nhiễm mới virus HIV và 3 triệu người tử vong vì AIDS.

    Ba loại thuốc trên có tác dụng ngăn ngừa sự tái tạo của virus HIV bên trong cơ thể người bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Thuốc viên loại mới này cũng không phải lúc nào cũng thích hợp với mọi loại bệnh nhân: Chẳng hạn, thuốc Sustiva có thể gây sảy thai.

    Ngoài ra ở một số người dùng thuốc này còn có thêm một số triệu chứng tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm nặng, có xu hướng tự tự, hành vi nóng nảy, ảo giác, hoang tưởng.

    Ba tập đoàn dược phẩm Gilead, Bristol-Myers Squibb và Merck & Co. Inc. đang có ý định xin chấp nhận để được bán loại thuốc viên mới ra ngoài thị trường nước Mỹ.

    Việc có thêm thành viên thứ ba là hãng Merck ở New York là vì, hãng dược phẩm này có quyền tiếp thị một trong ba thành phần của thuốc là efavirenz với tên thuốc Stocrin ở nhiều quốc gia nước ngoài mà chủ yếu là các nước thuộc thế giới thứ ba.





    loại thuốc này có bán tại vn chưa vậy có ai biết chỗ nào bán thi chỉ giúp minh nhé , thank
    Nhà mình có ai biết thông tin về loại thuốc này thì trả lời giúp nhé... nhok thấy có vẻ hay và hữu ích nên up thử xem có ai biết hem... ^^
    Hãy sống hết mình cho giây phút hiện tại.
    Hãy mang niềm vui đến cho những người xung quanh bạn.
    Hãy chia sẻ một chút may mắn của bạn cho những người khó khăn hơn.
    Hãy làm như vậy, bạn nhé!

Similar Threads

  1. Triệu chứng của bệnh AIDS
    By SuperAdmin in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 10
    Last Post: 07-10-13, 05:12 PM
  2. Hỗ trợ 25 triệu USD ( từ Mỹ )
    By Bạn thân in forum Thông tin mới - nóng hổi đây
    Replies: 0
    Last Post: 17-01-05, 09:09 PM
  3. Xây dựng va phát triển Heroin-aids.com lên tầm cao
    By tauviieu in forum Những thông tin cần biết khi tham gia vào diễn đàn
    Replies: 1
    Last Post: 29-10-04, 11:48 AM
  4. Xét nghiệm giai đoạn phát triển của AIDS (2)
    By heorung in forum Những thắc mắc về Ma túy & HIV/AIDS
    Replies: 2
    Last Post: 24-08-04, 03:52 PM
  5. xét nghiệm để tiên đoán sự phát triển của AIDS
    By heorung in forum HIV/AIDS và phương hướng điều trị
    Replies: 0
    Last Post: 13-08-04, 08:57 AM

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •